Hướng dẫn cách làm bánh phu thê ngon, chuẩn vị tại nhà
Trong các dịp cưới hỏi thì bánh phu thê không thể thiếu được, đây được xem như là một hương vị truyền thống cho các lễ cưới tại Việt Nam. Bánh phu thê với hương vị thơm ngon đặc biệt được rất nhiều người yêu thích.
Nhưng đã bao giờ bạn nghĩ rằng mình sẽ làm những chiếc bánh phu thê này tại nhà chưa? Cùng chúng tôi học cách làm bánh phu thê qua các bước dưới đây nhé!
Hướng dẫn cách làm bánh phu thê ngon đúng vị tại nhà
1. NGUYÊN LIỆU CHUẨN BỊ
* Bột bánh
- Bột năng: 300g
- Lá nếp: 1 bó
- Cùi dừa nạo sợi nhỏ
- Đường trắng: 1/2 bát (loại bát nhỏ ăn cơm)
- Nước sạch
- Dầu ăn
* Đỗ xanh
- Đỗ xanh: 1 bát
- Đường trắng: 3 thìa
- Lá nếp: 3 lá
- Vani: 1 ống
- Khuôn làm bánh: 1 chiếc
2. CÁCH LÀM BÁNH PHU THÊ
Bước 1: Chế biến đỗ xanh
- Đỗ xanh vo sạch rồi ngâm với nước ấm khoảng 2 tiếng để đỗ nở ra.
- Cho đỗ xanh vào nồi, đổ ngập nước rồi nấu đỗ xanh đến khi chín nhừ.
- Dầu ăn đã chuẩn bị cho vào chảo đun nóng rồi tiếp tục đổ đỗ xanh đã đun chín vào cùng với đường đảo đều cho đến khi đỗ xanh khô thì lúc này các bạn tiếp tục cho vani vào đảo đều rồi tắt bếp.
Video đang HOT
Đỗ xanh luộc chín và đun với dầu ăn cho đến khi khô
Bước 2: Xay lá nếp
Để bánh phu thê có màu xanh đặc trưng thì đây là bước trong cách làm bánh phu thê không thể thiếu.
Lá nếp rửa sạch, để ráo nước rồi cho vào máy xay sinh tố cùng nước, bật máy xay nhuyễn, lọc qua rây để lấy phần nước cốt. Lấy nước cốt cho ra bát rồi khuấy đều cùng với nước lọc.
Xay lá nếp lấy nước cốt
Bước 3: Làm nhân bánh phu thê
- Để làm nhân bánh phu thế các bạn cho bột năng vào bát, thêm dầu ăn cùng với đường và dừa đã nạo sợi trộn đều, đun với lửa nhỏ.
- Khuấy đều tay cho đến khi hỗn hợp bột đặc sánh thì tắt bếp.
Cách làm nhân bánh phu thê
Bước 4: Làm lá nếp lót đáy khuôn
Lá nếp bạn rửa sạch, để ráo nước rồi sau đó cắt thành từng miếng nhỏ để lót vào đáy khuôn.
Làm lá nếp lót đáy khuôn
Bước 5: Làm bánh phu thê và thưởng thức
Sau khi đã chuẩn bị xong hết nhân và bột bánh thì lúc này các bạn:
- Múc một lượt bột đổ vào khuôn, rồi cho một ít đỗ xanh dàn đều cùng với hỗn hợp nhân bánh phu thê đã chuẩn bị ở bước 3 vào giữa. Tiếp tục cho thêm một lớp bột lên bề mặt nhân rồi sau đó dùng thìa láng đều.
- Thực hiện tương tự với những chiếc bánh tiếp theo cho đến khi hết nguyên liệu.
Đổ bột và nhân bánh vào khuôn
- Để hấp bánh các bạn nên dùng chõ sẽ giúp bánh ngon hơn. Đổ một lượng nước vừa phải vào chõ rồi đun sôi. Tiếp tục, xếp bánh vào bên trong rồi đậy nắp. Trong quá trình hấp thì thi thoảng các bạn nên mở nắp và lau sạch phần hơi nước đọng dưới nắp.
Cho bánh vào chõ hấp
Lưu ý: Chỉ hấp bánh phu thê dưới lửa nhỏ để bánh không bị tràn nhân ra ngoài. Thời gian hấp khoảng 10-15 phút tùy thuộc vào độ to nhỏ của bánh.
- Sau khi bánh chín, các bạn để cho bánh nguội thì mới lấy ra khỏi khuôn nhé. Và sau đó, bạn cùng nilon gói từng chiếc bánh lại và dùng dần.
Dùng nilon bọc bánh phu thê để bảo quản
Như vậy, chỉ với 5 bước thực hiện đơn giản cùng với các nguyên liệu sẵn có thì bạn đã tự tay làm được những chiếc bánh phu thê thơm ngon, đúng vị tại nhà để cả gia đình thưởng thức rồi. Cách làm bánh phu thê thật là đơn giản đúng không nào?
