Người bệnh đái tháo đường có nên ăn dứa?
Dứa thường chứa đường và carbohydrate có thể làm tăng lượng đường trong máu. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là phải tránh ăn dứa.
1. Dứa và bệnh đái tháo đường
Người mắc bệnh đái tháo đường có thể ăn bất kỳ loại thực phẩm nào, bao gồm cả dứa và các loại trái cây khác, nhưng cần xem xét cách ăn phù hợp với chế độ ăn uống và lối sống.
Loại bệnh đái tháo đường mắc cũng có thể có ảnh hưởng đến việc tiêu thụ dứa. Các bác sĩ và các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên những người mắc bệnh đái tháo đường nên ăn một chế độ ăn uống bổ dưỡng, cân bằng, theo dõi lượng thức ăn ăn vào, đặc biệt là carbohydrate. Nên có một kế hoạch tập thể dục phù hợp với lượng carbohydrate ăn vào và việc sử dụng thuốc.
Người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn dứa nhưng cần tuân thủ một số nguyên tắc.
Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ (ADA) khuyến nghị người bệnh đái tháo đường nên ăn phong phú các loại thực phẩm tươi, kể cả trái cây. Tuy nhiên, vì trái cây chứa carbohydrate, bao gồm cả đường tự nhiên, cần thận trọng tính toán chúng vào kế hoạch ăn uống và tập luyện hàng ngày.
2. Tính toán lượng carbohydrate đưa vào cơ thể khi ăn dứa
Người bệnh đái tháo đường cần tính lượng carbohydrate tiêu thụ mỗi ngày vì carbohydrate là nguyên nhân làm tăng lượng đường trong máu. Để giữ mức glucose trong phạm vi khỏe mạnh, cần duy trì lượng carbohydrate ổn định trong suốt cả ngày.
Khi tính lượng carbohydrate, hầu hết mọi người nhắm đến 45 – 60g carbohydrate mỗi bữa ăn và 15 – 20g carbohydrate cho mỗi bữa ăn nhẹ, tùy thuộc vào mục tiêu calo trong ngày. Nhưng, số lượng này cũng sẽ khác nhau tùy thuộc vào các yếu tố cá nhân, chẳng hạn như thuốc men và mức độ tập thể dục.
Các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể giúp lập kế hoạch sau khi xác định lượng carbohydrate trong ngày cần thiết đối với mỗi người bệnh.
Video đang HOT
Cân bằng carbohydrate có nghĩa là có thể ăn những gì mình thích, nhưng cần đảm bảo tổng lượng carbohydrate trong một lần ăn nằm trong phạm vi cho phép, không làm tăng đường huyết đột ngột. Vì vậy, nếu thêm một thành phần có hàm lượng carbohydrate cao, chẳng hạn như dứa vào một bữa ăn, có thể cần bỏ qua món khoai tây hoặc một lát bánh mì để đảm bảo đã có đủ lượng carbohydrate cần thiết.
3. Chú ý lượng đường có trong dứa
Đường tự nhiên chiếm 5,5g trong một lát dứa mỏng. Một lát khoảng 85g có 8,3g đường, một chén dứa miếng chứa 16,3g. Do cơ thể hấp thụ đường nhanh hơn tinh bột, dứa có thể làm đường huyết tăng vọt.
Một chén dứa miếng đóng hộp (khoảng 170g sau khi bỏ nước) chứa gần 28g carbohydrate. Dứa ngâm siro còn có lượng carbohydrate cao hơn, thông tin chi tiết có trên nhãn sản phẩm.
Chỉ nửa chén (khoảng 113,4g) nước ép dứa nguyên chất đã có 16g carbohydrate. Việc ép trái cây làm mất bớt chất xơ, khiến đường trong nước ép dễ dàng và nhanh chóng đi vào máu hơn so với ăn dứa tươi. Vì vậy, ngay cả nước ép dứa “không đường” hay “100% nguyên chất” cũng có thể gây tăng đường huyết nếu uống một lượng lớn.
4. Cách thưởng thức dứa cho người bệnh đái tháo đường
Có nhiều cách để người bệnh đái tháo đường vẫn có thể ăn dứa.
Ngay cả khi dứa có chỉ số đường huyết cao, người bệnh đái tháo đường vẫn có thể thưởng thức với điều kiện kiểm soát chặt chẽ khẩu phần ăn.
Nếu thích ăn dứa, hãy ăn một phần vừa phải (1/2 cốc dứa đóng hộp hoặc 3/4 cốc dứa tươi) và kết hợp nó với protein như phô mai tươi ít béo hoặc sữa chua Hy Lạp hoặc chất béo lành mạnh như các loại hạt để giảm tổng giá trị GI của bữa ăn nhẹ hoặc bữa ăn chính. Hoặc cũng có thể thêm dứa vào món gà xào để tăng thêm một chút vị ngọt.
Nếu đưa dứa vào một bữa ăn chính (chẳng hạn như thịt heo nướng và dứa), hãy cân nhắc ăn protein trước. Có một số bằng chứng cho thấy ăn theo thứ tự này có thể làm chậm sự tăng lượng đường trong máu.
Nghiên cứu cho thấy rằng ở những người mắc bệnh đái tháo đường type 2, việc ăn rau và protein trước khi ăn carbohydrate giúp giảm đáng kể lượng đường và insulin sau bữa ăn so với khi ăn carbohydrate trước.
Nghiên cứu khác đã kiểm tra tác động của việc ăn cùng một bữa ăn theo thứ tự khác nhau (carbohydrate trước so với protein và rau trước). Kết quả cho thấy lượng glucose thấp hơn đáng kể ở các thời điểm kiểm tra sau bữa ăn (30, 60 và 120 phút) khi protein và rau được ăn trước carbohydrate, mức insulin cũng thấp hơn.
