Không có nổi 10 phút tập thể dục/tuần đặt bạn vào nguy cơ gấp đôi nhiễm COVID-19 nặng và tử vong
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo mỗi người dân nên tập thể dục 150 phút mỗi tuần.
Hàng thập kỷ nghiên cứu khoa học đã đưa chúng ta đến một kết luận chắc chắn: Tập thể dục tốt cho sức khỏe. Các hoạt động thể chất đã được chứng minh giúp cải thiện tâm trạng, ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình diễn tiến của nhiều loại bệnh tật, từ tim mạch, tiểu đường, cho đến ung thư và chứng sa sút trí tuệ.
Thể dục cũng có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa và kéo dài tuổi thọ. Cho nên, không còn gì phải nghi ngờ hoạt động thể chất chính là liều thuốc miễn phí mà mọi người đều có thể tự nhận được.
Bây giờ, trong bối cảnh của đại dịch COVID-19, một nghiên cứu mới vừa được đăng trên Tạp chí Y học Thể thao Anh Quốc còn cho thấy: Tập thể dục giúp bảo vệ chúng ta khỏi nguy cơ nhiễm COVID-19 với các triệu chứng nặng.
Ngay cả 11 phút tập luyện mỗi tuần cũng giúp bạn làm được điều đó. Nhưng để có được khả năng bảo vệ tối ưu nhất, mọi người nên có ít nhất 150 phút hoạt động thể chất vừa phải mỗi tuần, đúng theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Những người lười tập thể dục (không có nổi 10 phút tập luyện mỗi tuần) có gấp đôi nguy cơ mắc COVID-19 với triệu chứng nặng và tử vong so với người tập thể dục đủ 150 phút/tuần.
Nghiên cứu mới được thực hiện bởi các bác sĩ đến từ Trung tâm Y tế Kaiser Permanente, một hệ thống chăm sóc sức khỏe lớn ở California, Hoa Kỳ. Trong đó, họ đã thu thập dữ liệu ẩn danh của hơn 48.000 bệnh nhân COVID-19 bao gồm mức độ nặng nhẹ của các triệu chứng họ mắc phải.
Bởi các bệnh nhân này đều là bệnh nhân thường xuyên trước đó của Kaiser Permanente, cho nên các bác sĩ nắm rất rõ hồ sơ thói quen tập thể dục của họ. Trước đại dịch, những bệnh nhân này vẫn đến Kaiser Permanente khám và các bác sĩ luôn yêu cầu họ điền vào một bảng câu hỏi đánh giá hoạt động thể chất.
Bảng hỏi có 2 câu:
Video đang HOT
1. Trung bình, bạn tập thể dục ở mức độ trung bình đến gắng sức (như đi bộ nhanh) bao nhiêu ngày mỗi tuần? Các lựa chọn câu trả lời là từ 0 đến 7 ngày.
2. Trung bình, bạn tập thể dục bao nhiêu phút ở cấp độ này? Các lựa chọn câu trả lời là từ 0, 10, 20, 30, 40, 50, 60, 90, 120, đến 150 phút hoặc nhiều hơn.
Nhờ dữ liệu từ bảng hỏi này, các bác sĩ ở Kaiser Permanente có thể chia các bệnh nhân COVID-19 của mình ra làm 3 nhóm: những người lười tập thể dục (có dưới 10 phút tập luyện/tuần), những người bình thường (có 11-149 phút tập luyện/tuần) và những người chăm tập thể dục (có từ 150 phút tập luyện trở lên /tuần).
Kết quả cho thấy, nhóm lười tập thể dục có nguy cơ nhiễm COVID-19 nặng và phải nhập viện gấp 2,26 lần so với nhóm chăm tập thể dục. Họ cũng có tỷ lệ phải vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) cao gấp 1,73 lần và nguy cơ tử vong cao gấp gần 2,5 lần.
Những người có trên 10 phút tập luyện mỗi tuần cũng có thể đã hưởng lợi từ hoạt động thể chất của mình, khi tỷ lệ nhập viện, vào phòng ICU và tử vong của họ cũng thấp hơn nhóm không luyện tập.
Điều đáng nói là các con số đã được đưa ra sau khi các bác sĩ loại bỏ tất cả các yếu tố gây nhiễu đến dữ liệu của họ như tuổi tác, giới tính, tiền sử hút thuốc lá hay bệnh khí phế thũng, tình trạng béo phì, tiểu đường, huyết áp cao, bệnh tim mạch hoặc bệnh thận, suy giảm miễn dịch.
