Kéo căng có giúp làm giảm đau cơ không?
Bị đau cơ sau khi tập luyện là điều hết sức bình thường. Tình trạng đau cơ này có thể xuất hiện ở tất cả loại bài tập.
Đặc biệt, những người đã lâu không vận động sẽ dễ đau cơ hơn khi tập luyện trở lại.
Cảm giác đau nhức sau khi tập luyện thể thao được gọi là đau cơ khởi phát muộn. Nguyên nhân cơn đau là do vận động đã tạo ra các vết rách siêu nhỏ trong cơ. Những vết rách này cũng tạo ra phản ứng viêm, theo chuyên trang sức khỏe Healthline (Mỹ).
Kéo căng cơ không giúp giảm nhiều cơn đau cơ, thay vào đó hãy xoa bóp vùng cơ bị đau. Ảnh SHUTTERSTOCK
Trong phần lớn trường hợp, đau cơ sẽ xuất hiện dữ dội nhất trong khoảng 12 đến 24 giờ sau khi tập. Cảm giác đau này có thể kéo dài đến hơn 3 ngày.
Tùy thuộc vào mức độ đau cơ mà người bị đau cơ khởi phát muộn có thể gặp khó khăn trong các hoạt động thường ngày như mặc quần áo, đi lại, đứng lên, ngồi xuống hay mang vác vật dụng.
Video đang HOT
Dù vận động khi bị đau cơ khởi phát muộn có thể khó chịu nhưng các chuyên gia cho rằng vận động vẫn sẽ tốt hơn ngồi im. Người bị đau cơ sẽ không muốn nâng tạ hay tập luyện cường độ cao nhưng các động tác nhẹ nhàng thì rất phù hợp. Chúng có thể giúp làm dịu cơn đau. Chỉ hạn chế vận động khi cơn đau nghiêm trọng đến mức dữ dội.
Một số quan điểm cho rằng kéo căng cơ có thể giúp giảm đau cơ. Tuy nhiên, đây không phải là cách tốt nhất.
Kéo căng cơ khiến cơ bị kéo giãn ra. Điều này tác động đến cơ y hệt cách mà các động tác tập luyện gây ra cơn đau cơ. Do đó, kéo căng cơ có thể giúp giảm đau cơ nhưng không nhiều.
Hơn nữa, cơn đau cơ có lợi ích là giúp hệ thần kinh cảm nhận tổn thương cơ và ngưng tác động đến vùng cơ đó để tránh tổn thương nặng hơn. Do đó, kéo căng cơ sẽ tạo ra kích thích cơ mới có thể khiến cơn đau thậm chí nặng hơn.
Trên thực tế, có nhiều cách tốt hơn có thể giúp giảm đau cơ. Trong đó, cách có hiệu quả tốt nhất là xoa bóp và cần thực hiện trong vòng 24 đến 42 giờ sau khi tập. Ngoài ra, mọi người cũng có thể sử dụng con lăn xốp trong và sau khi tập luyện để giảm đau cơ.
Một số loại kem bôi kem dưỡng da có thành phần thuốc giảm đau hay tinh dầu bạc hà cũng có thể giảm đau cơ, theo Healthline.
Phải làm gì khi bị chuột rút bàn chân?
Rất nhiều người trong chúng ta từng bị chuột rút bàn chân. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng này.
Ở một số người, chuột rút bàn chân xảy ra với tần suất nhiều hơn.
Một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia (Mỹ) cho thấy trong số những người từng bị chuột rút bàn chân thì khoảng 60% bị vào ban đêm, 40% vào ban ngày.
Ngồi lâu ở tư thế không thoải mái có thể gây chuột rút bàn chân. Ảnh SHUTTERSTOCK
Thông thường, chuột rút bàn chân không phải là vấn đề sức khỏe đáng lo ngại. Một trong những nguyên nhân phổ biến nhất là do ít vận động, theo Healthline.
Chẳng hạn, ngồi lâu, nhất là ở tư thế không thoải mái, sẽ ảnh hưởng đến lưu thông máu đến bàn chân và chèn ép các dây thần kinh, từ đó gây chuột rút.
Một nguyên nhân khác là duỗi chân quá mức khiến cơ bàn chân bị căng mỏi, ảnh hưởng lưu thông máu đến bàn chân, từ đó gây chuột rút.
Ngoài ra, mang một đôi giày chật hoặc đế giày cứng cũng có thể gây chuột rút bàn chân. Tình trạng này đặc biệt dễ xảy ra hơn nếu đứng quá lâu.
Những người đang uống thuốc huyết áp, thuốc tránh thai có thể bị tác dụng phụ gây chuột rút bàn chân. Một số bệnh như rối loạn trao đổi chất hay viêm xương khớp cũng khiến tình trạng này xảy ra thường xuyên hơn.
Chuột rút bàn chân khiến người mắc rất khó chịu, nhất là nếu xảy ra thường xuyên. Theo các chuyên gia, duỗi thẳng chân là cách tốt nhất để giảm đau tức thì khi bị chuột rút bàn chân.
Với những người thường xuyên bị chuột rút, các bài tập duỗi thẳng chân nhẹ nhàng và co duỗi các ngón chân có thể giảm nguy cơ tình trạng này xuất hiện. Mỗi ngày có thể thực hiện nhiều lần.
Ngoài ra, bổ sung kali cũng giúp giảm chuột rút. Nguyên nhân là vì kali có chức năng điều chỉnh hoạt động co thắt cơ và tăng lưu thông máu qua cơ. Những món có nhiều kali có thể kể đến gồm chuối, củ dền, đậu nành, đậu đen hay dưa hấu.
Trong một số trường hợp, thiếu magiê sẽ dẫn đến những phản ứng cơ không tự chủ và gây chuột rút. Bổ sung các thực phẩm giàu magiê như sô cô la đen, trái bơ, đậu hủ, chuối hay rau lá xanh sẽ giảm được chuột rút.
Nếu đã thử mọi cách mà chuột rút bàn chân vẫn tái diễn, đặc biệt là trong giấc ngủ, thì cần phải đến gặp bác sĩ kiểm tra để được điều trị, theo Medical News Today.
Liệt dây thần kinh số 7 sau giấc ngủ Bệnh nhân nam 36 tuổi đi uống rượu, về nằm ngủ ở phòng máy lạnh, sáng hôm sau tỉnh dậy tê bì mặt bên phải, mắt phải nhắm không kín, soi gương thấy méo miệng. Khám tại Bệnh viện Đa khoa Medlatec, bác sĩ kết luận liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên bên phải do lạnh, điều trị ngoại trú, phục...