Hiểu lầm phổ biến về sữa của cha mẹ khiến bé 3 tuổi phải truyền máu
Việc cho trẻ uống quá nhiều sữa, thậm chí bù bữa chính có thể vô tình đẩy con vào tình trạng thiếu chất , suy dinh dưỡng , thậm chí ảnh hưởng lâu dài đến thể chất và trí tuệ.
Trong suy nghĩ của nhiều phụ huynh , sữa là thực phẩm thay thế cho những đứa trẻ biếng ăn : con không ăn cơm có thể uống bù sữa, vừa tiện lợi lại giàu dinh dưỡng.
Trao đổi với Dân trí , ThS.BS Mai Quang Huỳnh Mai, Phó khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Nhi đồng 2 (TPHCM) đánh giá, việc cho trẻ uống quá nhiều sữa là một sai lầm rất phổ biến của các gia đình nuôi dưỡng trẻ nhỏ.
“Khi một số trẻ biếng ăn, nhiều cha mẹ lo lắng sợ con đói, sợ con thiếu chất, nên chọn cách bù đắp bằng việc cho uống sữa, thậm chí dùng sữa để thay thế hoàn toàn cho bữa ăn chính .
Tuy nhiên, đây không phải là giải pháp tốt mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe . Chúng tôi từng tiếp nhận không ít bệnh nhi uống nhiều sữa đến mức bị thiếu sắt nặng, khi nhập viện phải truyền máu gấp”, bác sĩ chia sẻ.
Trong số những ca bệnh đã tiếp nhận, bác sĩ Mai không thể quên một bệnh nhi ba tuổi nặng chỉ 13kg, uống đến 6-7 lần sữa/ngày, với 180ml/lần. Trước đó, cha mẹ em cho rằng con biếng ăn nên cố bù đắp bằng sữa, để con không bị đói hay thiếu chất.
Sau một thời gian, bé từ chối hoàn toàn các bữa ăn chính, chỉ thích sữa và bánh kẹo ngọt. Cô bé thường xuyên nôn ói, nhai rồi nhả bã, phải nhập viện vì thiếu máu nhược sắc, rối loạn tiêu hóa và chậm tăng cân .
“Có lần, bé vào viện đã phải truyền máu ngay do thiếu sắt. Đây là hậu quả của một thời gian dài trẻ uống sữa không kiểm soát”, bác sĩ nhớ lại.
Bàn tay trắng bệch của một đứa trẻ bị thiếu máu nhược sắc do uống quá nhiều sữa (Ảnh minh họa: myUpchair).
Trẻ thích ăn đất, ăn tóc vì “uống sữa thay cơm”
Sữa là thực phẩm bổ dưỡng, chứa nhiều canxi, vitamin D, protein và các vi chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Tuy nhiên, khi sữa được dùng thay thế hoàn toàn cho bữa ăn chính, đặc biệt là trong giai đoạn trẻ cần đa dạng dinh dưỡng để phát triển toàn diện, chính loại thực phẩm “vàng” này lại trở thành con dao hai lưỡi, ảnh hưởng đến sức khỏe trẻ nhỏ.
Khi được cho uống quá nhiều sữa, con trẻ dễ sinh ra hội chứng “nghiện sữa” – bỏ ăn bữa chính quấy khóc nếu không được uống.
“Đây không đơn thuần là sự yêu thích, mà là tình trạng lệ thuộc gây cản trở nghiêm trọng đến phát triển toàn diện”, bác sĩ Mai nhấn mạnh.
Theo bác sĩ, một trong những tác hại dễ thấy nhất của việc uống quá nhiều sữa là trẻ từ chối các thực phẩm khác như cơm, cháo, rau củ, trái cây. Dạ dày no sữa khiến bé không còn cảm giác đói, dẫn đến việc bỏ bữa và hình thành thói quen ăn uống lệch lạc.
Về lâu dài, tình trạng này có thể gây ra tình trạng chậm tăng cân hoặc tăng cân mất cân đối. Một số trẻ tăng mỡ nhưng lại thiếu cơ, trong khi số khác chậm lớn do thiếu dưỡng chất đa dạng.
Ngoài ra, khi uống quá nhiều sữa và bỏ quên các thực phẩm khác, trẻ dễ bị đầy bụng, táo bón, khó tiêu, thậm chí đau bụng.
Video đang HOT
Trẻ uống quá nhiều sữa dễ dẫn đến dư thừa canxi so với nhu cầu của cơ thể (Ảnh minh họa: Unsplash)
Bên cạnh đó, uống quá nhiều sữa dẫn đến dư thừa canxi so với nhu cầu của cơ thể. Khi cơ thể thừa chất, các cơ quan tiêu hóa và bài tiết phải tăng cường làm việc, tạo ra gánh nặng cho các cơ quan này, không có lợi cho cơ thể.
Bên cạnh đó, canxi quá nhiều trong cơ thể gây ra tình trạng cạnh tranh hấp thu với sắt. Sắt trong cơ thể dễ dàng bị đẩy ra ngoài, không hấp thu được, khiến trẻ bị thiếu máu.