Nó cho thấy bất cứ đối tượng nào cũng có thể được hưởng lợi từ việc tập thể dục, và riêng việc tập thể dục đã có tác động đáng kể làm giảm nguy cơ mắc COVID-19 với triệu chứng nặng.
“Việc tuân thủ các hướng dẫn hoạt động thể chất một cách nhất quán có liên quan chặt chẽ đến việc giảm nguy cơ mắc COVID-19 nghiêm trọng ở người trưởng thành. Chúng tôi khuyến nghị các nỗ lực thúc đẩy hoạt động thể chất nên được các cơ quan y tế công cộng ưu tiên và đưa vào hoạt động chăm sóc y tế định kỳ “, các tác giả viết.
Nghiên cứu trước đây cho thấy việc đo lường mức độ hoạt động thể chất cũng có thể dự đoán khá tốt một số vấn đề y tế, chẳng hạn như huyết áp cao và lượng đường trong máu.
Nhiều vấn đề sức khỏe liên quan chặt chẽ đến việc thiếu hoạt động thể chất – chẳng hạn như thừa cân, béo phì, tiểu đường và bệnh tim – cũng có liên quan đến nguy cơ mắc các triệu chứng nặng và tử vong do COVID-19.
Bây giờ, nghiên cứu mới này là một lý do nữa để khuyến khích tất cả mọi người tập thể dục ngay cả khi phải cách ly tại nhà. Hoạt động thể chất liên tục sẽ giúp bảo vệ bạn nếu bạn bị nhiễm COVID-19. Nhưng tất nhiên, việc chủng ngừa vắc-xin sẽ mang lại sự bảo vệ tốt hơn nhiều.
Do đó, bạn có thể làm cả hai điều này để nhận được lợi ích tối đa trong việc bảo vệ bản thân và cả những người xung quanh mình.
Hội chứng mệt mỏi mạn tính ở người trẻ tuổi- Nguy cơ đến từ COVID-19
Kết quả nghiên cứu mới đây cho thấy, ngay cả khi bị mắc COVID-19 nhẹ, những bệnh nhân trẻ tuổi cũng có thể gặp hội chứng mệt mỏi mạn tính.
Mặc dù người lớn tuổi là đối tượng dễ bị tổn thương nhất do nhiễm COVID-19, nhưng kết quả nghiên cứu mới đây được đăng trên Tạp chí Frontiers in Medicine cho thấy những bệnh nhân trẻ tuổi cũng có thể gặp các vấn đề về mệt mỏi kéo dài và giảm khả năng tập trung, ngay cả khi họ bị mắc COVID-19 nhẹ.
Đó là kết quả đáng lo ngại từ 3 trường hợp bệnh nhân nhiễm COVID-19 có độ tuổi từ 19 đến 30. Theo nhóm nghiên cứu, tất cả bệnh nhân đều xuất hiện các triệu chứng điển hình của hội chứng mệt mỏi mạn tính (CFS).
Ảnh hưởng của CFS sau nhiễm COVID-19
Tiến sĩ Peter Rowe, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết thêm khi bệnh nhân bị nhiễm COVID-19 từ tháng 4 đến tháng 6 năm 2020, cả 3 người đều biểu hiện bệnh lý hô hấp tương đối nhẹ và không cần thở oxy hay nhập viện. Tuy nhiên, tất cả đều xuất hiện tình trạng mệt mỏi và choáng váng, cũng như khó tập trung. Cả 3 người đều không thể hoàn thành các công việc mà họ thường thực hiện một cách dễ dàng khi chưa nhiễm bệnh, chẳng hạn như ngồi thẳng lưng trước máy tính, nấu ăn và tập thể dục.
Nhóm nghiên cứu xác định rằng tất cả bệnh nhân đều có các triệu chứng điển hình của CFS, tình trạng mà hiện nay được gọi là ME/CFS (viêm não tủy đau cơ/ hội chứng mệt mỏi mạn tính). Và ở cả 3 bệnh nhân, các triệu chứng này vẫn tồn tại kéo dài trên 1 năm.
