Khéo tay biến tấu 9 cách nấu chè đỗ xanh mát lành
Vị bùi và tính thanh mát của đỗ xanh rất thích hợp để nấu chè giải nhiệt, dù là để cả vỏ hay xát vỏ cũng đều ngon và dễ chế biến.
1. Chè đỗ xanh và thạch đen
Ly chè đỗ xanh còn lẫn nguyên vỏ, được dùng kèm với những hạt trân châu dai và thạch đen ngọt mát.
Nguyên liệu:
- 300g đỗ xanh còn lẫn vỏ- 300g thạch đen- 2 thìa canh trân châu hạt lớn- Đường cát trắng hay đường phèn- Nước cốt dừa.
2. Chè đỗ xanh và củ sen
Đỗ xanh kết hợp với củ sen ăn mát mát, giòn giòn có tác dụng giải nhiệt.
Nguyên liệu:
- 200g đỗ xanh còn nguyên vỏ- 1 củ sen vừa ăn- 80g đường
3. Chè sữa đất Cố đô
Ly chè hòa quyện vị beo béo của sữa đặc, bùi bùi của đỗ xanh và thạch giòn mát, làm rất dễ mà lại lạ miệng, cả nhà chắc sẽ thích thú lắm đấy.
Nguyên liệu: cho khoảng 6-7 cốc chè như trong hình
Phần thạch sữa: 1 thìa nhỏ bột rau câu dẻo (7g), 300ml nước lọc, 1 thìa canh sữa đặc
- Phần chè đỗ xanh: 1/2 bát con đỗ xanh đã xát vỏ, muối, 2 thìa canh đường cát trắng
- Phần nước cốt dừa: 200ml nước cốt dừa đóng hộp, 1 thìa nhỏ bột ngô, nửa thìa nhỏ muối, một thìa nhỏ đường
- Lạc rang- Sữa đặc có đường.
4. Chè đỗ xanh và bí đỏ
Video đang HOT
Bát chè ngọt dịu có vị bùi bùi của bí đỏ, quyện lẫn đỗ xanh và phổ tai (rong biển) giòn giòn.
Nguyên liệu:
- 1/4 bát con đỗ canh còn lẫn vỏ- 1/2 quả bí ngô, loại bí nhỏ- Một nắm gạo nếp- Đường cát trắng- Một ít phổ tai.- 1 ống vani nhỏ.
5. Chè kho
Lúc trước, món chè dân gian này thường chỉ được nấu vào ngày tết, dùng làm món tráng miệng để thiết đãi khách tới chơi. Nhưng bây giờ, vào ngày thường, bạn cũng dễ dàng được thưởng thức. Ảnh: Phương Phương.
Nguyên liệu:
- 0,5kg đỗ xanh tách vỏ- 1/2 quả thảo quả- 0,5kg đường- 1 thìa nhỏ vừng trắng.
6. Chè khoai sọ, đỗ xanh
Khoai sọ bùi bùi, được nấu cùng với đỗ xanh ngọt mát, thỉnh thoảng ăn lẫn vài viên trân châu ăn dai dai rất lạ miệng.
Nguyên liệu:
- 0,5 kg khoai sọ- Nửa bát con đỗ xanh đã cà vỏ – 1 thìa canh trân châu hạt lớn (bạn có thể mua tại siêu thị hoặc quầy bán gia vị đồ khô)
- Đường (tùy theo khẩu vị)- 150ml nước cốt dừa đóng hộp
7. Chè đỗ xanh và hạt kê chống ngấy
Là một món ăn truyền thống của đất Cố Đô, món chè rất thơm xen lẫn vị béo bùi của hạt kê và đỗ xanh, quyện thêm vị ngọt của đường cát, bình dị mà đầy thân thương.
Nguyên liệu:
- 1 bát nhỏ hạt kê- 1/2 bát con đỗ xanh đã xát vỏ- Đường (định lượng tùy theo khẩu vị của bạn), muối- Bánh đa nướng ăn kèm.
8. Chè bưởi và đỗ xanh
Bát chè mát lạnh, với cùi bưởi ăn giòn giòn và ngọt mát của đỗ xanh, điểm thêm nước cốt dừa béo ngậy sẽ làm món chè ngon tuyệt cho gia đình bạn.
Nguyên liệu:
- 2 quả bưởi nhỏ hoặc 1 quả bưởi to- 200g đỗ xanh đã xát vỏ- 1/2 bát con đường
- 1 bát con bột năng- Hoa bưởi, muối- 1 lóng nhỏ phèn chua (bắt buộc dùng)
- 200ml nước cốt dừa đóng hộp, 1 thìa nhỏ muối, 2 thìa nhỏ đường, 1 thìa nhỏ bột bắp.
9. Chè thạch đậu nhãn
Cốc chè mát lạnh với phần đỗ xanh bùi bùi, quyện lẫn vị thơm, ngọt của nhãn và thạch dừa.
Nguyên liệu:
- 50g nhãn khô (hay còn gọi là nhãn nhục)- 1/2 bát con đỗ xanh đã sát vỏ- Đường cát trắng- 1 bó lá nếp (lá dứa)
- Thạch dừa, loại đóng sẵn trong lọ.
Theo PNO
5 cách biến tấu món gỏi tôm cho cuối tuần
Các món gỏi luôn được mọi người yêu thích vì vị chua ngọt dễ ăn. Tùy theo điều kiện và sở thích, bạn có thể thay đổi các nguyên liệu cho món gỏi.
1. Gỏi cuốn bún thịt và mắm tôm chua
Mắm tôm chua đậm đà, được cuốn cùng với bún và rau sống ăn kèm, cắt khoanh tròn dùng cho món khai vị mỗi khi nhà có tiệc vừa lạ miệng vừa hấp dẫn.
Nguyên liệu:
- Thịt ba chỉ - Mắm tôm chua, đường, tỏi, ớt quả, chanh - Rau ăn kèm: xà lách xoăn, dưa leo, bạc hà, rau thơm
- Bún - Bánh đa nem hay bánh tráng dùng để làm gỏi cuốn Liều lượng nguyên liệu bạn điều chỉnh theo số thành viên trong gia đình.
2. Gỏi cuốn tôm thịt đơn giản
Gỏi cuốn tôm thịt là món ăn phổ biến, dễ làm và dễ ăn. Các cuốn được gói khéo léo, phô bày được những nguyên liệu màu sắc bên trong như màu đỏ của tôm, màu hồng nhạt của thịt, màu xanh của rau, màu trắng của bún.
Nguyên liệu cho 4 người ăn:
- 400g tôm sú 300g thịt ba chỉ hoặc thịt chân giò - 200g giò lụa - 400g bún tươi
- 1 bó rau thơm hoặc rau húng quế - 5 cây xà lách - 1 bó hẹ - Bánh đa nem loại mềm - 1 quả chanh, nước mắm, dấm, ớt, tỏi.
3. Gỏi bưởi vừa đẹp mắt vừa ngon miệng
Từng tép bưởi có vị chua nhẹ, trộn với tôm, thịt, bên trên là hành phi thơm vàng, ăn mãi không ngán. Bạn có thể trang trí gỏi bưởi trong vỏ bưởi đã tách tép, chắc chắn sẽ rất đẹp và lại ngon.
Nguyên liệu:
- 2 - 3 quả bưởi - 200g thịt nạc hay thịt ba chỉ - 150g tôm đất - Rau quế, hành tím, chanh, đường, tỏi, ớt.
4. Gỏi ngó sen ăn mãi không ngán
Món nộm ngó sen giòn rụm, trộn cùng với cà rốt, tôm ăn được nhiều mà không biết chán.
Nguyên liệu:
- 300g ngó sen- 200g tôm- 1 củ cà rốt- Nước mắm, đường, muối, giấm- Rau răm.
5. Gỏi xoài tôm thịt
Nguyên liệu:
- 1 quả xoài hơi chín - 10 con tôm to, 150g thịt nạc dăm hay thịt đùi, 1 nắm nhỏ tôm khô
- Nước mắm trộn: 2,5 muỗng canh nước mắm, 2 muỗng canh đường, nước cốt nửa quả chanh, 2 tép tỏi băm nhỏ, ớt băm
- Rau răm hoặc rau húng lủi, lạc rang giã dập, hành phi.
Theo PNO
8 món thơm ngậy ngon mê mẩn từ phô mai Hãy đổi gió cho những món ăn hàng ngày bằng cách biến tấu với phô mai beo béo, đặc biệt dùng để dỗ dành thì bé nào cũng thích. 1. Công thức phô mai que siêu dễ Để đảm bảo an toàn thực phẩm, bạn có thể tự tay chế biến món phô mai chiên xù với lớp bột bên ngoài giòn tan,...