Theo Giadinh
U60 bán bún ốc chuối đậu gần 30 năm trong ngách nhỏ, ngày nào cũng ùn ùn khách
Khương Thượng nổi tiếng với món bún ốc gia truyền với rất nhiều hàng quán tên tuổi, trong đó không thể bỏ qua quán bún ốc chuối đậu của cô Hạnh có tuổi đời gần 30 năm.
Bún ốc từ lâu đã trở thành một món ăn quen thuộc đối với những người dân Hà Nội. Không kể sáng trưa chiều tối, món ăn này đều có thể được lựa chọn trong mỗi bữa ăn của mọi người.
Nhắc đến bún ốc, giới nghiền ăn thường kể đến bún ốc cô Huê, bún ốc bà Lương, bún ốc nguội Phù Đổng Thiên Vương,... nhưng sẽ rất thiếu sót nếu như không nhắc đến bún ốc chuối đậu của cô Hạnh ở ngõ Tam Khương (ngõ 139 Khương Thượng cũ) có tuổi đời gần 30 năm.
Bán trong ngách nhỏ vẫn tấp nập khách đến
Khương Thượng nổi tiếng với món bún ốc gia truyền với rất nhiều hàng quán tên tuổi, trong đó không thể bỏ qua quán bún ốc chuối đậu của cô Hạnh có tuổi đời gần 30 năm.
Tuy nhiên để đến được quán của cô Hạnh thưởng thức bún ốc là một điều vô cùng gian nan, khó tìm với những người đến đây lần đầu bởi con đường dẫn đến Khương Thượng đang được thi công, chưa kể con ngõ 139 Khương Thượng nay đã được đổi thành Tam Khương. Đặc biệt, quán của cô Hạnh lại nằm khuất trong con ngách nhỏ nên chắc hẳn ai đến đây lần đầu cũng phải "vật lộn" để tìm đường.
Mặc dù khó khăn để tìm quán nhưng khi đến đây bạn sẽ được thoải mái với không gian sạch sẽ, rộng rãi và được thưởng thức món bún ốc siêu ngon đáng đồng tiền bát gạo và công sức bỏ ra.
Quán của cô Hạnh nằm ở trong ngách khó tìm nhưng bù lại bún ốc khá ngon.
Quán bún ốc chuối đậu của cô Hạnh nằm tại luôn nhà ở nên có khoảng sân khá rộng rãi để xe, mọi thứ cũng được sắp xếp khá gọn gàng, sạch sẽ.
Quầy hàng được đặt ở ngay trước cửa, khu luộc ốc và làm ốc ở bên trong khá sạch sẽ, ngăn nắp nên mọi người cũng dễ dàng quan sát, gọi đồ và yên tâm về chất lượng món ăn.
Thực đơn của quán chỉ có 2 món bún ốc và bún riêu. Tuy nhiên mọi người vẫn có sự lựa chọn thứ 3 là một bát bún ốc đầy đủ riêu, ốc, giò, bò to ụ với giá 45 nghìn/bát.
Ốc to béo và giòn.
Bún ốc ở đây mang hương vị truyền thống, nước dùng rất mềm, thanh thanh, ngọt dịu, không bị chua quá hay ngọt quá, vị vừa ăn, thơm mùi đặc trưng của bún ốc. Ốc nhồi và ốc vặn đều rất tươi, to, béo giòn sần sật được làm sạch sẽ, khi ăn không hề bị nhớt. Hành phi thơm giòn, vàng ươm còn rau sống cũng rất sạch và tươi. Chuối đậu khỏi phải nói được nấu rất vừa vặn, đậm vị.
Không chỉ thưởng thức món ăn ngon mà cô chủ quán cũng vô cùng nhiệt tình, cởi mở, chiều khách. Bạn có thể gọi món tùy theo sở thích mà cô chủ vẫn phục vụ nhiệt tình, thậm chí có thể thoải mái xin thêm rau sống.
Chính vì những điểm cộng trên mà dù nằm ở trong ngách nhỏ khó tìm quán vẫn được đông đảo mọi người ghé đến ăn thường xuyên.
U60 bán bún ốc chuối đậu 30 năm ở Khương Thượng
Cô Đào Thị Hạnh (59 tuổi, chủ quán) cho biết, trước đây cô bán bún ốc ở trong làng Khương Thượng, 2 năm nay cô chuyển về trong ngách nhỏ hiện gia đình đang ở bán cho thuận tiện. Quán của cô đã bán được 28 năm nay ở đây nên khách đến chủ yếu là khách quen, yêu thích hương vị bún ốc cô làm.
