Bỏng niêm mạc miệng vì ăn củ ráy chữa đau xương khớp
Mới đây, một người phụ nữ 54 tuổi ở Đông Triều, Quảng Ninh đã phải nhập viện trong tình trạng bỏng niêm mạc miệng, lưỡi, nuốt đau sau khi ăn củ ráy theo thông tin trên mạng.
Hình ảnh cây và củ ráy. Ảnh: Minh Nhật
Theo người bệnh, do mắc bệnh đau xương khớp, bà đã đọc được thông tin trên mạng cho rằng củ ráy có tác dụng chữa bệnh này. Bà mua củ ráy về luộc chín và ăn. Sau khi ăn, bà cảm thấy đau rát vùng miệng, lưỡi, nuốt đau nên đã đến Bệnh viện Việt Nam – Thụy Điển Uông Bí khám. Tại đây, bà được xác định bỏng niêm mạc họng miệng.
Các bác sĩ cho biết, củ ráy có chứa chất gây ngứa, khi tiếp xúc với niêm mạc miệng, lưỡi sẽ gây nóng rát, viêm. Nếu ăn nhiều, người ăn có thể bị sưng môi, lưỡi, khó nói, khó nuốt.
Trong trường hợp của người phụ nữ này, do số lượng củ ráy ăn ít nên chỉ gây bỏng niêm mạc miệng, lưỡi. Tuy nhiên, nếu ăn nhiều hơn, lâu hơn thì có thể gây bỏng niêm mạc thực quản, dạ dày, dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm.
Video đang HOT
Trước tình trạng nhiều người dân sử dụng các bài thuốc dân gian, truyền miệng hay các bài thuốc trên mạng để chữa bệnh, các bác sĩ khuyến cáo người dân cần thận trọng. Những bài thuốc này chưa được khoa học kiểm chứng về dược tính, hiệu quả. Đa số những người bệnh sử dụng các bài thuốc này bệnh tình không thuyên giảm mà lại kéo theo nhiều tác dụng phụ, thậm chí làm cho bệnh càng nghiêm trọng hơn.
Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, người dân nên đến bệnh viện thăm khám, lắng nghe tư vấn và sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ.
Nhiều người than trời vì kiến ba khoang
Trang bị lưới chống côn trùng, chuyển từ đèn huỳnh quang sang đèn vàng để tránh " thu hút" kiến ba khoang nhưng chị M.T (Hà Nội) vẫn là nạn nhân của loại côn trùng này.
Chung cư cao tầng cũng có kiến ba khoang
Chìa cánh tay có vết thương khá lớn đang dần đóng vảy, chị M.T (ở Hà Đông, Hà Nội) cho biết chỉ qua một đêm, từ nốt nhỏ như muỗi cắn, vết phỏng rát do kiến ba khoang lan rộng ra. "Sau vài ngày, khu vực vết thương thâm tím nhìn như sắp hoại tử, tôi vội đến bệnh viện. Giờ phần phỏng đã se và đóng vảy. Chắc sẽ để lại vết sẹo lớn trên tay", chị T nói.
Nhà luôn đóng kín cửa, ngày nào chị T cũng lau nhà ít nhất 1 lần, sofa cũng lau hút thường xuyên, nhưng không biết kiến ba khoang xâm nhập bằng cách nào. "May mắn trong nhà có mỗi mình bị kiến ba khoang cắn, còn lũ trẻ không sao. Gia đình vừa phun thuốc và tổng vệ sinh khắp nhà", chị T cho hay.
Vết tổn thương phồng rộp do kiến ba khoang gây ra.
Có con bị thương do kiến ba khoang, chị P. N (ở Thanh Xuân, Hà Nội) kể: "Tôi ở tầng 16 chung cư mà không hiểu sao cũng có kiến ba khoang. Bé con mới 3 tuổi, bị dính độc tố từ kiến ba khoang lúc nào không hay".
Khi trên trán bé xuất hiện những nốt phỏng kéo dài, gây ngứa ngáy, đau rát, chị N mới biết chuyện. Người phụ nữ này lập tức cho con đi khám và bôi thuốc nên bé nhanh khỏi.
Theo các chuyên gia, thời điểm này đang là mùa sinh sản của kiến ba khoang. Loại kiến này thường sống ở các ruộng lúa, cỏ mục, vườn cây, bãi rác thải, công trình đang xây dựng. Chúng xuất hiện nhiều vào mùa mưa, khi độ ẩm cao.
Thích ánh đèn ban đêm nên kiến ba khoang thường bay vào trong nhà theo ánh đèn chiếu sáng, rồi đậu vào quần áo, bàn ghế, giường chiếu... Chất độc trong cơ thể kiến được giải phóng khi chúng bị tác động hoặc chà xát, gây tổn thương da người (bỏng da, viêm da).
Không tự ý điều trị vết thương
Để tránh tổn thương nặng bởi nọc độc của kiến ba khoang, BS Vũ Thanh Tuấn (Bệnh viện đa khoa Medlatec) cho hay ngay sau khi bị thương, mọi người cần loại bỏ kiến ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên tuyệt đối không dùng tay để bắt hoặc đập kiến. Việc này nhằm tránh tiếp xúc với dịch của kiến ba khoang.
Cách tốt nhất là dùng giấy lót để loại bỏ kiến. Trong trường hợp lỡ tay chà xát hoặc đập kiến trên da, mọi người cần lập tức rửa vùng da đó thật sạch để hạn chế nguy cơ tiếp xúc với chất độc từ kiến.
Sau khi bị kiến đốt, vết kiến cắn thường gây ngứa nhưng nên cần hạn chế tối đa thói quen gãi ngứa, tránh gây trầy xước, khiến tình trạng tổn thương lan rộng và nghiêm trọng hơn. Hơn nữa, khi kiến vừa cắn xong, vết cắn thường chứa nhiều vi khuẩn. Việc gãi ngứa sẽ làm tăng nguy cơ gây nhiễm trùng da.
Người bị thương cần nên rửa vết kiến cắn để bằng nước sạch, đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ điều trị kịp thời.
Để tránh biến chứng đáng tiếc, người bị nhiễm độc từ kiến ba khoang cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc và dùng thuốc, hay áp dụng các bài thuốc dân gian.
Theo BS Tuấn, nhiều người bệnh đã phải nhập viện trong tình trạng nguy kịch do áp dụng biện pháp chữa bệnh truyền miệng để xử lý các vết thương do kiến ba khoang gây ra. Đáng nói, một số bài thuốc đắp lá có thể khiến tình trạng viêm loét trở nên nghiêm trọng hơn.
Đặt máy tạo nhịp tim cứu sống cụ ông 96 tuổi Các bác sĩ hhoa Nội tim mạch, Bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển Uông Bí (Quảng Ninh) vừa đặt máy tạo nhịp tim cứu sống cụ ông 96 tuổi. Ông Hà Văn C. (96 tuổi, trú tại Nam Khê, Uông Bí, Quảng Ninh) nhập viện trong tình trạng lơ mơ, thở yếu, không còn nhận biết được xung quanh, nhịp tim rất...