Lúc này, các bé thường có da xanh xao, mệt mỏi, tóc bạc màu, ít vận động, hay có thói quen ăn đất, giấy, tóc – một dấu hiệu kinh điển của thiếu sắt nặng.
Ở mức độ nặng hơn, trẻ có thể sa sút tinh thần, giảm khả năng vận động, dễ nhiễm trùng do hệ miễn dịch suy yếu vì thiếu dinh dưỡng, giảm sức bền trong học tập và chơi đùa.
Trẻ uống bao nhiêu sữa/ngày là hợp lý?
Theo khuyến cáo từ Viện Dinh dưỡng, trẻ từ một tuổi trở lên chỉ nên tiêu thụ khoảng 500-600ml sữa mỗi ngày, bao gồm sữa mẹ, sữa công thức, sữa tươi, sữa chua và phô mai. Việc tính lượng sữa cần tổng hợp từ tất cả các nguồn, không chỉ là ly sữa mẹ cho buổi sáng hay hộp sữa tươi trước khi ngủ.
3-5 tuổi | 6-7 tuổi | 8-9 tuổi | 10-19 tuổi | |
Số đơn vị sữa và chế phẩm từ sữa | 4 | 4,5 | 5 | 6 |
Phô mai | 15g phô mai (1 miếng phô mai) | 15g phô mai (1 miếng phô mai) | 30g phô mai (2 miếng phô mai) | 30g phô mai (2 miếng phô mai) |
Sữa chua | 100ml sữa chua (1 hộp sữa chua) | 100ml sữa chua (1 hộp sữa chua) | 100ml sữa chua (1 hộp sữa chua) | 200ml sữa chua (2 hộp sữa chua) |
Sữa | 200ml sữa | 250ml sữa | 200ml sữa | 200ml sữa |
Theo bác sĩ Mai, để “cai nghiện sữa” cho con, phụ huynh cần điều chỉnh từ từ và kiên nhẫn. Việc cắt sữa đột ngột sẽ dễ gây khủng hoảng cho trẻ và phản tác dụng.
Ban đầu, cha mẹ nên giảm từ từ lượng sữa để con trẻ quen dần. Mỗi ngày giảm 50-100ml, không cắt đột ngột. Đồng thời, kéo dài khoảng cách giữa các cữ sữa để trẻ cảm thấy đói và thèm ăn hơn.
Bên cạnh đó, đối với bữa ăn chính, bố mẹ nên tăng sự hứng thú cho trẻ bằng cách chuẩn bị thêm các món ăn đẹp mắt, nhiều màu sắc; các dụng cụ ăn uống hình thú, sinh động.
Phụ huynh cũng nên thử cho trẻ chọn nguyên liệu hoặc cùng tham gia chuẩn bị cùng; trong bữa ăn tuyệt đối không để trẻ vừa ăn vừa xem tivi hoặc dùng điện thoại.
Thay vào đó, bữa ăn nên trở thành thời điểm giao lưu, gần gũi giữa các thành viên, giúp trẻ vui vẻ và dễ tiếp nhận thực phẩm mới.
Một khẩu phần ăn thông thường của trẻ mất khoảng 2-3 giờ để tiêu hóa hết. Trong khoảng thời gian này, tuyệt đối không nên cho trẻ uống sữa, ăn vặt, khiến bé bị đầy bụng và không chịu ăn các bữa chính.
Với những trường hợp trẻ hoàn toàn lệ thuộc vào sữa, đặc biệt là các bé dưới 2 tuổi, trẻ nhẹ cân hoặc có bệnh lý nền, cha mẹ cần tham khảo ý kiến và theo dõi sát từ bác sĩ dinh dưỡng để điều chỉnh hợp lý và an toàn.
Bên cạnh đó, bố mẹ cũng không nên quá lo lắng rồi tự mua vi chất bổ sung cho con. Khi này, trẻ nên được đưa đi khám và làm xét nghiệm để xác định mức độ thiếu chất.
Cảnh báo cơ thể bất ổn khi bất ngờ thèm những món này
Thèm ăn đá lạnh, đồ ngọt, muối hay chocolate có thể là dấu hiệu cảnh báo bạn đang thiếu chất hoặc có vấn đề về sức khỏe.
Thèm ăn đá lạnh: Theo Very Well Health, thỉnh thoảng thèm ăn đá thường không có gì đáng lo ngại. Nhưng khi cơn thèm ăn trở nên ám ảnh - cả về thời gian và sức lực dành cho việc suy nghĩ về ăn đá và thực sự làm điều đó - đó là lý do để lo lắng. Điều này có thể cảnh báo hội chứng Pica - tình trạng sức khỏe tâm thần khiến mọi người thèm ăn những thứ không có dinh dưỡng như bụi bẩn, tóc, giấy, nước đá hoặc cát. Ngoài ra, thèm ăn đá còn là dấu hiệu của thiếu máu do thiếu sắt. Nguyên nhân là thiếu sắt khiến cơ thể mệt mỏi. Vì vậy, nhu cầu ăn đá lạnh có thể là cách để giữ tỉnh táo, tăng cường năng lượng. Ảnh: Teethtalkgirl.
