Khám phá ‘thiên đường ẩm thực’ bên trong khu chợ cổ trăm năm ở Huế
Chợ Đông Ba là điểm đến quen thuộc của nhiều người khi ghé Huế. Nơi đây không chỉ bày bán đa dạng mặt hàng mà còn nổi tiếng là thiên đường ẩm thực thơm ngon, được lòng du khách.
Chợ Đông Ba, một trong những biểu tượng của thành phố Huế (tỉnh Thừa Thiên Huế), hình thành từ năm 1899 dưới thời vua Thành Thái. Ngôi chợ là tọa độ không thể bỏ qua của nhiều bạn trẻ mê khám phá trong chuyến du lịch đến vùng đất cố đô. Không chỉ đa dạng các mặt hàng lưu niệm, chợ Đông Ba còn là “ thiên đường ẩm thực” của hội sành ăn. Ảnh: Minhnguyet.47, yunatyty.
Bún bò Huế gắn liền với tên tuổi mảnh đất cố đô, được bán ở trong khuôn viên chợ Đông Ba mỗi ngày. Bún ở đây được người xứ Huế truyền tai nhau là rất ngon. Món ăn có sự kết hợp giữa hương vị đậm đà của nồi nước dùng, sợi bún dai dai thấm vị và các loại thịt, chả cua, huyết. Bạn sẽ cảm nhận hương vị trọn vẹn của tô bún bò khi ăn kèm đĩa rau sống bắt mắt. Ảnh: Hongnhung1942, outandaboutva.
Bánh bèo chén được bày bán khá nhiều ở khu chợ trăm năm tuổi. Đây là một trong những món ăn người dân địa phương và khách du lịch yêu thích. Bánh bèo được làm từ bột gạo hấp chín, đựng trong từng chén nhỏ, bên trên rắc một ít chà bông tôm, tóp mỡ hấp dẫn. Người Huế thích thưởng thức món ăn này với nước mắm pha đường, chanh, tỏi ớt. Ảnh: I.m.nhung.
Video đang HOT
Trong những dãy hàng quán dài trong chợ Đông Ba, gian bán bánh bột lọc, nậm, ít trần là nơi nhiều người ghé đến nhất. Mùi thơm nức mũi của nước mắm ăn kèm và hình ảnh bắt mắt của những chiếc bánh xếp chồng lên nhau dễ dàng thu hút sự chú ý của thực khách. Bánh bột lọc ở đây có hai loại chay nhân đậu xanh và mặn nhân tôm thịt đậm đà, khó cưỡng. Ảnh: Hoamii, i.m.nhung, preechasengseng, _dngoc_.
Du khách cho thể khám phá thiên đường ẩm thực đa dạng tại chợ Đông Ba vào tầm giờ chiều, khi các gian hàng ăn uống bắt đầu mở cửa nhiều và trở nên nhộn nhịp. Bạn đừng bỏ qua món nem lụi trứ danh khi đến chợ. Thịt lợn được xay nhuyễn, tẩm ướp đậm đà, quấn ép vào cây sả hoặc xiên que, sau đó nướng trên than nóng đỏ, để chín từ từ. Món nem lụi mang đến hương vị ngon ngất ngây mà thực khách khó lòng quên được. Ảnh: Ngvihungg, rawbui.
Xứ Huế nổi tiếng với chè 36 món, bạn có thể ghé lại nếm thử thức ngon này ngay trong chợ Đông Ba. Các loại chè chuối, đậu xanh, đậu ván… nơi đây đều không thể thiếu hương vị của nước cốt dừa béo, thơm và ngọt nhẹ. Sau một buổi vi vu, thưởng thức ẩm thực khắp khu chợ nổi tiếng, chẳc hẳn chè là sự lựa chọn hoàn hảo để kết thúc lịch trình khám phá nơi này cho du khách. Ảnh: Chutrieulong, myakiugram, bihe0606, trinhtrinh2260.
Không chỉ có các món ăn thơm ngon hấp dẫn, thưởng thức ngay tại chỗ, chợ Đông Ba còn bày bán nhiều loại đặc sản nổi tiếng xứ Huế như kẹo mè xửng, mắm tôm chua, nem chả, quýt Hương Cần, hạt sen Tịnh Tâm… Đây là địa chỉ quen thuộc của khách thập phương khi muốn mua quà biếu gia đình, bạn bè. Ảnh: Ntquynhanh14, status.anxiety.
Theo Zing
"Kẹo kéo càng kéo càng dài, càng nhai càng ngọt", có ai còn nhớ món ăn tuổi thơ dữ dội này không?
Đã có những lúc, tưởng chừng như món quà quê ấy chẳng còn nữa, vậy mà đôi lúc bắt gặp trên đường phố Hà Nội, một cảm giác xao xuyến lại ùa về.
Với nhiều bạn trẻ các thế hệ sau này, cái tên "kẹo kéo" dường như... lạ hoắc, nhiều người còn chẳng từng nghe qua chứ nói gì đến chuyện ăn thử, càng không thể có được những kỷ niệm tuổi thơ dữ dội như những người thuộc thế hệ 9x, 8x trở về trước...
Nói đến kẹo kéo, chắc hẳn ai cũng sẽ nhớ ngay đến những tiếng rao mà lũ trẻ con hồi đó thuộc nằm lòng. Chỉ cần ai đó đọc câu đầu, là cả lũ sẵn sàng đồng thanh đọc làu làu những câu tiếp theo...
Kẹo kéo càng kéo càng dài
Càng dai càng ngọt
Chạy tọt về nhà
Xin bà một xu
Xin bu một hào
Ra mua kẹo kéo
Ai kéo... đây!
Hình ảnh của những ông chú bán kẹo kéo ngày xưa luôn gắn liền với chiếc xe đạp cà tàng, phía sau chở theo cái thùng gỗ đựng kẹo kéo, bán dạo trong từng góc xóm. Vừa đi, vừa lanh lảnh đọc những tiếng rao quen thuộc. Hình ảnh ấy đã đi vào tuổi thơ của biết bao nhiêu đứa trẻ, khiến người ta cứ nhớ mãi cho đến tận bây giờ.
Hồi đó, chẳng hiểu đứa nào đầu têu, mà truyền tai nhau về những phương thức làm kẹo kéo cầu kì lắm... Nào là phải đun bao lâu trong lửa cho chảy ra, phải sử dụng đủ thứ nguyên liệu khó tìm lắm... Thậm chí có đứa còn bảo phải ngâm thóc rồi lấy... mầm thóc để chế biến thành kẹo kéo. Sau này tìm hiểu mới biết, thật ra kẹo kéo được làm bằng thứ nguyên liệu rất quen thuộc.
Cách làm kẹo kéo thật ra cũng rất đơn giản. Người ta cho đường, bột vani, đổ ít nước xăm xắp rồi đun với mức lửa vừa phải cho đến khi đường keo lại. Để biết đường thắng đến độ hay chưa thì chỉ cần dùng chiếc đũa chấm nhẹ lên rồi thả vào chén nước, đợi nguội lấy miếng đường đó bấm nhẹ thấy đường không tan là được.
Sau đó, người ta dùng một tấm nilon, thoa lớp dầu chống dính rồi đổ đường lên. Khi đường đã nguội bớt và khô đi thì lấy tay kéo giãn ra rồi gập lại, nhồi đến khi đường thật dẻo, có màu trắng là được.
Kẹo kéo hồi đó, chỉ vài ba trăm đồng, nhưng là cả một thiên đường với bọn trẻ con rồi. Về nhà mè nheo với mẹ, năn nỉ ỉ ôi đủ kiểu, chỉ cần cầm được tiền là ba chân bốn cẳng chạy tót đi, bởi thiên đường lúc đó chính là chiếc xe của chú bán kẹo kéo kìa.
Mỗi khi có người mua, chú bán kẹo lại dùng một chiếc que nhỏ, kéo ra một miếng đường rồi quấn lại. Mấy đứa trẻ chỉ chờ có thể, tay cầm miếng kẹo hân hoan kéo qua kéo lại. Kẹo kéo ngọt khé cổ, ăn lại còn dính răng, thế mà chẳng hiểu sao vẫn thích mê.
Đã có những lúc, tưởng chừng như món quà quê ấy chẳng còn nữa, vậy mà đôi lúc bắt gặp trên đường phố Hà Nội, một cảm giác xao xuyến lại ùa về...
Theo TTVN
Trải nghiệm ẩm thực Đà Lạt với những quán ăn ngon, vừa túi tiền Đà Lạt (Lâm Đồng) được mệnh danh là thiên đường ẩm thực với nhiều món ăn ngon, hấp dẫn. Dưới đây là 7 địa điểm hứa hẹn sẽ làm thỏa mãn tâm hồn ăn uống của bạn trong dịp nghỉ lễ. Bánh căn Lệ: Những chiếc bánh thơm giòn được làm từ gạo, trứng ăn kèm với nước chấm mỡ hành, xíu mại...