Cô Hạnh kể, cô sinh ra và lớn lên ở làng Khương Thượng. Thời nhỏ cô đã bán bún ốc với mẹ gồng gánh trên khắp các nẻo đường Hà Nội. Cô còn nhớ những năm 1972 khi đất nước vẫn còn chiến tranh, khi ấy cô mới 12 tuổi đã phải gánh gồng lên Gò Đống Đa để bán giúp mẹ. Sau đó, cô về làm cơ quan, mãi đến năm 1992 cô mới kế nghiệp bán nghề truyền thống này đến tận bây giờ.
"Ngày xưa tôi bán chạy lắm ngày 40-50kg bún mà bán bún ốc là bún ốc, bún riêu là bún riêu không có thập cẩm, thêm giò, thịt. Bây giờ hàng ốc nhiều nhưng để làm bún ốc truyền thống vẫn còn ít người vì vất vả từ khâu đầu đến khâu cuối, phải lựa chọn nguyên liệu ngon từ quả cà chua, hành đều phải ngon mới có được bát bún ốc ngon", cô Hạnh chia sẻ.
Cô bán bún ốc cho mẹ từ khi còn nhỏ.
Để có một bát bún ốc chuối đậu chuẩn vị, cô Hạnh phải tuyển chọn ốc vặn là ốc đồng và ốc nhồi là ốc đồng Cần Thơ. Sau đó cô phải vất vả đãi ốc, khêu ốc bỏ phần ốc con rồi trần qua nước cho sạch.
Vì làm từ khâu đầu đến khâu cuối, nồi canh ốc của cô mới ngon và chuẩn chỉnh. Dù không hề cho xương vào nấu, chỉ đơn giản là nước ốc luộc thêm cà chua xào, dấm bỗng đun lên nhưng nồi canh của cô vẫn ngọt nước, thanh thanh, đậm đà mang đúng hương vị truyền thống.
"Hiện nay, ốc nhồi có giá 100 nghìn/kg khêu ra 1 kg chỉ được 2 lạng ốc tươi rất ít nhưng nhà tôi vẫn làm hoàn toàn ốc tươi, không dùng ốc đông lạnh. Ngày nào luộc lên bán ngày đó, cứ làm gối đầu làm buổi trưa luộc và khêu ốc bán một nửa, còn một nửa để đến sáng hôm sau rồi lại tiếp tục. Ốc luôn tươi ngon, không bị thừa.
Chuối đậu làm cũng phải gọt chuối cho bỗng ngâm rồi luộc chuối. Đậu thái ra trộn vào với chuối và cho hành khô phi lên xào mới ngon được.
Hành phi khô mỗi tuần tôi làm 10kg để dùng và dù hành đắt đến mấy tôi cũng làm hành tươi. Nồi canh ốc tôi cũng đun cẩn thận qua 3 lần lửa mới có thể ngon được 10 ngày như 10".
Ốc nhồi đồng từ Cần Thơ giá 100 nghìn/kg.
Nguyên liệu được làm cẩn thận, sạch sẽ.
Hàng ngày, cô Hạnh cứ dậy 5h sáng đi mua rau sống về rửa sạch và chuẩn bị nguyên liệu bán. Mỗi ngày cô chuẩn bị trung bình 20kg bún, 10kg ốc nhồi và 10kg ốc vặn để bán. 2 ngày cuối tuần cô sẽ chuẩn bị nhiều hơn khoảng 30kg bún mỗi ngày.
Cô Hạnh cho biết, ngày xưa bún ốc nguyên thủy chỉ có ốc nhưng bây giờ theo nhu cầu của mọi người đa dạng hơn có thịt bò, giò, gạch cua, thậm chí cả trứng. Mặc dù làm cả bún riêu nhưng trung bình một ngày mọi người chỉ ăn 10-20 bát còn đâu mọi người đều ăn lẫn với bún ốc và cô cũng phải chiều lòng dù bán bún ốc truyền thống.
Hiện nay, mỗi bát bún ốc đầy đủ có giá 45 nghìn/bát. Chủ yếu người đến ăn là người sành, yêu thích bún ốc, vì giá cả món ăn này cũng đắt hơn mọi món ăn sáng khác.
Ngoài bán bún ốc cô còn bán cả lẩu ốc phục vụ mọi người. Suốt gần 30 năm qua niềm hạnh phúc nhất của cô Hạnh là được mọi người yêu mến và tin tưởng ghé qua ăn thường xuyên. Đó là động lực giúp cô gìn giữ nghề gia truyền này.
Theo Khampha
Ẩm thực Italy sang trọng , thơm ngon Tổ quốc của tháp nghiêng và những chiến binh thành Roma đế chế La Mã lừng lẫy còn nổi danh với những món ăn độc đáo mang đậm hương vị truyền thống như spaghetti, pizza... Là một trong những nền ẩm thực hàng đầu thế giới, các món ăn của Italy chứa đựng bề dày văn hoá dân tộc. Theo định nghĩa của...