Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp
Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng , vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể.
Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe .
Vitamin tổng hợp là chế phẩm chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất khác nhau, được bào chế dưới dạng viên nén , viên nang , sủi, kẹo dẻo hoặc dung dịch. Mục tiêu là hỗ trợ bù đắp những thiếu hụt vi chất từ chế độ ăn. Tuy nhiên, vitamin tổng hợp không thay thế được thực phẩm và càng không phải là giải pháp giúp cải thiện sức khỏe toàn diện trong mọi trường hợp.
1. Nguy cơ quá liều nếu dùng không kiểm soát vitamin tổng hợp
Nhiều người có tâm lý “càng nhiều càng tốt” khi sử dụng vitamin. Thực tế, điều này tiềm ẩn nhiều nguy cơ, đặc biệt với các vitamin tan trong dầu như A, D, E, K – vốn có khả năng tích lũy trong cơ thể.
Theo đó, vitamin A liều cao có thể gây buồn nôn, chóng mặt, tổn thương gan, dị tật thai nhi nếu dùng sai cách trong thai kỳ. Vitamin D dùng liều cao kéo dài có thể dẫn đến tăng calci máu, rối loạn nhịp tim , hình thành sỏi thận. Ngay cả vitamin C hay vitamin nhóm B nếu uống liều lớn cũng có thể gây rối loạn tiêu hóa, đau đầu hoặc ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc điều trị.
Vitamin tổng hợp ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể.
2. Không phải ai cũng cần bổ sung vitamin tổng hợp
Không phải tất cả mọi người đều cần uống multivitamin mỗi ngày. Nếu bạn có chế độ ăn uống cân bằng, đầy đủ rau củ, trái cây, đạm, ngũ cốc… thì việc bổ sung thêm vitamin là không cần thiết và có thể gây dư thừa. Ngoài ra, một số đối tượng cần đặc biệt thận trọng như:
Người có bệnh gan, thận hoặc các bệnh mạn tính.
Phụ nữ mang thai (chỉ nên dùng vitamin chuyên biệt cho thai kỳ).
Video đang HOT
Trẻ nhỏ và người cao tuổi (cần được chỉ định liều phù hợp).
3. Nguy cơ tương tác thuốc
Nhiều thành phần trong vitamin tổng hợp có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc đang sử dụng, ví dụ:
- Vitamin K làm giảm tác dụng của thuốc chống đông máu như warfarin.
- Canxi, sắt, magiê có thể cản trở hấp thu kháng sinh hoặc thuốc tuyến giáp.
- Vitamin B6 liều cao có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị Parkinson…
Vì vậy, người đang điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng thêm bất kỳ loại multivitamin nào.
Sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.
4. Lạm dụng thay cho chế độ ăn uống lành mạnh
Nhiều người có xu hướng ỷ lại vào viên uống vitamin tổng hợp, trong khi lại duy trì chế độ ăn nghèo dinh dưỡng, thiếu rau xanh, trái cây và ngũ cốc nguyên hạt. Điều này là sai lầm lớn, bởi vì thực phẩm tự nhiên không chỉ cung cấp vitamin mà còn có chất xơ, enzyme và nhiều hợp chất thực vật có lợi mà viên uống không thể thay thế.
Vitamin tổng hợp chỉ nên là hỗ trợ tạm thời, không phải giải pháp lâu dài cho một chế độ ăn kém lành mạnh.
5. Lời khuyên khi sử dụng vitamin tổng hợp
- Chỉ dùng khi có chỉ định hoặc thực sự có dấu hiệu thiếu vi chất (qua khám và xét nghiệm).
- Không nên dùng cùng lúc nhiều loại vitamin hoặc thực phẩm chức năng có thành phần trùng lặp.
- Tránh dùng vitamin tổng hợp khi đang sốt, tiêu chảy cấp hoặc có bệnh lý cấp tính mà chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
- Ưu tiên bổ sung vi chất qua thực phẩm tự nhiên, đa dạng và tươi sạch.
Vitamin tổng hợp có thể mang lại lợi ích trong một số trường hợp nhất định, nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro nếu dùng sai cách. Cần hiểu rằng đây không phải “thuốc bổ” dùng đại trà, mà là sản phẩm nên cá nhân hóa theo nhu cầu, độ tuổi và tình trạng sức khỏe cụ thể của mỗi người.
6 loại thuốc không được uống cùng trà/cà phê
Bắt đầu ngày mới với một tách trà hay cà phê là thói quen của hàng triệu người, giúp tăng năng lượng...
nhưng các thức uống này có thể tương tác bất lợi với một số loại thuốc, nên tránh.
Các nghiên cứu cho thấy cà phê có thể kích thích dạ dày, làm thay đổi thời gian thức ăn đi qua hệ tiêu hóa. Cà phê có thể tương tác với một số loại thuốc, ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ thuốc vào máu. Uống cà phê trong khi dùng thuốc có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc, vì caffeine có thể ảnh hưởng đáng kể đến quá trình hấp thụ, phân phối, chuyển hóa và bài tiết thuốc.
