Hơn 88.800 liều vaccine phòng COVID-19 đã tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi
Thông tin từ Bộ Y tế chiều ngày 20/4 cho biết, đến nay đã có 88.820 liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi.
Công tác tiêm chủng cho trẻ trong độ tuổi này tiếp tục được đẩy mạnh, “tiêm đến đâu an toàn đến đó”.
Ngày 20/4, ngành y tế tỉnh Thừa Thiên Huế bắt đầu triển khai công tác tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ 5 – dưới 12 tuổi trên địa bàn.
Huyện miền núi A Lưới là địa phương đầu tiên của tỉnh này tổ chức tiêm với 600 liều. Theo kế hoạch, đợt này toàn huyện A Lưới tiêm cho 556 em học sinh khối lớp 6 và 44 em học sinh khối lớp 5, số trẻ còn lại sẽ tiếp tục tiêm khi có vaccine và giảm dần độ tuổi.
Cũng trong hôm nay, TP Hải Phòng đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi. Ngày đầu tiêm chủng cho trẻ từ 5 – 12 tuổi, Hải Phòng tiêm thí điểm tại 3 trường THCS trước với gần 500 học sinh khối 6.
Tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi tại Hà Nội. Ảnh: Trần Minh
Tại Huyện Quế Phong, hôm nay tỉnh Nghệ An triển khai tiêm cho 140 trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi. Đây là huyện đầu tiên của tỉnh Nghệ An triển khai tiêm vaccine cho lứa tuổi này.
Theo kế hoạch, từ ngày 21/4 trở đi, tất cả các địa phương khác trong tỉnh Nghệ An cũng sẽ tiến hành tiêm đồng loạt vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi.
Cũng trong ngày 20/4, các tỉnh Vĩnh Long, Đồng Tháp, Kiên Giang đã tiến hành tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi. Học sinh lớp 6 tiêm trước, sau đó hạ dần lứa tuổi.
Việt Nam bắt đầu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi từ ngày 14/4. Quảng Ninh là địa phương đầu tiên trong cả nước tiêm cho trẻ trong độ tuổi này.
Tiếp đó, từ ngày 16-19/4, các tỉnh, thành phố là TP HCM, TP Hà Nội, Lào Cai, Bình Dương, Bắc Giang, Bắc Ninh, Yên Bái, Điện Biên, Sơn La, Tuyên Quang, Cao Bằng, Hà Nam, Hải Dương… đã tiêm vaccine phòng COVID-19 cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi.
Đến ngày 18/4, cơ quan chuyên môn của Bộ Y tế đã phân bổ hơn 2,3 triệu liều vaccine phòng COVID-19 để tiêm cho trẻ trong độ tuổi từ 5 – dưới 12 tuổi. Vaccine đã được chuyển đến các địa phương để phục vụ nhu cầu tiêm chủng.
Đến nay đã có 88.820 liều vaccine phòng COVID-19 tiêm cho trẻ từ 5 – dưới 12 tuổi. Trong những ngày đầu triển khai ghi nhận một số trường hợp phản ứng nhẹ sau tiêm, chủ yếu là sốt, sưng đau tại chỗ tiêm, đau đầu, mệt mỏi… Không ghi nhận trường hợp phản ứng nghiêm trọng sau tiêm vaccine phòng COVID-19 ở trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi.
Sơ bộ ban đầu tỷ lệ phản ứng thông thường sau tiêm vaccine phòng COVID-19 ở trẻ em từ 5 – dưới 12 tuổi thấp hơn thông báo của nhà sản xuất. Công tác an toàn tiêm chủng được thực hiện nghiêm túc tại tất cả các tuyến.
Liên quan việc chăm sóc trẻ sau tiêm chủng, TS. BS Lê Kiến Ngãi – Trưởng khoa Dự phòng và Kiểm soát nhiễm khuẩn – Bệnh viênh Nhi TW chỉ rõ các mốc thời gian gia đình cần lưu ý là 30 phút, 24 giờ, một tuần và 28 ngày.
Với trẻ em sau tiêm 3 ngày và trở lại trường học, gia đình và thầy cô sẽ cần có sự phối hợp chặt chẽ để đảm bảo sức khỏe của trẻ.
