Không chủ quan với chấn thương khớp gối
Chia sẻ bên lề hội thảo “Nội soi tái tạo dây chằng khớp gối – Quan điểm mới trong phẫu thuật và phục hồi chức năng” do BV Bạch Mai vừa tổ chức, PGS.TS Đào Xuân Thành – Phó trưởng Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống (BV Bạch Mai) cho biết, có rất nhiều bệnh nhân bị chấn thương khớp gối nặng nhưng đến khám muộn, trong tình trạng đau dai dẳng kéo dài.
Ảnh minh họa
Theo PGS Thành, những năm gần đây, Khoa Chấn thương chỉnh hình và Cột sống khám và điều trị cho khá nhiều trường hợp chấn thương khớp gối do chơi thể thao, đặc biệt với những vận động viên nghiệp dư do không được học, huấn luyện các bài tập hoặc các động tác tránh hoặc giảm thiểu thương tổn trong chấn thương thể thao, trong đó lứa tuổi từ 20-40 chiếm tới 70-80%.
Đáng chú ý, rất nhiều trường hợp đến muộn do chủ quan, hoặc tự điều trị, đến khi đau quá, khó chịu, hạn chế vận động, thậm chí bị có biến chứng mới đến bệnh viện. Khi đó hiệu quả điều trị sẽ thấp, ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống sau này.
PGS.TS Đào Xuân Thành cho biết thêm, chấn thương do thể thao mang tính cấp tính, không được chẩn đoán và điều trị kịp thời tổn thương sẽ trở thành mạn tính, khó phục hồi. Nếu để tình trạng này kéo dài sẽ gây ra những hệ lụy cho người bệnh, làm giảm chất lượng cuộc sống, ảnh hưởng đến chức năng vận động, sinh hoạt và lao động của người bệnh. Do đó, khi người bệnh có những biểu hiện như: Đau, mất vững khớp khi vận động, hạn chế hoạt động thể thao và sinh hoạt cần đến gặp các bác sĩ chuyên khoa để khám, tư vấn và điều trị kịp thời. Đặc biệt, không nên chủ quan tự ý đi mua thuốc về dùng, không dùng thuốc lá, thuốc nam không rõ nguồn gốc đắp, hoặc xoa bóp… do có thể dẫn đến các biến chứng trầm trọng khác như viêm khớp, áp xe…
Để bảo vệ khớp của mình, những vận động viên nghiệp dư cũng nên qua các lớp đào tạo cơ bản hoặc ít nhất cũng phải tìm hiểu và có kiến thức về môn thể thao mình chơi, các bài tập khởi động cần thiết, tránh những va chạm có thể gây tổn thương khớp gối và các cơ quan khác trên cơ thể như khớp cổ chân, khớp vai…
Đức Trân
Theo daidoanket
Chơi thể thao giảm trầm cảm
Một nghiên cứu mới được công bố trên chuyên san Orthopaedic Journal of Sports Medicine cho thấy thanh thiếu niên chơi các môn thể thao tiếp xúc, như bóng đá ( ảnh), ít có nguy cơ bị suy giảm nhận thức, trầm cảm hoặc có ý nghĩ tự tử ở tuổi trưởng thành so với các bạn cùng trang lứa.
Các nhà khoa học thuộc Đại học Colorado Boulder (Mỹ) khảo sát gần 11.000 thanh thiếu niên từ lớp 7 - 12 và theo dõi trong 14 năm. Kết quả cho thấy những người chơi thể thao ít gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần khi ở độ tuổi cuối 20 và đầu 30. Nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng những người chơi bóng đá về sau có tỷ lệ trầm cảm thấp hơn so với các nhóm khác.
Theo các chuyên gia, ở những người không chơi thể thao từ 8 - 14 tuổi, nguy cơ bị trầm cảm cao hơn 22% vào những năm cuối 20 và đầu 30 tuổi.
Theo thanhnien
Trầm cảm sau sinh: Những 'tội ác' không thể ngờ từ người mẹ Trầm cảm sau sinh là bệnh lý liên quan đến suy nghĩ, hành động và sức khỏe của người phụ nữ sau sinh. Trong trường hợp nặng, ý nghĩ và hành vi hại chết đứa trẻ ngay sau khi sinh có thể xảy ra với những hoang tưởng hoặc ảo giác. Ảnh minh họa: Internet Thống kê trên thế giới cho thấy tỉ...