Tương tự như vậy, trà chứa một số ancaloit, bao gồm caffeine, nicotine, theobromine có thể gây trở ngại cho thuốc và làm giảm hiệu quả của thuốc hoặc thậm chí ngăn cản quá trình hấp thụ thuốc vào máu. Một số loại thuốc không nên dùng cùng cà phê hay trà là do những tương tác này.
1. Thuốc nào không dùng cùng trà/cà phê?
- Thuốc kháng sinh : Được sử dụng để điều trị và ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn, nhưng thuốc kháng sinh cũng kích thích hệ thần kinh trung ương. Cà phê/trà chứa caffeine cũng là chất kích thích, nên dùng cả hai cùng nhau có thể gây bồn chồn và mất ngủ. Điều này có thể dẫn đến các vấn đề về giấc ngủ như rối loạn giấc ngủ.
- Thuốc chống dị ứng : Fexofenadine là thuốc chống dị ứng cũng nên tránh dùng cùng cà phê/trà. Sự kết hợp này có thể kích thích quá mức hệ thần kinh trung ương và làm tăng các triệu chứng bồn chồn.
Một số loại thuốc uống cùng trà/cà phê sẽ làm giảm tác dụng hoặc tăng tác dụng phụ của thuốc.
- Thuốc điều trị suy giáp: Được sử dụng để điều trị các tình trạng mà tuyến giáp không sản xuất đủ hormone, có thể trở nên kém hiệu quả hơn đáng kể khi dùng cùng cà phê/trà. Điều này là do cà phê/trà làm giảm khả năng hấp thụ thuốc tuyến giáp, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị bệnh.
- Thuốc trị hen suyễn: Giúp thư giãn cơ phổi và mở rộng đường thở, cũng bị ảnh hưởng bởi cà phê. Caffeine là thuốc giãn phế quản nhẹ, có thể làm giảm hiệu quả của các loại thuốc này, thường được dùng để điều trị các tình trạng như bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Khi thuốc giãn phế quản tương tác với cà phê/trà có thể gây đau đầu, bồn chồn, đau dạ dày và cáu kỉnh, đặc biệt là ở trẻ em.
- Thuốc điều trị đái tháo đường: Đây cũng là loại thuốc bị ảnh hưởng bởi cà phê. Khi trộn với đường hoặc sữa, cà phê có thể khiến lượng đường trong máu tăng đột biến ngay lập tức và ảnh hưởng đến hiệu quả của thuốc điều trị bệnh tiểu đường. Bên cạnh đó, bản thân caffeine trong trà/cà phê có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng cho những người mắc bệnh tiểu đường.
- Thuốc điều trị bệnh Alzheimer: Bệnh Alzheimer là một rối loạn não dẫn đến mất chức năng nhận thức, chủ yếu ảnh hưởng đến những người trên 65 tuổi. Hàng triệu người dùng thuốc điều trị bệnh Alzheimer. Tuy nhiên, các loại thuốc như donepezil, rivastigmine và galantamine bị ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng bởi caffeine.
Thuốc điều trị bệnh Alzheimer bảo vệ chất dẫn truyền thần kinh acetylcholine, và việc uống nhiều cà phê đã được chứng minh là làm suy yếu tác dụng bảo vệ này (giảm tác dụng của thuốc).
Như vậy, trong khi cà phê là thói quen uống buổi sáng phổ biến của nhiều người, thì cần thận trọng khi dùng một số loại thuốc nhất định. Caffeine có thể ảnh hưởng đến cách thức hoạt động của các loại thuốc này, khiến việc cân nhắc thời điểm và sự kết hợp giữa việc uống cà phê và dùng thuốc trở nên rất quan trọng.
2. Cách sử dụng thuốc đúng
- Thuốc uống: Trừ khi có hướng dẫn khác, hãy nuốt nguyên viên thuốc (viên nén, viên nang) với một cốc nước đầy. Tránh nghiền nát, bẻ vụn hoặc nhai khi uống.
- Thuốc dạng lỏng: Để đảm bảo liều lượng chính xác, hãy sử dụng thìa định lượng hoặc ống tiêm, một dụng cụ đong chuyên dụng (có thể đi kèm sản phẩm thuốc) thay vì dùng thìa thông thường trong nhà bếp, gia đình... để lấy thuốc. Lắc đều chai thuốc trước khi sử dụng.
- Tuân thủ dùng thuốc về liều lượng, cách uống, thời điểm uống, cách bảo quản (nếu có đối với một số thuốc), liệu trình (số ngày) sử dụng thuốc. Không được tự ý bỏ thuốc khi các triệu chứng thuyên giảm (đối với các bệnh cấp tính), hoặc ngừng thuốc (đối với các bệnh mạn tính).
- Trong quá trình sử dụng thuốc, nếu gặp bất thường cần thông báo cho bác sĩ biết để xử lý kịp thời.
10 điều cần cân nhắc khi dùng thực phẩm bổ sung Việc cân nhắc những yếu tố này giúp đảm bảo việc sử dụng thực phẩm bổ sung là an toàn, hiệu quả và có lợi cho sức khỏe của bạn. Thực phẩm bổ sung là những sản phẩm có mục đích bổ sung giá trị dinh dưỡng cho chế độ ăn uống, thường chứa vitamin, khoáng chất, thảo mộc, axit amin, enzyme hoặc...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Loại rau gia vị có hương thơm dịu mát, tác dụng mạnh mẽ với người bị stress và mất ngủ

