Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục
Chính giáo dục là ‘ngọn lửa thứ hai’, giúp chúng ta phân biệt đúng sai, giữ lại phẩm giá con người giữa những bộ não nhân tạo .
Cách đây hàng trăm ngàn năm, con người lần đầu tiên biết tạo ra lửa. Đó là một bước ngoặt vĩ đại, biến Homo sapiens từ sinh vật yếu thế trở thành trung tâm của thế giới sinh học. Ngọn lửa giúp xua đuổi thú dữ, nấu chín thức ăn, sưởi ấm trong băng giá và kéo dài sự sống. Lửa mở đầu cho chuỗi văn minh, nơi con người không chỉ sinh tồn, mà còn sáng tạo .
Nhưng cùng với ánh sáng rực rỡ ấy, lửa cũng từng thiêu rụi nhà cửa, phá hủy mùa màng và đôi khi, thiêu rụi chính sự sống của con người. Lịch sử cho thấy: lửa là công cụ, nhưng cách sử dụng nó mới là điều quyết định.
Sự xuất hiện của trí tuệ nhân tạo
Ngày nay, loài người đang đối mặt với một “ngọn lửa” mới – Trí tuệ nhân tạo (AI). Không hiện diện bằng lửa đỏ hay tro tàn, AI là sự kết nối của hàng tỉ “nơ-ron nhân tạo” – một cấu trúc mô phỏng não bộ con người, nhưng có thể học nhanh hơn, nhớ lâu hơn và không mệt mỏi.
AI có thể viết văn, dịch thuật, sáng tác nhạc , chẩn đoán y khoa, phân tích dữ liệu khổng lồ trong tích tắc. Nó hiện diện trong lớp học, trong điện thoại, trong bệnh viện, ngân hàng , tòa soạn , nhà máy… Một thứ công nghệ từng được xem là viễn tưởng, giờ đây trở thành hiện thực và làm thay đổi cách chúng ta sống, làm việc và học tập.
Một lần nữa, đó là innovation. Một sự đổi mới tạo ra cả kì vọng và lo âu. Nếu lửa từng đốt cháy một mái nhà, thì sự thiếu hiểu biết trong sử dụng AI có thể “đốt cháy” toàn bộ hệ giá trị: từ khả năng tư duy độc lập, đạo đức nghề nghiệp, cho đến bản sắc văn hóa và nhân văn.
Ảnh minh họa: nguồn VinUni
AI: Công cụ của trí tuệ hay mối đe dọa tiềm ẩn?
Video đang HOT
AI không phải kẻ thù. Giống như lửa, nó không có đạo đức, không có mục tiêu. Nó chỉ làm những gì được thiết kế để làm và thường làm rất tốt. Vấn đề là chúng ta – những con người – sẽ sử dụng nó như thế nào?
Nếu chỉ nhìn AI như một công cụ để tiết kiệm thời gian, để trả lời thay học sinh, để soạn bài thay giáo viên, chúng ta đang rút ngắn quá trình học, nhưng cũng rút cạn năng lực tư duy.
Nếu học sinh dựa hoàn toàn vào AI để viết văn, làm toán, dịch thuật, tra cứu… thì điều còn lại trong trí óc các em là gì?
Nếu giáo viên sử dụng AI chỉ để “cho nhanh”, “cho tiện”, mà không hướng dẫn cách sử dụng có trách nhiệm, chúng ta đang bỏ quên chính điều làm nên sự khác biệt của con người: tư duy, cảm xúc và đạo đức.
Giáo dục – ngọn lửa thứ hai cần được thắp sáng
Lửa đầu tiên đã giúp chúng ta sống sót. Nhưng giáo dục – ngọn lửa thứ hai – mới là thứ giúp chúng ta sống có ý nghĩa.
Trong kỉ nguyên AI, giáo dục không thể tiếp tục là truyền đạt thông tin một chiều. Kiến thức không còn nằm ở người thầy, mà trôi nổi khắp nơi – trên mạng, trong máy và giờ đây trong chính các mô hình trí tuệ nhân tạo.
Chúng ta cần làm gì?
Chúng ta cần một sự đổi mới tận gốc – đổi mới tư duy giáo dục. Không chỉ đổi mới chương trình hay phương pháp, mà đổi mới từ câu hỏi nền tảng: “Giáo dục là gì trong thời đại AI?”
Câu trả lời không phải là “học để làm việc”, mà là học để làm người, học để hiểu mình, hiểu người khác, hiểu thế giới và sống có trách nhiệm trong một thế giới ngày càng phức tạp và biến động.
Những gợi mở
Thứ nhất, từ truyền đạt sang kiến tạo. Giáo viên không còn là người “đưa kiến thức vào đầu học sinh” mà là người kiến tạo môi trường học tập, khơi dậy sự tò mò, dẫn dắt hành trình khám phá và giúp học sinh phát triển năng lực tự học.
Thứ hai, từ dạy cái chắc chắn sang dạy cách đặt câu hỏi. Thế giới không còn ổn định. Câu trả lời của hôm nay có thể sai vào ngày mai. Hơn lúc nào hết, giáo dục phải dạy kĩ năng đặt câu hỏi tốt, chất vấn đúng chỗ và phản biện có cơ sở.
Thứ ba, từ chuẩn hóa sang cá nhân hóa. AI có thể giúp cá nhân hóa quá trình học – nhưng cần người thầy định hướng đúng. Mỗi học sinh là một vũ trụ. Giáo dục cần đi vào chiều sâu của từng người, chứ không chỉ chạy theo chuẩn chung.
Thứ tư, từ kiểm tra kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực. Giáo dục không chỉ để nhớ, mà để hành động. Học sinh cần được đánh giá không chỉ bởi điểm số, mà bởi khả năng làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, sáng tạo, cảm thông và thích nghi.
Thứ năm, từ dạy công cụ sang dạy trách nhiệm với công cụ. Sử dụng AI không khó. Nhưng sử dụng AI một cách có trách nhiệm, có đạo đức, có giới hạn, đó là điều giáo dục phải trang bị. Cần dạy học sinh biết rằng: không phải lúc nào máy làm được thì người cũng nên làm theo.
Thầy cô – người giữ lửa nhân văn
Giữa cơn bão AI, người thầy vẫn là trái tim của giáo dục. Nhưng để giữ được ngọn lửa ấy, thầy cô cũng phải sẵn sàng thay đổi. Không sợ AI, không né tránh AI, mà hiểu nó, làm chủ nó và dùng nó như một người thợ dùng lửa, để thắp sáng, không phải để thiêu rụi.
Người thầy thời đại mới không cần biết mọi thứ, nhưng cần biết cách truyền cảm hứng học tập suốt đời, giúp học sinh làm chủ công cụ mà không đánh mất mình.
Đổi mới giáo dục – không chỉ là một lựa chọn, mà là mệnh lệnh
Chúng ta đang sống trong thời kỳ mà đổi mới không còn là khẩu hiệu. Nó là điều kiện sống còn của giáo dục.
Nhìn về quá khứ, lửa từng là biểu tượng của văn minh. Nhìn về tương lai, AI có thể là động cơ phát triển mạnh mẽ nhất.
Nhưng chính giáo dục mới là “ngọn lửa thứ hai”, giúp chúng ta phân biệt đúng sai, giữ lại phẩm giá con người giữa những bộ não nhân tạo và xây dựng một thế hệ biết cách sử dụng công nghệ để làm người, chứ không để đánh mất mình. Và người thầy – người giữ ngọn lửa ấy – chính là trung tâm của mọi đổi mới.
Nghiên cứu sản xuất vắcxin cúm nhờ trí tuệ nhân tạo
Vắcxin cúm được bào chế nhờ trí tuệ nhân tạo chứa phức hợp kích thích hệ miễn dịch sản sinh kháng thể kháng virus hơn vắcxin thường.
Ảnh minh họa
Các nhà khoa học tại Australia đang nghiên cứu nâng cao hiệu quả vắcxin cúm bằng cách ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI). Nikolai Petrovsky, người đứng đầu nghiên cứu cho biết đây lần đầu tiên trên thế giới một vắcxin cúm được phát triển nhờ ứng dụng trí tuệ nhân tạo và đã có những thực nghiệm trên người. Thời gian sản xuất vắcxin nhờ vậy giảm còn 2 năm. Thông thường để tạo ra vắcxin, các nhà sản xuất chọn lọc hàng triệu dược chất, tiến hành trong vòng 5 năm, tốn hàng trăm triệu USD cho một dự án.
"Thay vì kiểm tra hàng triệu hợp chất thủ công, AI chỉ cần vài tuần để tổng hợp và kiểm tra chúng trên máu người. Những hợp chất này sau đó sẽ được thí nghiệm ở động vật và cả người", ông Nikolai nói. Nhờ đó, quá trình sản xuất vắcxin nhanh, giúp chuyên gia tìm được hợp chất hiệu quả nhất cho nghiên cứu.
AI sử dụng bộ não nhân tạo, bắt chước não người, nhận các mẫu và thay đổi tương thích, đồng thời thu thập và xử lý nhiều thông tin hơn nhiều não người. Hiện nay, AI được sử dụng nhiều cho ngành y tế, hỗ trợ bác sĩ đưa ra quyết định trong thực hành lâm sàng, chọn thuốc cho bệnh nhân.
Mỹ Lin h
Theo News/VNE
Bộ não nhân tạo giúp bác sĩ nghiên cứu điều trị các bệnh thần kinh Bộ não làm từ hỗn hợp protein, tơ lụa và tế bào gốc, có thể sống 9 tháng trong ống nghiệm, giúp bác sĩ nghiên cứu bệnh Alzheimer, Parkinson... Theo M otherboard , các nhà nghiên cứu từ Đại học Tufts, Mỹ, đã tinh chỉnh một môi trường ống nghiệm 3D cho bộ não mini hoạt động. Bộ não nhân tạo này giống...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

