Hội chứng bàn chân phẳng là gì?
Tôi nhận thấy cháu nội tôi sinh ra bàn chân khá phẳng. Tôi nghe nói đến tật bàn chân phẳng và muốn biết cháu tôi có mắc bệnh không và cần làm gì?
Bùi Thanh Sơn (Hà Nội)
Ảnh minh họa
Bàn chân phẳng là hiện tượng khi vòm ở lòng bàn chân bị phẳng, toàn bộ lòng bàn chân chạm vào sàn nhà khi đứng lên. Đây là hiện tượng khá phổ biến, không phân biệt giới tính, độ tuổi hay vùng miền. Hiện tượng bàn chân phẳng hay bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ là bình thường, nhất là ở trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi do vòm bàn chân chưa phát triển hết.
Tuy nhiên, có một số người không bao giờ phát triển vòm này. Nhiều trẻ có bàn chân bẹt nhưng vẫn linh hoạt, trong đó vòm có thể nhìn thấy khi trẻ ngồi hoặc đứng trên đầu ngón chân, nhưng biến mất khi trẻ đứng. Có những trẻ có bàn chân phẳng linh hoạt mà không có vấn đề gì. Đa số mọi người không có dấu hiệu hoặc triệu chứng liên quan đến bàn chân phẳng, tuy nhiên cũng có nhiều người có bàn chân phẳng bị đau chân, đặc biệt là gót chân hay khu vực vòm. Các cơn đau này có thể tăng lên khi hoạt động hoặc bị sưng dọc theo bên trong mắt cá chân cũng có thể xảy ra.
Để chẩn đoán bệnh bàn chân phẳng có thể áp dụng các biện pháp sau: Khám thông qua việc quan sát hai bàn chân từ phía trước, phía sau và yêu cầu người bệnh đứng trên ngón chân.
Ngoài ra có thể sử dụng chẩn đoán hình ảnh với các phương pháp: Chụp Xquang; Chụp CT; Siêu âm; Chụp cộng hưởng từ MRI. Gia đình đừng lo lắng, nên theo dõi cháu bé trong quá trình phát triển, nếu có các bất thường như đau chân, sưng dọc mắt cá chân, nghĩa là có dấu hiệu ảnh hưởng đến sức khỏe thì cần đi khám.
BS. Anh Quân
Theo SK&ĐS
Bé trai 4 tuổi phải nằm viện 6 tháng vì bị nhiễm trùng máu và mắc bệnh do "vi khuẩn ăn thịt", triệu chứng ban đầu chỉ là đau chân
Người mẹ 2 con này hy vọng, ca bệnh của con trai mình sẽ giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này, đặc biệt là các triệu chứng của bệnh trước khi quá muộn.
Mới đây, Iris, một bà mẹ 2 con đã chia sẻ trên Facebook về việc cô gần như mất con trai vì căn bệnh nhiễm trùng máu. Đặc biệt, triệu chứng ban đầu mà bé gặp phải chỉ đơn thuần chỉ là đau chân nên đã gây ra không ít nhầm lẫn trong chẩn đoán.
Video đang HOT
Cô hy vọng, ca bệnh của con trai mình sẽ giúp mọi người hiểu hơn về căn bệnh nguy hiểm này, đặc biệt là các triệu chứng của bệnh trước khi quá muộn.
"Nhiễm trùng máu. Chúng tôi chưa bao giờ nghe nói về nó trước đây, càng không bao giờ nghĩ rằng bệnh có thể xảy đến với gia đình mình cho đến khi mọi chuyện xảy ra. Nhân ngày Nhiễm trùng máu Thế giới, chúng tôi chia sẻ câu chuyện về hành trình nằm viện chiến đấu với bệnh nhiễm trùng máu kéo dài 6 tháng của Jarrod. Chúng tôi hy vọng rằng các bậc cha mẹ sẽ nhận thức được các triệu chứng của bệnh và xin hãy vui lòng chia sẻ vì biết đâu những điều này có thể cứu sống được ai đó", Iris viết.