Dùng bình giữ nhiệt gỉ suốt 10 năm, người đàn ông bị nhiễm độc kim loại nặng

Nam thanh niên 25 tuổi nhập viện khẩn cấp sau khi tập gym

Chanh rất tốt nhưng 'kỵ' những thực phẩm này

Lấy sỏi to như quả cam ra khỏi cơ thể người đàn ông

Thức uống khoái khẩu suýt lấy mạng người đàn ông vì viêm tụy cấp

Ngày nào cũng chìm trong men rượu, người đàn ông suýt tử vong

6 bí quyết uống nước đúng cách trong mùa hè

Cấp cứu thành công bé 18 tháng tuổi ở Hải Phòng nuốt pin cúc

Về quê nghỉ hè, nhiều trẻ bị chó cắn

Nhóm nghiên cứu trường đại học sáng chế viên nang từ cỏ mực tốt cho gan

Tránh ngay những thói quen không tốt với người bệnh cao huyết áp
Có thể bạn quan tâm

Cho cả 2 con uống hàng chục hộp sữa HIUP, người mẹ trẻ hoang mang uất nghẹn: "Khổ thân, con đã còi cọc lại uống sữa giả"
Netizen
18:42:43 20/06/2025
Chuyện 'xài' 47 tỷ tiền hối lộ của cựu Viện trưởng Viện Y dược học dân tộc TPHCM
Pháp luật
18:24:31 20/06/2025
Robot hình người đầu tiên trên thế giới có khả năng bay chính thức cất cánh
Thế giới số
18:24:05 20/06/2025
Vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu chưa đảm bảo phát triển bền vững
Thế giới
18:23:47 20/06/2025
Sức mạnh fandom Việt: Đón "anh Long" bằng loạt project "thơm mùi tiền", CL và loạt sao Hàn cũng không kém cạnh!
Nhạc quốc tế
18:23:41 20/06/2025
Cách nướng ốc hương bằng nồi chiên không dầu thơm ngon, càng ăn càng ghiền
Ẩm thực
17:58:02 20/06/2025
G-Dragon mặc áo đỏ - vàng khởi hành sang Việt Nam, đúng là sự tinh tế của 1 "ông hoàng Kpop"
Sao châu á
17:35:54 20/06/2025
Làm lành chưa bao lâu, Selena Gomez và vợ Justin Bieber lại quay ngoắt lộ dấu hiệu "khó ở"
Sao âu mỹ
17:32:28 20/06/2025
Nhạc sĩ Andiez Nam Trương cầu hôn bạn gái Nhung Gumiho sau 6 tháng công khai hẹn hò!
Sao việt
17:29:45 20/06/2025
Alexander-Arnold bị cáo buộc nói dối trong ngày ra mắt Real Madrid
Sao thể thao
17:27:27 20/06/2025