Cụ thể, trẻ cần tránh vận động mạnh trong thời gian này. Các hoạt động thể lực phải được điều chỉnh để tránh nhầm lẫn với các phản ứng sau tiêm.
Liệu có thể bị nhiễm Omicron và Delta cùng lúc không?
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt và đang dần cạnh tranh với biến thể Delta.
Trong bối cảnh này, nhiều người lo lắng, liệu có thể bị nhiễm biến thể Omicron và Delta cùng lúc không?
Chuyên gia dịch tễ học, tiến sĩ Irene Peterson, giáo sư dịch tễ học tại Đại học London (Anh) đã trả lời câu hỏi này.
Theo bà Peterson, về mặt lý thuyết, một người có thể vừa nhiễm Omicron vừa nhiễm Delta cùng lúc, nhưng khó có thể xảy ra.
Vì có khả năng Omicron sẽ thắng Delta, do Omicron nhân đôi nhanh hơn Delta rất nhiều, theo Express.
Biến thể Omicron đang phát triển với tốc độ chóng mặt. Ảnh SHUTTERSTOCK
Các chuyên gia dịch tễ học đã chỉ ra rằng mọi người có thể bị nhiễm cả Delta và Omicron cùng nhau. Đã có những trường hợp đồng nhiễm trước đây.
Hai nghiên cứu - một ở Brazil và một ở Pháp - đã nghiên cứu những bệnh nhân bị nhiễm hai chủng virus khác nhau cùng lúc. Nhưng hai nghiên cứu này cũng cho thấy khả năng điều này xảy ra là rất hiếm, nên đừng hoảng sợ, theo trang tin wxyz.
Khoa học đã chứng minh rằng một người chỉ nhiễm một chủng tại một thời điểm. Điều có khả năng xảy ra nhất, với tốc độ lan truyền của Omicron, thì Omicron sẽ đẩy Delta ra. Cũng giống như Delta đã đẩy biến thể Alpha ra, theo wxyz.
Số ca nhiễm Covid-19 tăng kỷ lục khắp thế giới, WHO lo "sóng thần" ô nhiễm
Tiến sĩ Saralyn Mark, cựu cố vấn y tế cao cấp tại Nhà Trắng, đã xác nhận rằng có thể bị nhiễm hai biến thể cùng một lúc.
Nhưng ông nói rằng không nhất thiết là người bị đồng nhiễm sẽ mắc bệnh nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, điều khiến tiến sĩ Mark lo ngại là khả năng nhiễm một hoặc cả hai biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm.
Ông Mark nói, ngoài ra, người bệnh cũng có thể nhiễm cúm, gây tổn thương phổi nhiều hơn. Đây sẽ là một bộ 3 virus và có thể làm tăng tỷ lệ mắc bệnh và tử vong, theo wusa9.
Điều đáng lo ngại là khả năng nhiễm 1 hoặc cả 2 biến thể cùng lúc với nhiễm virus cúm. Ảnh SHUTTERSTOCK
Giáo sư Paul Hunter, từ Đại học East Anglia (Anh), cũng đồng ý: đồng nhiễm bất kỳ loại virus đường hô hấp nào cũng dễ dẫn đến bệnh nặng hơn đặc biệt là đồng nhiễm Covid và cúm.
Tiến sĩ Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, cũng nói rằng mọi người có thể "nhiễm cả hai loại virus", Daily Mail đưa tin.
Chắc chắn những người bị suy giảm miễn dịch - có thể nhiễm cả hai loại virus, ông cảnh báo.
Tuy nhiên, thường sẽ có một biến thể nổi trội hơn, vì vậy việc nhiễm hai chủng vẫn là điều "khó xảy ra", Daily Mail cho biết.
Tuy nhiên, mức độ bao phủ vắc xin cao sẽ "giúp chống lại bệnh nghiêm trọng", ông nói thêm.
Hỏi nhanh về Covid-19: Tiêm vắc xin mũi 3, người cao tuổi cần lưu ý gì? Sắp tới mẹ tôi (75 tuổi) sẽ tiêm vắc xin mũi 3. Cho tôi hỏi, sau khi tiêm mũi 3, tôi cần lưu ý gì trong việc chăm sóc mẹ tôi không. Những tác dụng phụ có thể xảy ra là gì? (M.H, TP.HCM) Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng Đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược...