Húng Láng
Húng thơm làng Láng, quen gọi húng Láng, là một trong những sản vật nổi tiếng đất kinh kỳ Thăng Long – Hà Nội. Xưa nay, húng Láng là thứ cây gia vị đặc sắc bậc nhất, không thể thiếu trong bữa ăn bình dân hàng ngày hay yến tiệc của người Hà Nội, cũng như cư dân quanh vùng, nơi vốn được coi là sành ăn, sành mặc.
Cây húng Láng lá nhỏ, thân tròn, mọc lan thành khóm. Mặt lá mầu xanh thẫm, cuống và gân lá mầu tím. Thân cây đanh lẳn, cũng tím sẫm. Hái một lá vò nhẹ trên đầu ngón tay, mùi thơm dậy, sang trọng quyến rũ. ặc biệt, húng Láng không thơm hắc như húng dũi, bạc hà, húng chó, ngổ… Người Hà Nội gọi chung các loại rau gia vị là rau thơm, có lẽ vì loại nào cũng có mùi thơm. Duy chỉ có húng Láng có tên là thơm, húng thơm (một loại rau gia vị được mang tên chung cả loài). Cây húng thơm quý này được trồng ở làng Láng (Hà Nội) rất lâu đời. Chỉ trên đồng đất Láng, húng thơm mới có hương vị đặc biệt ấy. Ở đồng đất khác húng vẫn sống, phát triển, nhưng… hương vị độc đáo của nó không còn nữa! Và trong những nét văn hóa ẩm thực của di sản văn hóa đậm nét Hà Nội, húng Láng nổi bật hàng đầu các gia vị rau thơm, không thể trộn lẫn và thiếu trong các món ăn của người thủ đô.
Video đang HOT
Làng Láng thuộc phường Láng Thượng, quận ống a, Hà Nội. Xưa kia, làng này thuộc xã Yên Lãng, gần cửa Bảo Khánh, thành Thăng Long. Sông Tô Lịch chảy qua bên cạnh làng, theo vòng ngoài đê ại La. Dân Láng đi đường bộ theo bờ sông Tô, qua cửa Bảo Khánh, vào nội thành ại La xưa chỉ chừng hơn cây số. ường thủy cũng ngược dòng sông Tô, thuyền đi vào tận phố cổ bên hồ Gươm ngày nay, hoặc theo ại hồ qua Giảng Võ, vào đến Quốc Tử Giám cũng chỉ một độ đường ngắn. Dân Láng đem rau, phần lớn là rau thơm vào thành bán thời trước, đều chuyên chở bằng hai con đường ấy. Ngay từ thời Lý (thế kỷ 11, Láng là một trong 61 phường của kinh thành Thăng Long… Nghề trồng rau và cây gia vị bấy giờ đã xuất hiện ở Láng. ến thời Trần (thế kỷ 13, phường Láng đổi thành phường Toán Viên (vườn tỏi) chuyên canh tác loại rau cung cấp cho triều đình và dân kinh thành. Dân làng Láng trồng nhiều loại rau thơm, cây gia vị, nhưng húng thơm là cây thích ứng hơn cả và thành một đặc sản lừng danh. Trong suốt nhiều thế kỷ, trên đồng đất làng Láng luôn phẳng xanh những luống thơm dài tắp, đem lại nguồn thu nhập chính cho các thế hệ người trồng rau truyền thống của làng. Cây húng Láng là niềm tự hào của họ.
ến những năm cuối thế kỷ 20, đất nước chuyển mạnh theo hướng phát triển kinh tế thị trường. Dân Láng tăng đột biến tới chục nghìn người trong 5 năm (1992 – 1996). ất canh tác của làng Láng thu hẹp nhanh chóng, chỉ còn khoảng 1/10 diện tích gieo trồng trước năm 1990. Tuy nhiên, nhiều gia đình vẫn kiên trì giữ nghề truyền thống, thủy chung với cây húng thơm.
Mỗi luống thơm (ngang 2 m, dài 10 m) trung bình hàng tháng hái được 200 – 250 mớ. Mỗi mớ húng vài chục ngọn. Thời giá năm 1997, bán buôn là 250 đồng một mớ. Khách buôn có thể bán lẻ cho người tiêu dùng từ 500 – 700 đồng một mớ. Người trồng húng Láng thu nhập thấp. Một hộ ba, bốn lao động, chăm sóc khoảng 20 luống rau, mỗi tháng cũng chỉ thu được tối đa là 300 nghìn đồng.
Nhưng những người làm vườn ở làng nghề trồng húng thơm nổi tiếng của thủ đô hết sức thận trọng, khắt khe về kỹ thuật chăm sóc những luống thơm, giữ chất lượng ổn định từng ngọn rau nhỏ bé nhưng nức tiếng gần xa suốt mấy trăm năm nay của đất và người Hà Nội.
Theo BĐVN
Trái tim yêu thương
"Có một không gian nào, đo chiều dài nỗi nhớ? Có khoảng mênh mông nào, sâu thẳm hơn tình thương?..." Tình yêu là thần dược nên khi con người ta nhấp thứ men này sẽ chếnh choáng, lâng lâng. Tình yêu sẽ làm cho hai kẻ xa cách luôn mong ngóng nhớ nhung.
Em đã chếnh choáng, lâng lâng khi đón nhận những tình cảm nồng thắm của anh. Em cũng luôn mong ngóng nhớ nhung anh khi thực tại trước mắt em là sự xa cách anh tới 1/4 trái đất.
Hình như có tiếng sóng dội bạc đầu ghềnh đá trong niềm khắc khoải của người con gái đang yêu còn cháy mãi trong em mỗi khi nhớ anh. Để em thấy được rằng cái không gian xa cách từ Việt Nam tới vùng Trung Đông không thể đo được nỗi nhớ mà em dành cho anh. Để em thấy được rằng khoảng mênh mông của vùng trời, vùng biển từ Việt Nam tới vùng Trung Đông không sâu thẳm bằng tình thương em dành về phần anh.
Có lẽ khi yêu con người ta biết chấp nhận chia ly, biết sống xa nhau, biết hy sinh để chứng tỏ tình yêu là sợi dây vô hình nối hai kẻ đắm đuối thêm bền chặt? Tình yêu đã gắn kết em lại với anh, gắn kết hai con người xa lạ thuộc hai vùng miền xa xôi Trung-Bắc để cùng thực hiện cái ước nguyện cả hai sẽ được bước đi trên con đường mang tên "Hạnh Phúc".
Ai đã nói: "Tình yêu làm sống dậy một tâm hồn đã chết, tình yêu làm hai kẻ cô đơn đoạ đày được hồi sinh trong ngày hạnh ngộ? Nước mắt sẽ tưới xanh khu vườn tình ngày hai người gặp nhau. Trách nhiệm với "Phụ-Mẫu" đặt lên đôi vai anh quá lớn. Ao ước một ngôi nhà mưa không dột nước, nắng không chiếu vào cốt sao cho cha mẹ sống những tháng ngày bình yên, vui vẻ quây quần bên con cháu khi tuổi đã xế chiều, luôn cháy bỏng trong anh. Anh cứ ao ước, cứ hoài bão và hãy cứ thực hiện nó.
Em sẽ đợi anh, đợi ngày anh về, em sẽ hân hoan đón nhận niềm hạnh phúc tuyệt vời sau thời gian xa anh đằng đẵng. Đó chỉ cần là nụ cười anh ấm áp, đó chỉ cần là ánh anh mắt đong đầy tình yêu thương tha thiết. Nụ cười, ánh mắt ấy sẽ đánh tan nỗi buồn, nỗi nhớ, sẽ gieo vào trong em niềm tin để em sống và ước vọng. Cuộc đời này sẽ tươi đẹp khi con người ta yêu thương trên diện tích mặt đất của tâm hồn. Và để em hiểu rằng "Hạnh phúc sẽ đến với những ai biết chờ đợi" như lời anh nói. Anh thương nhớ ạ!
Theo Bưu Điện Việt Nam
Văn Miếu ngập áo trắng học trò trước ngày thi Tốt nghiệp Ai cũng biết Văn Miếu - Quốc Tử Giám là điểm đến của các sĩ tử mùa thi. Nhưng thông thường cao điểm phải là mùa thi tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng, khi đó thí sinh đổ tới đây vừa cầu lễ, vừa tham quan trường đại học đầu tiên của Việt Nam. Vậy mà năm nay học...