Hội chứng mệt mỏi mạn tính có thể kéo dài vĩnh viễn khiến người mắc trở thành tàn phế
Rowe cho biết chẳng hạn như một trong số bệnh nhân trẻ tuổi, là người chạy việt dã, thường xuyên chạy khoảng 95-110km mỗi tuần. Nhưng sau khi nhiễm COVID-19 và xuất hiện triệu chứng CFS, bệnh nhân chỉ có thể đi bộ 15 phút, 2 lần mỗi ngày. Một bệnh nhân khác đã không thể làm việc trong suốt năm vừa qua vì mức độ mệt mỏi và suy nhược thần kinh, mặc dù cô ấy là một nhà nghiên cứu khoa học.
Nhóm nghiên cứu nhận thấy cả 3 bệnh nhân đều mắc chứng "không dung nạp tư thế đứng" nghiêm trọng, là tình trạng khiến bệnh nhân choáng váng hoặc cảm thấy mệt lả và tim đập nhanh khi đứng yên trong vài phút. Tất cả đều xuất hiện tình trạng "không dung nạp tập thể dục" - biểu hiện là tình trạng khó chịu nghiêm trọng sau khi gắng sức, cũng như tình trạng viêm liên quan đến dị ứng, bao gồm các đợt phát ban tái diễn và không dung nạp một số loại thực phẩm. Đồng thời, tất cả bệnh nhân đều khổ sở vì các triệu chứng chính khác của CFS như ngủ kém, khó tư duy và tập trung.
Tiến sĩ Colin Franz, Phó giáo sư về phục hồi chức năng và thần kinh học thuộc Đại học Northwestern, cho biết các triệu chứng CFS đã xuất hiện ở nhiều bệnh nhân trong giai đoạn hồi phục sau nhiễm COVID-19. Dữ liệu gần đây cũng cho thấy phần lớn bệnh nhân COVID-19 là người trưởng thành xuất hiện tình trạng sương mù não, đau đầu, tê và ngứa, đau nhức cơ.
Nguyên nhân gây CFS sau COVID-19 và biện pháp đối phó
Rowe nhấn mạnh: "Chúng tôi chưa rõ căn nguyên gây ra tình trạng bất thường này. Khả năng có thể là do tác động trực tiếp của virut đến hệ thần kinh thực vật của bệnh nhân hoặc đó có thể do tác động gián tiếp từ đáp ứng miễn dịch của bệnh nhân với virut. Tuy nhiên, trong khi các phương pháp điều trị có hiệu quả trong kiểm soát tình trạng viêm và nhịp tim nhanh, thì các bệnh nhân vẫn bị tình trạng suy nhược hàng ngày mặc dù đã nỗ lực điều trị tích cực. Tình trạng này tiếp tục gây ảnh hưởng đến cuộc sống của họ từ 11 đến 14 tháng.
Tiêm vắc xin COVID-19 là một biện pháp phòng bệnh hữu hiệu
Các nhà nghiên cứu đưa ra lời khuyên cho những người trẻ tuổi, đó là: Hãy tiêm phòng vắc xin. "ME/CFS là chứng bệnh quái ác cướp đi cơ hội được sống một cuộc sống bình thường, như được tư duy, vận động theo ý muốn và nâng cao trình độ học vấn hoặc sự nghiệp của một người. Nó có thể kéo dài nhiều năm, thậm chí là vĩnh viễn, điều này khiến nhiều người trở thành tàn phế. Chúng ta cần cố gắng áp dụng mọi biện pháp để tránh bị ME/CFS sau nhiễm COVID-19 và biện pháp đơn giản nhất để ngăn ngừa nguy cơ này là tiêm vắc xin phòng Covid-19", Rowe nói.
Ông cho biết thêm: "Vợ tôi và tôi đã được tiêm vắc xin phòng COVID-19. Và khi có thể, tôi cũng sẽ tiêm vắc xin cho những đứa con còn rất nhỏ của mình".
Giảm cân sẽ hiệu quả hơn khi dùng thuốc kết hợp với tập luyện Thuốc saxenda có thể giúp một số người béo phì giảm cân, xong cần kết hợp với tập thể dục sẽ mang lại lợi ích lớn hơn. Một thử nghiệm lâm sàng mới cho thấy. Các nhà nghiên cứu, dẫn đầu bởi TS Signe Torekov, Đại học Copenhagen ở Đan Mạch, đã tuyển chọn 195 người trưởng thành béo phì. Sau đó, họ...