Các loại cây không nên trồng trong nhà có trẻ nhỏ
Vạn niên thanh, lan ý, kim tiền… giúp cho nhà xanh mát nhưng sẽ gây độc nếu trẻ nhỏ tò mò ăn lá.
Bố trí cây xanh trong nhà chắc chắn sẽ khiến không gian đẹp hơn, xanh mát. Một số loại cây còn có tác dụng lọc không khí, hút độc. Tuy nhiên, một số loại cây có thể gây nguy hiểm với trẻ mới biết bò, đi, tò mò cho lá cây vào miệng. Các em nhỏ có thể bị kích ứng da khi chạm hoặc ngộ độc nếu ăn lá cây.
Guy Barter, Trưởng nhóm làm vườn tại Hiệp hội Làm vườn Hoàng gia Anh (RHS), nói với The Sun: “Cây trồng trong nhà rất hiếm khi gây hại cho con người. Bất kỳ rủi ro tiềm ẩn nào đều nhỏ so với những lợi ích cải thiện sức khỏe và hạnh phúc đã được chứng minh. Tuy nhiên, rất không khôn ngoan nếu ăn bất kỳ loại thực vật nào trong nhà hoặc ngoài trời không được trồng với mục đích làm thực phẩm”.
Ông Barter cho rằng nên có cảnh báo với người mua về những cây trồng trong nhà có khả năng gây hại cho trẻ nhỏ.
Vạn niên thanh
Cây vạn niên thanh được trồng phổ biến nhờ khả năng phát triển tốt. Ảnh: Plnts
Những chiếc lá lốm đốm, thân hoặc rễ của loài cây xinh đẹp này rất độc nếu ăn phải. Vạn niên thanh còn có tên là “cây câm” do một tác dụng phụ khác. Nhai lá vạn niên thanh chứa axit oxalic có thể gây sưng và rát trong miệng, khiến người bệnh không nói nên lời.
Theo Mount Sinai, các triệu chứng khi ăn phải loại cây này bao gồm nóng miệng và cổ họng, tiêu chảy, khàn giọng, chảy nước dãi, buồn nôn, nôn, đau khi nuốt, sưng miệng và lưỡi. Các chuyên gia cho biết, một số tác dụng phụ khác bao gồm kích ứng da và mắt, tổn thương giác mạc.
Nếu trẻ nhai lá vạn niên thanh, bạn nên lau miệng bé bằng mảnh vải ướt, lạnh và rửa sạch mắt và da nếu có tiếp xúc với cây.
Môn cảnh
Video đang HOT
Trẻ em dễ bị những cây lá có màu sắc rực rỡ thu hút. Ảnh: Longfield-gardens
Cây có vẻ ngoài dễ nhận biết nhờ những chiếc lá loang màu hồng hình trái tim. Theo RHS, lá môn cảnh có thể có hại nếu ăn phải vì chứa các tinh thể oxalate tương tự như vạn niên thanh. Cây cũng có thể gây kích ứng mắt và da.
Các triệu chứng khi ăn các bộ phận của môn cảnh gồm nóng miệng hoặc cổ họng, sưng, phồng rộp miệng, lưỡi, khàn tiếng, nói khó, buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Nếu trẻ để lá cây chạm vào mắt có thể gây đau mắt, tổn thương giác mạc.
Hồng môn
Cây hồng môn được sử dụng để trang trí trong nhiều gia đình. Ảnh: Gardenersworld
Cây hồng môn còn được gọi là hoa hồng hạc với những chiếc lá màu đỏ bóng. Nếu ăn phải lá cây này, mọi người sẽ có cảm giác nóng rát, đau đớn, sưng tấy trong miệng, khó khăn khi nuốt và giọng nói khàn đục. Hầu hết các triệu chứng sẽ giảm dần theo thời gian. Nước lạnh, thuốc giảm đau và cam thảo được cho có tác dụng giảm các triệu chứng này.
Trầu bà lá xẻ
Trong thời gian gần đây, trầu bà lá xẻ được nhiều người yêu thích. Ảnh: Houseplant
Cây trầu bà lá xẻ còn được gọi là cây phô mai Thụy Sĩ vì có lá đục lỗ giống như những miếng phô mai. Hiện tại, nhiều gia đình ưa chuộng trồng cây này trong nhà bởi vẻ đẹp khác lạ.
Nhưng đó là một trong những loại cây có thể gây hại nếu trẻ em tò mò nhai lá có chứa các tinh thể oxalate. Cây trầu bà lá xẻ cũng có thể gây kích ứng da và mắt.
Lan ý
Cây lan ý có vẻ đẹp thanh thoát nhưng nguy hiểm với trẻ nhỏ tò mò. Ảnh: Gardenia
Cây lan ý nở hoa màu trắng tuyệt đẹp nên có những tên gọi mỹ miều như vỹ hoa trắng, huệ hòa bình. Nhưng ăn bất kỳ bộ phận nào của cây đều có thể dẫn đến kích ứng miệng và cổ họng, sưng môi, ho, buồn nôn và nôn.
Kim tiền
Cây kim tiền được trồng trong nhà với mong muốn đem lại may mắn. Ảnh: Thespruce
Cây có những chiếc lá hình bầu dục, màu xanh đậm, sáng bóng, mọc ra từ thân thẳng. Theo Queensland Health, các bộ phận của cây đều có độc, nếu nhai, nuốt phải có thể lập tức gây đau đớn hoặc cảm giác nóng rát, sưng môi, miệng, lưỡi, cổ họng.
