Học sinh TP Hồ Chí Minh đang kẹt tại các tỉnh, thành chưa về được có thể học tạm tại địa phương
Đối với những học sinh đang mắc kẹt ở tỉnh không thể về TP Hồ Chí Minh để bắt đầu vào học, Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết sẽ liên kết, phối hợp với các địa phương để đăng ký và làm thủ tục chuyển trường tạm cho các học sinh theo học tại các trường nơi cư trú.
Khi ổn định dịch bệnh, sẽ quay về học bình thường.
Ngược lại, với các học sinh các tỉnh, thành đang kẹt tại TP Hồ Chí Minh chưa thể về nơi cư trú để đi học, Thành phố sẵn sàng bố trí cho các em học online để theo kịp chương trình nếu có nhu cầu.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, khó khăn hiện nay của ngành Giáo dục Thành phố là việc tăng học sinh hằng năm nên dẫn đến sĩ số học sinh không đảm bảo. Ngoài ra, Thành phố hiện có đến 151 cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập ngừng hoạt động và giải thể do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19.
Liên quan đến việc chuẩn bị sách giáo khoa cho năm học mới, ông Nguyễn Văn Hiếu, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh cho biết, hơn 95% sách giáo khoa từ lớp 3-12 đã được Nhà xuất bản chuyển đến cho các trường học trên địa bàn TP Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đối với sách giáo khoa lớp 1, lớp 2 và lớp 6 còn gặp nhiều khó khăn.
Video đang HOT
Nguyên nhân, ở khối lớp 2 và lớp 6 năm nay bắt đầu chương trình giáo dục Phổ thông mới nên phải chọn sách mới; còn đối với khối lớp 1 thì được chọn lại sách giáo khoa.
TP Hồ Chí Minh đảm bảo có đủ sách giáo khoa cho học sinh trước ngày bắt đầu năm học mới.Mặt khác, sách giáo khoa chưa nằm trong danh sách hàng hóa thiết yếu nên Sở Giáo dục và Đào tạo Thành phố đã trình văn bản đến UBND TP Hồ Chí Minh về việc tạo điều kiện vận chuyển sách giáo khoa đến các trường.
Bên cạnh đó, Sở cũng đã hướng dẫn phụ huynh đăng ký nhận sách giáo khoa tại nhà trường theo kế hoạch, cụ thể hẹn phụ huynh đến trường nhận sách giáo khoa theo các khung giờ để đảm bảo phòng, chống dịch.
Theo Sở Giáo dục và Đào tạo TP Hồ Chí Minh, bản điện tử sách giáo khoa từ lớp 1 đến lớp 12 đều đã có trên website Sở và các trường. TP Hồ Chí Minh đảm bảo học sinh sẽ có sách giáo khoa trước ngày 20/9, khi bắt đầu năm học.
Ngành giáo dục Thủ đô đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học sinh
Trước những lo ngại của dư luận về việc thiếu trường học, phòng học cho học sinh đầu năm học mới, đặc biệt khi những khu đô thị đông đúc, quá tải dân cư ngày càng nhiều thì Phó Giám đốc phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Văn Đại cho biết, với quy mô 2.800 trường học, ngành giáo dục Thủ đô cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh.
Năm học 2021-2022, các trường học trên địa bàn Hà Nội tuyển sinh khoảng 158.000 trẻ mẫu giáo 5 tuổi; 159.000 học sinh lớp 1 và 131.000 học sinh lớp 6. Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, sau khi hết thời hạn đăng ký trực tuyến (giai đoạn 1), số hồ sơ đã đăng ký thành công với trẻ vào lớp 1 là 128.879; số hồ sơ đăng ký cho trẻ 5 tuổi vào trường mầm non cũng đạt tỷ lệ rất cao; số hồ sơ đăng ký vào lớp 6 là 107.108.
Cũng theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, năm học 2020-2021, trên địa bàn TP có 786 trường tiểu học với gần 20.000 lớp. Cấp tiểu học của Hà Nội thường có sĩ số bình quân là 40 học sinh/lớp. Trong đó, có những lớp ở khu vực đông dân cư, đặc biệt là khu vực nội thành, mỗi lớp thường có sĩ số học sinh vượt quá 50 học sinh/lớp.
Học sinh lớp 1 trường Tiểu học Giang Biên (Long Biên) háo hức trong ngày khai giảng năm học 2020-2021
Tuy nhiên, theo Điều lệ trường học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cấp tiểu học có sĩ số không quá 35 học sinh/lớp. Đây là sĩ số hợp lý để đảm bảo chất lượng trong việc học tập của học sinh cũng như công tác giảng dạy của giáo viên.
Tỷ lệ 35 học sinh/lớp đặt ra thách thức lớn cho ngành giáo dục, đó là nhu cầu về chỗ học cho học sinh. Tất nhiên, một mình ngành giáo dục không thể giải quyết được thách thức này, mà cần sự vào cuộc quyết liệt, nhanh chóng của các cơ quan chức năng khác.
Khi Hà Nội ngày càng có nhiều khu đô thị mới được xây dựng thì việc quy hoạch đô thị mới phải đi kèm với trường học là giải pháp cốt lõi để không phá vỡ quy hoạch mạng lưới trường học trên các địa bàn dân cư, đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục trong giai đoạn mới.
Theo Phó Giám đốc phụ trách Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Văn Đại, với quy mô 2.800 trường học, ngành giáo dục Thủ đô cơ bản đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh. Hiện tượng quá tải chỉ xảy ra cục bộ. Sở cũng yêu cầu các phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục tham mưu chính quyền địa phương tăng cường đầu tư xây dựng trường, phòng học, ưu tiên những nơi có khu công nghiệp, nơi tập trung đông dân cư...
Ông Đại nhấn mạnh mục tiêu của TP là bảo đảm phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi, huy động 100% trẻ 6 tuổi đủ sức khỏe vào lớp 1, 100% học sinh hoàn thành chương trình tiểu học vào lớp 6 nên phụ huynh hoàn toàn yên tâm về chỗ học cho học sinh.
Khi trường học chọn cách quay lưng với học trò Học sinh bị buộc phải chuyển trường, trường học có thể chẳng ảnh hưởng nguồn thu nhưng lòng tin vào sứ mạng giáo dục của phụ huynh và xã hội dành cho ngôi trường ấy liệu có còn nguyên vẹn? Ảnh minh họa Những ngày qua, sự việc Trường Quốc tế Á Châu từ chối nhận sáu học sinh khiến nhiều phụ huynh...