Người bị trào ngược acid có nên ăn dứa không?
Dứa là một loại trái cây có tính acid. Đối với một số người, ăn thực phẩm có tính acid làm tình trạng trào ngược acid trở nên tồi tệ hơn nhưng dứa cũng chứa một loại enzyme lại có thể giúp tiêu hóa.
Vậy người bị trào ngược acid có nên ăn dứa không?
Dứa là loại trái cây nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đây là nguồn bromelain tự nhiên, giúp phân hủy protein. Một số người dùng bromelain như một chất hỗ trợ tiêu hóa và một số người cho rằng nó làm giảm các triệu chứng của một số tình trạng tiêu hóa. Vậy người trào ngược acid ăn dứa được không?
1. Dứa có tính acid không?
Dứa có tính acid cao. Dứa thường có điểm từ 3 đến 4 trên thang độ pH. Điểm 7 là trung tính và điểm cao hơn là kiềm.
Dứa là loại trái cây mùa hè có mùi vị thơm ngon và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Ngoài ra, đối với dứa, độ acid có thể thay đổi tùy thuộc vào cách bảo quản, nhiệt độ và các yếu tố khác. Ví dụ, độ pH của nước ép dứa có thể dao động từ 2,51 đến 3,91, tùy thuộc vào cách bảo quản trong tủ đông, tủ lạnh hay ở nhiệt độ phòng.
Việc dứa có lợi ích hay có ảnh hưởng đến chứng trào ngược acid có thể tùy thuộc vào mỗi người, vì những người dễ mắc triệu chứng này có thể có các tác nhân kích hoạt khác nhau.
2. Dứa có gây trào ngược acid không?
Trào ngược acid hay trào ngược dạ dày thực quản xảy ra khi các chất trong dạ dày trào ngược trở lại cổ họng, gây ra cảm giác nóng rát, khó chịu ở ngực và cổ họng. Đây là một tình trạng phổ biến, tình trạng này xảy ra khi cơ thắt thực quản dưới không đóng kín thực quản với dạ dày.
Phụ nữ mang thai có thể bị hàng ngày, thậm chí 1 trên 3 người trưởng thành gặp phải hàng tháng. Có thể mắc bệnh trào ngược dạ dày thực quản nếu bị trào ngược acid vài lần một tuần trở lên hoặc nếu tình trạng trào ngược đã làm tổn thương thực quản.
Một số người thấy rằng thực phẩm có tính acid, chẳng hạn như dứa, làm cho chứng trào ngược trở nên tồi tệ hơn bằng cách làm tăng lượng acid trong dạ dày. Tuy nhiên, đối với những người khác, các loại thực phẩm và đồ uống khác lại là vấn đề lớn hơn. Mọi người có thể thử loại bỏ dứa khỏi chế độ ăn uống của mình, sau đó đưa lại một lượng nhỏ dứa vào chế độ ăn, để xem liệu nó có tác dụng tiêu cực nào không.
3. Bromelain trong dứa có giúp điều trị chứng trào ngược acid không?
Dứa có chứa bromelain, một loại enzyme tiêu hóa có thể giúp phân hủy thức ăn, đặc biệt là protein. Điều này khiến một số người suy đoán rằng ăn dứa hoặc uống thực phẩm bổ sung bromelain có thể lợi cho các tình trạng tiêu hóa. Tuy nhiên, hiện tại không có bằng chứng khoa học nào cho thấy ăn dứa hoặc uống bromelain có thể giúp điều trị trào ngược acid.
4. Vậy người bị trào ngược acid ăn dứa được không?
Người bị trào ngược acid ăn dứa thế nào cho phù hợp nên hỏi ý kiến của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng.
Những người bị trào ngược acid thường được khuyên nên tránh các loại thực phẩm có tính acid cao, chẳng hạn như dứa. Tuy nhiên, vì dứa có nhiều lợi ích cho sức khỏe, để xác định xem có nên giữ dứa trong chế độ ăn uống của mình hay không, hãy cân nhắc trước khi loại bỏ nó khỏi chế độ ăn uống bằng cách ghi nhật ký thực phẩm những gì ăn và thời điểm xảy ra trào ngược acid.
Nếu một người thường xuyên bị trào ngược acid, có thể mắc một tình trạng được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng này cần được điều trị và thực hiện chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ và chuyên gia dinh dưỡng. Nếu không được điều trị, chứng trào ngược thường xuyên có thể gây ra những tác dụng phụ, chẳng hạn như làm hỏng thực quản hoặc răng.
Dứa ngọt thơm nhưng 'đại kỵ' với những người này, chớ ăn vào kẻo 'tự hại mình' Dứa là một loại trái cây nhiệt đới thơm ngon và bổ dưỡng, nhưng không phải ai cũng có thể thưởng thức nó một cách thoải mái. Dưới đây là những đối tượng nên hạn chế hoặc tránh ăn dứa để bảo vệ sức khỏe. Người có cơ địa dị ứng. Dứa chứa bromelain, một loại enzyme có khả năng thủy phân protein,...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Dùng bình giữ nhiệt gỉ suốt 10 năm, người đàn ông bị nhiễm độc kim loại nặng