Không chỉ là sốt và phát ban
Ngày 28/3/2019, Jarrod, đứa con trai 4 tuổi của Iris, dường như vẫn ổn cho đến khi cô nhận được cuộc gọi của trường mẫu giáo thông báo rằng cậu bé bị sốt. Sau khi được đón về nhà, cơn sốt của Jarrod đã biến mất nhưng bố mẹ vẫn cho bé ở nhà để đề phòng sốt lại. Hai ngày sau, cậu bé sốt lại và có các vết phát ban. Khi được đưa đến gặp bác sĩ gia đình thì bác sĩ chẩn đoán cậu bé bị sốt siêu vi và được kê thuốc.
Vào ngày 31 tháng 3, cơn sốt và phát ban của Jarrod đã dịu xuống một chút và cậu bé có thể làm mọi việc xung quanh nhà, nhưng ngày hôm sau, Jarrod nói rằng bị đau ở chân.
Bác sĩ khác cũng vẫn chẩn đoán đó chỉ là sốt siêu vi
Thấy con kêu đau chân, Iris đã đưa con đến gặp một bác sĩ khác. Nhưng ngay cả bác sĩ này cũng nói rằng bé chỉ bị sốt siêu vi mà thôi, và kê cùng đơn thuốc với bác sĩ trước đó.
Vào ngày 2 tháng 4, mọi thứ trở nên tồi tệ. Jarrod vẫn bị sốt và phát ban, nhưng lần này, cậu bé không thể đi lại vì chân phải quá đau quá nhiều. Cơn đau thậm chí khiến cậu bé không thể chịu đựng nổi, và ngay lúc 5 giờ chiều hôm đó, bố mẹ một lần nữa phải đưa con đến viện.
Sức khỏe Jarrod giảm sút rất nhanh
Mặc dù đã đến viện nhưng Jarrod vẫn không nhận được sự cấp cứu khẩn cấp nào. Cậu bé chỉ được đưa đến một phòng cách ly với lý do sốt phát ban. Trong suốt 5 giờ chờ đợi sau đó, bé được cho uống Panadol và thuốc chống dị ứng. Đến 10 giờ 30 phút đêm, tình trạng của Jarrod trở nên tồi tệ hơn - bé bắt đầu nôn mửa và tiêu chảy.
Phải 45 phút sau khi được người nhà thông báo, một y tá mới bước vào xem tình trạng của Jarrod. Sau các thủ tục đo huyết áp, kiểm tra chỉ số sinh tồn, nhân viên y tá này đã lao ra ngoài và sau đó các bác sĩ, nhân viên y tế vào phòng bệnh rất đông. Họ biết cậu bé bị nhiễm trùng huyết nhưng không biết nguyên nhân gây ra nó.
Nhiễm trùng huyết xảy ra khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bạn bắt đầu gửi các hóa chất chống nhiễm trùng khắp cơ thể thay vì chỉ nhiễm trùng. Những hóa chất này gây viêm và bắt đầu tấn công các mô và cơ quan khỏe mạnh. Cơ thể bạn không còn chiến đấu với nhiễm trùng, nó tự chiến đấu.
Một giờ sau, Jarrod bắt đầu bị suy đa tạng và cần được nối với máy lọc máu vì thận của bé đã bắt đầu thất bại. Vào lúc 4 giờ sáng, nhịp tim của Jarrod cũng bắt đầu yếu đi và bé phải phẫu thuật tim để kết nối với một máy thở ECMO.
Nguyên nhân là do "vi khuẩn ăn thịt"
Đến 7 giờ sáng ngày 3 tháng 4, tình trạng của Jarrod đã không được cải thiện mặc dù bé đã được hỗ trợ với tất cả các loại máy móc. Bé cũng đã được cho 30 loại thuốc khác nhau trong khi các bác sĩ bắt đầu dự đoán rằng nguyên nhân gốc rễ là do Bệnh Kawasaki (viêm mạch máu hệ thống cấp tính) hoặc liên cầu khuẩn nhóm A (Group A Strep). Chỉ bốn ngày sau, họ xác nhận Jarrod mắc liên cầu khuẩn nhóm A - thường được gọi là vi khuẩn ăn thịt.
Tuy nhiên, mặc dù đã được tiêm kháng sinh đúng cách và được lọc máu độc hại bằng máy ECMO, Jarrod bắt đầu xuất hiện các mảng màu xanh tím trên da và phồng rộp khắp cơ thể do sốc nhiễm trùng. Chân phải của bé thậm chí còn sưng to gấp 3 lần kích thước bình thường.
"Các bác sĩ đã lo ngại rằng chân của cậu bé chính là nguồn gốc của sự lây nhiễm, vì vậy họ đã quyết định môt chân con trong khi con vẫn còn sự sống. Đối với chúng tôi, đây là một trong những điều khó khăn nhất. Nếu chân bé là nguyên nhân gây nhiễm trùng thì nó cần được ưu tiên giải quyết. Rủi ro là Jarrod đã quá yếu để có thể trải qua bất kỳ ca phẫu thuật lớn nào, không những thế, cậu bé còn bị loãng máu", Iris viết.
Nhưng rồi, ca phẫu thuật đã diễn ra tốt đẹp. Các bác sĩ phát hiện ra rằng vi khuẩn Strep A đã xâm nhập vào máu và xương của Jarrod, và đã cắt đứt nguồn cung cấp máu đến chân của cậu bé, dẫn đến tổn thương cơ và mô.
Con đường phục hồi
Jarrod đã phải ở phòng hồi sức cấp cứu trong 24 ngày, trong đó có 8 ngày là hôn mê. Da bé bắt đầu bong ra, tóc thì rụng, thậm chí còn phải thực hiện các ca phẫu thuật khác khi mà vết thương ở chân luôn không thể liền.
May mắn thay, Jarrod đã có thể phục hồi sau đó. Trải qua 3 tháng trong bệnh viện và 3 tháng chăm sóc của các y bác sĩ tại nhà với khoảng 20 ca phẫu thuật, cậu bé đã khỏe trở lại.
Giờ đây, Jarrod gần như trở lại bình thường 100% sau khi trải qua vật lý trị liệu và châm cứu. Mặc dù một chân của bé bị nhỏ hơn chân kia do phải cắt bỏ một số cơ và mô nhưng bé vẫn chăm chỉ học cách lấy lại sức để đi lại.
Theo Webmd, liên cầu khuẩn nhóm A thường được tìm thấy trên da và trong cổ họng. Thông thường, bệnh sẽ có những biểu hiện nhẹ là viêm họng, chốc lở. Tuy nhiên, trong một số trường hợp vi khuẩn xâm nhập sâu vào máu, phổi, các cơ, gây nguy hiểm tính mạng.
Loại vi khuẩn này phát tán trực tiếp qua việc tiếp xúc chất nhầy hoặc vết loét trên da người nhiễm bệnh. Nhiễm trùng khuẩn liên cầu xảy ra khi số lượng vi khuẩn vượt quá sức đề kháng của cơ thể. Nhiễm trùng do vi khuẩn này gây ra có tỷ lệ thấp, tỷ lệ tử vong do nhiễm trùng khuẩn này chiếm 25% nhưng nếu chủ quan thì rất có thể bạn sẽ là nạn nhân.
Theo Helino
6 vấn đề thường gặp của bàn chân Theo ghi nhận của Rd.com, các vấn đề về chân có thể gây bệnh cho bạn bất cứ lúc nào. Dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia y tế để bảo vệ sức khỏe đối với chân. Quan tâm những vấn đề của bàn chân để tránh những tổn thương không đáng có - Ảnh: rd.com Đau chân Loại giày không...