Khám phá món bánh quê của người Khmer
Trong văn hóa ẩm thực của người dân Khmer, bánh ống luôn luôn được nhắc đến bởi vị ngọt thanh, hòa quyện của bột gạo, lá dứa, nước đường và cốt dừa, thưởng thức qua rồi khó thể nào quên.
Bánh ống có thể ăn sáng hoặc lúc xế chiều cũng đều phù hợp.
Tuy không phổ biến bằng các loại bánh khác của người miền Tây như bánh bò, bánh tét, bánh ít hay bánh khoai mì nhưng bánh ống vẫn luôn tồn tại trong đời sống ẩm thực của người Sóc Trăng nói riêng và người miền Tây nói chung. Do có vị thanh ngọt nên bánh phù hợp cho bữa ăn sáng gọn gàng hay buổi xế chiều nhẹ bụng.
Cách tạo ra bánh ống cũng phần nào giống như tên gọi của nó. Theo đó, người thợ nấu sẽ dùng một khuôn bánh có hình ống trụ dài khoảng 15-20cm; ở giữa khuôn có một que tre với một đầu que gắn miếng thiếc hình tròn làm đáy khuôn. Thông thường cứ một nồi đất là sẽ để được 3-4 khuôn bánh để phục vụ khi đông khách.
Có dịp trò chuyện cùng một người bán món bánh này lâu năm mới hay, để bánh ống thơm ngon đặc biệt thì mỗi người bán lại có một tỷ lệ pha trộn hai loại gạo khác nhau. Thông thường là gạo tài nguyên chợ Đào (cũ) và gạo thơm được ngâm trong nước nhiều giờ liền. Sau đó, vớt gạo, vo sạch và ngâm cùng nước lá dứa để mùi thơm của lá thấm vào hạt gạo. Tiếp đến, đem gạo xay thành bột, để ráo nước rồi dùng rây cho mịn bột lại.
Khi có khách mua, người bán sẽ cho bột vào khuôn (nồi đất chứa khuôn luôn nóng bởi nước trong nồi được nấu sôi liên tục). Sau khoảng 5 phút khi bánh chín thì kéo nhẹ chiếc que để lấy bánh ra. Thông thường người bán dùng lá chuối lót bánh, rắc thêm ít muối mè, xác dừa nạo là đã có thành phẩm bánh ống thơm ngon, hấp dẫn.
Trải nghiệm thực tế của người viết thì bánh có màu xanh dịu mắt của lá dứa; độ xốp mềm vừa phải dễ ăn. Về hương vị thì khó thể nào “trừ điểm” được bởi sự hòa quyện giữa các tầng hương vị ngọt thanh của lá dứa, bột gạo, muối mè và xác dừa nạo.
Ngày nay, bánh ống không chỉ được bán tại Sóc Trăng mà nó còn vươn mình đến các tỉnh miền Tây và tại TPHCM, mọi người cũng đôi lần bắt gặp những quang gánh bán món bánh này tại các góc đường. Nếu có dịp, mọi người nên thưởng thức bánh ống, qua đó sẽ cảm nhận được tinh thần văn hóa ẩm thực của người dân Khmer.
Cách làm trà chanh đào thanh mát, giải nhiệt, ngon như ngoài quán
Trà chanh đào là thức uống vô cùng hấp dẫn, sử dụng những nguyên liệu gần gũi với cách làm đơn giản. Hôm nay, cùng chuyên trang Vào bếp thực hiện món thức uống thanh mát, giúp giải nhiệt mùa hè hiệu quả này nhé.
Nguyên liệu làm Trà chanh đào
Trà xanh nhài 150 gr
Video đang HOT
Nước cốt chanh 1 muỗng cà phê
Siro đào 2 muỗng cà phê
Mật ong 2 muỗng cà phê
Nước đường 3 muỗng cà phê
Đá viên 50 gr
Hình nguyên liệu
Cách chế biến Trà chanh đào
1
Ủ trà
Đổ vào bình khoảng 1 lít nước nóng, múc khoảng 10 - 15 viên đá vào và khuấy đều đến khi đá tan hết.
Cho 150gr trà xanh vào bình, đổ toàn bộ phần nước trên vào. Ủ trà trong khoảng 15 phút.
2
Pha trà chanh đào
Cho vào ly 150ml trà xanh nhài sau khi đã ủ và lọc bỏ phần xác, 1 muỗng cà phê nước cốt chanh, 2 muỗng cà phê siro đào, 2 muỗng cà phê mật ong, 3 muỗng cà phê nước đường. Khuấy thật đều để các loại nguyên liệu hòa quyện hoàn toàn vào nhau.
Mách nhỏ: Bạn cũng có thể dùng nước cốt chanh đóng chai để thay thế nước cốt chanh tươi, loại này sẽ giúp bạn để được lâu mà không có vị đắng khi thưởng thức.
3
Thành phẩm
Sau đó, cho đá viên vào, bạn có thể trang trí thêm bằng cách cắt một lát chanh mỏng bỏ vào và cắm thêm một nhánh lá bạc hà nhỏ lên bề mặt.
Trà chanh đào sau khi hoàn thành có màu vàng cam vô cùng hấp dẫn. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận được vị ngọt chua đan xen hoàn hảo vào nhau.
Mách nhỏ: Bạn có thể cho thêm đào miếng ngâm vào để món trà chanh đào của chúng ta thêm hấp dẫn nhé.
2 cách làm kem sữa chua trái cây cầu vồng mát lạnh, đẹp mắt đơn giản Món kem sữa chua trái cây nhiều màu sắc đẹp mắt với cách làm siêu đơn giản sẽ là gợi ý tuyệt vời để bạn giải nhiệt cực đã trong mùa hè. Cùng khám phá 2 cách làm kem sữa chua trái cây cầu vồng đơn giản tại nhà nhé! 1. Kem sữa chua trái cây que Nguyên liệu làm Kem sữa chua...