Chữa viêm mắt bằng sữa mẹ, bé trai 8 tuổi bị mù một bên
Trong lúc nghịch que sắt với bạn, Thanh Niên (8 tuổi, Cao Bằng) không may bị que đâm vào mắt. Học theo quan niệm dân gian, mẹ cậu bé đi xin sữa mẹ về nhỏ mắt cho con, dẫn tới nhiễm trùng nặng buộc phải bỏ mắt trái.
Quan niệm dân gian - xin sữa mẹ chữa mắt cho con
Mẹ bé Thanh Niên cho biết, chiều hôm trước con cùng các bạn trong xóm dùng que sắt chơi quay chong chóng. Trong lúc quay tròn, không may một chiếc que bị tuột bắn thẳng trực tiếp vào mắt trái của Niên. Sợ bị mẹ mắng, Niên giấu không dám nói, mắt cũng chỉ bị chảy rất ít máu và vẫn còn nhìn thấy mờ mờ.
Sáng hôm sau, thấy mắt con sưng, ra gỉ nhiều, học theo quan niệm dân gian, mẹ cậu vội vàng đi xin sữa mẹ của hàng xóm về nhỏ vào mắt cho con. Tuy nhiên, đến buổi chiều, mắt bé Niên sưng nặng hơn kèm chảy dịch màu hồng và bé đã hoàn toàn không nhìn thấy gì.
Nguy hiểm khi nhỏ sữa vào mắt trẻ có thể dẫn tới mất hoàn toàn thị lực. Ảnh minh hoạ
Lúc này, bố mẹ Niên mới sợ hãi ôm con đi bệnh viện nhưng tình trạng nhiễm trùng nặng buộc phải chuyển bệnh viện chuyên khoa mắt. Bác sĩ kết luận, bé Niên đã bị mất hoàn toàn thị lực mắt trái, buộc phải phẫu thuật bỏ mắt.
ThS.BS Mai Thị Anh Thư, Bệnh viện Mắt Hà Nội 2 cho biết: Bệnh nhân bị chấn thương do vật nhọn đâm trực tiếp, cộng thêm việc nhỏ sữa mẹ vào mắt, tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật xâm nhập khiến tình trạng bệnh càng trở nên nặng hơn. Bệnh nhân lại không được cứu chữa kịp thời dẫn tới mất hoàn toàn thị lực .
Việc dùng sữa mẹ nhỏ vào mắt cho trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ để chữa viêm mắt là quan niệm dân gian và hiện vẫn còn được sử dụng ở một số vùng sâu, vùng xa, miền núi hay thậm chí ở cả thành phố tại Việt Nam cũng như trên thế giới.
Nhiều bà mẹ vẫn cho rằng nhỏ sữa mẹ vào mắt có khả năng điều trị hiệu quả trong các trường hợp nhiễm trùng mắt như viêm kết mạc. Trong y học, mẹo này không thể chữa khỏi bệnh mà có thể khiến trẻ gặp phải các vấn đề về mắt nguy hiểm hơn.
Chữa viêm mắt bằng sữa mẹ - nguy hiểm khôn lường
ThS.BS Anh Thư cho biết thêm, các nghiên cứu khoa học không khẳng định tính hiệu quả của việc nhỏ sữa mẹ trong điều trị các bệnh viêm nhiễm ở mắt. Thậm chí có nhiều nghiên cứu đã cho thấy việc nhỏ sữa mẹ làm nặng thêm tình trạng nhiễm trùng dẫn đến các biến chứng như viêm loét giác mạc, viêm nội nhãn dẫn đến mất hoàn toàn thị lực và bắt buộc phải bỏ hoàn toàn mắt như bệnh nhân Niên.
Vì vậy, BS Anh Thư khuyến cáo, nếu trẻ mắc phải một số bệnh viêm nhiễm hay chấn thương mắt, gia đình nên đưa bé tới các bệnh viện càng sớm càng tốt, để bác sĩ khám mắt cho bé và tìm ra cách điều trị.
Trường hợp bị chấn thương do va đập, đụng chạm, cha mẹ cần chú ý đến mắt trẻ, phát hiện dấu hiệu bất thường để đi khám kịp thời, vì trẻ nhỏ do tâm lý sợ cha mẹ mắng nên thường giấu, đến khi nặng mới chuyển viện thì đã bỏ qua "thời điểm vàng" để điều trị.
Gia đình tuyệt đối không nên tự mua thuốc hay tự điều trị cho con. Tuyệt đối không nhỏ sữa vào mắt con, sự thiếu hiểu biết của mẹ có thể sẽ khiến con mất đi đôi mắt.
Khi sữa rơi vào mắt con, mẹ cần nhanh chóng lấy bông gạc sạch thấm hết sữa ở mắt và trên mặt con. Sau đó sử dụng dung dịch nước muối sinh lý để làm sạch mắt cho con. Tiếp tục theo dõi nếu vài ngày sau mắt xuất hiện các dấu hiệu bất thường như sưng đỏ, đau rát, chảy nước mắt thì cần lập tức đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám mắt.
Trẻ nhỏ gặp nguy hiểm vì căn bệnh tưởng chừng nhanh khỏi Thời điểm này, nhiều phụ huynh ở TP.HCM đang chung nỗi lo vì trẻ bị tiêu chảy ngày càng nhiều. Bé V.L.N (18 tháng tuổi) nằm mệt mỏi trên tay mẹ. Bé vừa được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Lê Văn Thịnh khuya 15/9. Chị T., mẹ của bé, chỉ kịp mang theo 2 chiếc bỉm rồi chạy cuống cuồng khi...