5 vị thuốc phòng và trị rối loạn tiền đình

Ngộ độc do ăn nấm mọc trên nhộng ve sầu

Chạy bộ giúp kích hoạt gene chống Alzheimer

Khi nào tăng mỡ máu cần uống thuốc?

Cách nấu đậu đen ngon giúp giảm cân, thanh lọc cơ thể khi trời nóng

Ăn và đi bộ vào các thời điểm này, chống được tiểu đường

Bụng đói có nên ăn khoai lang?

6 lợi ích từ việc đi bộ 10 phút

Trẻ bị sốt xuất huyết có nằm máy lạnh được không?

Xét nghiệm máu mới phát hiện ung thư trước khi có triệu chứng 3 năm

'4 không' khi ăn mận, ai cũng cần biết để tránh 'mang họa vào thân'

3 loại rau tốt nhất, có tác dụng ngừa ung thư
Có thể bạn quan tâm

Tìm thấy 2 hộp đen của máy bay rơi ở Ấn Độ
Thế giới
21:05:13 14/06/2025
1 Chị Đẹp tham gia Running Man Việt mùa 3, hint rõ mồn một cũng không bằng màn tự "spoil" của chính chủ
Tv show
20:58:07 14/06/2025
"Ông trùm" đường dây cá độ hơn 2.000 tỷ đồng bị bắt khi từ Campuchia về Việt Nam
Pháp luật
20:52:53 14/06/2025
Xem phim "Sex education" để tìm cảm hứng, tôi không ngờ lại phát hiện ra một điều quý giá mà người lớn như tôi đang rất cần
Góc tâm tình
20:50:19 14/06/2025
Chân váy dài phối với 5 mẫu áo hè này là chuẩn nhất, giúp nàng mặc đẹp mọi hoàn cảnh
Thời trang
20:38:30 14/06/2025
Diệp Lâm Anh, Ý Nhi và dàn mỹ nhân Việt diện bikini đọ dáng gợi cảm
Phong cách sao
20:35:21 14/06/2025
'Hiện tượng TikTok' Chi Xê ở Em xinh 'say hi'
Netizen
19:44:32 14/06/2025
Phong thủy tốt nhất của một ngôi nhà là giữ 4 nơi này sạch sẽ, rất tiếc quá nhiều người không biết
Sáng tạo
19:37:04 14/06/2025
Tẩy trang đúng cách làm sạch da, ngừa mụn
Làm đẹp
19:14:25 14/06/2025
Mưa lũ do bão số 1 khiến 6 người thiệt mạng và mất tích
Tin nổi bật
18:59:22 14/06/2025