Nam thanh niên 25 tuổi nhập viện khẩn cấp sau khi tập gym

Chanh rất tốt nhưng 'kỵ' những thực phẩm này

Lấy sỏi to như quả cam ra khỏi cơ thể người đàn ông

Thức uống khoái khẩu suýt lấy mạng người đàn ông vì viêm tụy cấp

Nhiều trẻ em sốt xuất huyết Dengue nặng, có trẻ mất máu ồ ạt

Ngày nào cũng chìm trong men rượu, người đàn ông suýt tử vong

6 bí quyết uống nước đúng cách trong mùa hè

Phòng, chống tác hại của thuốc lá: Khói thuốc điện tử âm thầm hại người bên cạnh

Mối liên hệ giữa lão hóa và căng thẳng

Cấp cứu thành công bé 18 tháng tuổi ở Hải Phòng nuốt pin cúc

Về quê nghỉ hè, nhiều trẻ bị chó cắn
Có thể bạn quan tâm

Chuyện cảm động sau bức ảnh kỷ yếu bố mẹ chụp cùng con gái ở Hòa Bình
Netizen
13:29:09 20/06/2025
AI mang đến những vấn đề phức tạp thế nào cho tòa soạn?
Thế giới số
13:03:50 20/06/2025
4 loại đồ gia dụng nên coi như rác mà vứt bỏ, nếu không có ngày gia đình gặp nguy
Sáng tạo
12:54:13 20/06/2025
Lộ thời điểm cưới của diễn viên Đình Tú và bạn gái hot girl?
Sao việt
12:46:42 20/06/2025
Victoria Beckham bắt tay "mẹ chồng hụt" của dâu trưởng bất trị, sóng gió gia tộc sắp được dẹp yên?
Sao âu mỹ
12:39:55 20/06/2025
67% người dùng nâng cấp iPhone do thiết bị gặp hư hỏng
Đồ 2-tek
12:04:27 20/06/2025
"Chị đại" CL (2NE1), Hanbin và các thành viên TEMPEST chính thức lên đường đến Việt Nam, sẵn sàng "đốt nóng" Mỹ Đình cùng G-Dragon!
Sao châu á
11:18:56 20/06/2025
Đầm dự tiệc đơn sắc, ấn tượng ngay từ ánh nhìn đầu tiên
Thời trang
10:53:05 20/06/2025
Những mẹo làm đẹp từ chuối cực kỳ đơn giản, an toàn và hiệu quả
Làm đẹp
10:49:57 20/06/2025
Volvo XC90 2021: SUV 7 chỗ sang trọng, giá từ 4,05 tỷ đồng
Ôtô
10:42:54 20/06/2025