Thèm ăn đồ ngọt: Theo Very Well Mind, thèm đường, đồ ngọt thường là do mất cân bằng lượng đường trong máu. Lượng đường trong máu thấp có thể khiến bạn thèm đồ ngọt để tăng mức độ này. Ăn thực phẩm giàu đường là cách nhanh nhất để con người để chống lại cơn mệt mỏi, kiệt sức. Các yếu tố khác có thể đóng vai trò bao gồm căng thẳng tâm lý, thuốc men, mất cân bằng hormone và tình trạng sức khỏe. Ảnh: Eatthis.
Thèm nước: Cảm giác khát nước quá mức có thể cảnh báo cơ thể bị mất nước, thiếu nước. Mất nước khiến miệng khô, dính, theo Livestrong . Lúc này, uống nước có thể giúp giảm bớt các triệu chứng mất nước và phục hồi các chất lỏng thiết yếu trở lại cơ thể.
Ngoài ra, nếu bạn thường xuyên có cảm giác thèm nước, quá khát nước, đó có thể là triệu chứng sớm của bệnh tiểu đường. Nguyên nhân là cơ thể quá thừa mức insulin, đường tích tụ trong máu khiến thận phải hoạt động hết mức để xử lý. Khi thận không kịp làm việc, nó sẽ bài tiết qua nước tiểu, dẫn đến khát nước. Ảnh: CNN.
Thèm đồ ăn cay: Theo Healthline, nghe có vẻ phản trực giác nhưng bạn có thể thèm đồ ăn cay khi cảm thấy nóng hoặc quá nóng. Ớt có chứa capsaicin, hợp chất mang lại cho ớt hương vị cay đặc trưng, tạo cảm giác nóng lên khi ăn. Điều này có thể làm tăng sự trao đổi chất, khiến bạn đổ mồ hôi nhiều hơn, qua đó giúp bạn hạ nhiệt. Ngoài ra, nhiều người cũng tiêu thụ đồ ăn cay để làm giảm đau tạm thời. Bên cạnh đó, khi một người bị trầm cảm, họ có thể thèm đồ ăn cay. Capsaicin có thể mang lại cảm giác khoái cảm nhẹ, giúp giảm các triệu chứng trầm cảm nhẹ hay rối loạn căng thẳng sau chấn thương. Ảnh: Spiritualwhirlwinds.
Thèm muối: Thèm muối có thể cảnh báo bạn mắc bệnh Addison - vấn đề hiếm gặp về tuyến thượng thận khi không sản xuất đủ hormone, theo Prevention. Tình trạng này khiến nồng độ natri trong cơ thể cạn kiệt, dẫn đến cảm giác thèm ăn muối kèm theo mệt mỏi, chuột rút và chóng mặt. Bên cạnh đó, những người bị đổ mồ hôi quá nhiều do tập thể dục hoặc tiếp xúc với nhiệt độ cao có thể thèm ăn đồ mặn nhiều hơn bình thường. Ngủ không đủ giấc cũng ảnh hưởng đến mức độ hormone trong cơ thể, khiến cảm giác thèm ăn muối dễ xảy ra hơn. Ảnh: Medium.
Thèm chocolate: Theo Health Digest, đây có thể là dấu hiệu của sự thiếu hụt magiê. Magiê rất quan trọng đối với nhiều chức năng của cơ thể, bao gồm chức năng cơ và thần kinh, kiểm soát lượng đường trong máu và sức khỏe của xương. Nghiên cứu của Hiệp hội Hóa học Mỹ cho biết nếu liên tục thèm ăn chocolate, bạn có thể mắc chứng trầm cảm. Một thanh chocolate đen (28,3 g) làm tăng nồng độ serotonin và dopamine, các hóa chất tốt trong não bộ con người. Ngoài ra, chocolate chứa magiê và theobromine, 2 hợp chất giúp giảm mức độ của kích thích tố căng thẳng, thúc đẩy thư giãn cơ bắp. Ảnh: Kaylaitsines.
Thèm thịt đỏ: Tình trạng thiếu sắt trong cơ thể khiến bạn thèm ăn các loại thịt đỏ, theo India Times . Sắt rất quan trọng để sản xuất huyết sắc tố, giúp vận chuyển oxy trong máu. Phụ nữ, trẻ em và những người theo chế độ ăn thuần thực vật có nguy cơ thiếu sắt cao hơn.
Thiếu hụt vitamin B12, kẽm, folate hoặc magiê cũng có thể kích thích ham muốn thèm thịt. Anh: Vegconomist.
Xu hướng dinh dưỡng mới cho trẻ biếng ăn, chậm lớn Trẻ biếng ăn khiến cơ thể khó hấp thu đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể, dẫn đến tình trạng chậm tăng cân, chậm phát triển chiều cao, sức đề kháng kém, dễ mắc bệnh. Thách thức của tình trạng biếng ăn, chậm lớn ở trẻ em. Tình trạng biếng ăn, chậm lớn đang là nỗi lo lắng của rất nhiều...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

10 loại thực phẩm vàng cho sức khỏe

Cách đơn giản giúp đẩy lùi các triệu chứng của bệnh viêm mũi

Nhóm thực phẩm có nguy cơ cao gây ngộ độc mùa nắng nóng

Biến đổi khí hậu làm thay đổi quy luật bùng phát, lây lan của bệnh truyền nhiễm

Uống nước ép cà rốt và gừng mỗi ngày có tác dụng gì?

Thực phẩm nên ăn vào ban ngày giúp hạn chế mất ngủ ban đêm

Nghiên cứu gây sốc: Chai thủy tinh chứa vi nhựa gấp tới 50 lần so với chai nhựa

5 loại trái cây giúp 'làm sạch' mỡ máu

Cấp cứu sau nhiều ngày dùng nước tăng lực để ôn thi

Biến chứng nguy hiểm của bệnh hẹp van hai lá

Kiểu ăn nào tốt nhất cho người bị gan nhiễm mỡ?

Thực phẩm làm dịu ngay các triệu chứng tiêu chảy
Có thể bạn quan tâm

Phim Việt "xé tuổi thơ bước ra": Hình ảnh mướt mắt chưa từng thấy, thành trend hot nhưng chẳng mấy ai đu nổi
Hậu trường phim
23:55:50 22/06/2025
Cặp đôi ngôn tình lệch 13 tuổi vẫn đỉnh bá cháy: Nhà trai chuẩn tổng tài xé truyện bước ra, nhà gái đẹp top đầu Trung Quốc
Phim châu á
23:53:19 22/06/2025
Bảo Thanh tự tin sắc vóc 'mẹ 2 con', Bằng Kiều trải qua nỗi đau lớn
Sao việt
23:48:07 22/06/2025
Việt Nam lên tiếng việc Mỹ tấn công các cơ sở hạt nhân của Iran
Thế giới
23:09:23 22/06/2025
Tài xế dừng ô tô bên đường để dùng ma tuý rồi gây tai nạn liên hoàn ở Thái Nguyên
Tin nổi bật
23:05:28 22/06/2025
'Họng súng vô hình': 'Già gân' Liam Neeson 'quậy banh' mọi khuôn mẫu phim hình sự
Phim âu mỹ
22:43:11 22/06/2025
(Review) - 'Út Lan: Oán linh giữ của': 'Mã ngoài' đẹp không lấp nổi tình tiết vụng về
Phim việt
22:03:25 22/06/2025
G-Dragon vừa giàu vừa có gu, và fan của anh cũng vậy!
Nhạc quốc tế
21:51:00 22/06/2025
Công Phương tái xuất U23 Việt Nam: 'Ngọc sáng' chờ ông Kim khai thác
Sao thể thao
21:23:13 22/06/2025
5 món đồ "nâng cấp" nhà vệ sinh, khiến chị em "tâm phục khẩu phục" khi đầu tư: Trong đó 1 món được ví như gậy như ý giúp việc cọ rửa nhàn tênh
Sáng tạo
21:15:53 22/06/2025