Hít hà bún mắm thịt quay
Sự kết hợp giữa mắm nêm, thịt heo quay với bún và một số gia vị cay cay như ớt, tỏi tạo nên hương vị độc đáo khó quên của món bún mắm thịt quay đậm chất Quảng.
Đây là món ăn dễ chế biến, làm rất nhanh trong khi nguyên liệu cũng hết sức dễ tìm mua. Đơn cử như thịt heo quay có bán ở các chợ. Song để chọn được những miếng thịt ưng ý, đặc biệt là thịt ba chỉ quay giòn (ở miền Nam gọi là là thịt ba rọi) thì phải chịu khó đến các điểm mà người ta chuyên quay thịt heo để lựa mua.
Rau sống các loại trộn chung hấp dẫn
Thịt heo quay giòn
Chén mắm nêm mới nhìn đã muốn hít hà
Video đang HOT
Bún tươi
Tô bún mắm mới nhìn đã thấy thòm thèm
Món bún mắm thịt quay đậm đà hương vị xứ Quảng
Tiếp đến phải tìm mua rau các loại như xà lách, húng, mùi, quế, giá, cải con… về rửa sạch rồi trộn chung để có một dĩa rau sống thơm ngon.
Cuối cùng, việc chế biến mắm nêm sao cho không quá mặn mà cũng không quá nhạt lại có vị cay, thơm chính là “bí quyết” để món ăn đạt đến độ “chuẩn không cần chỉnh”. Hãy giã nhuyễn tỏi, ớt, chút gừng, đường rồi trộn chung với mắm, vậy là ngon lành.
Tùy theo khẩu vị của từng người, có thể gia giảm lượng ớt tươi vào để làm cho mắm cay ít hay nhiều. Nhưng với dân xứ Quảng, để món bún mắm thịt quay ngon, mặn mà đồng nghĩa với chén mắm nêm phải cay đến độ vừa ăn vừa hít hà là ngon nhất…
Theo Thanhnien
Thơm nồng bún nước lèo Sóc Trăng
Sóc Trăng, vùng đất trù phú của miền Tây Nam bộ, từ lâu nổi tiếng với nhiều món ngon, đặc biệt là món bún nước lèo.
Nói đến bún, bên cạnh bún cá Châu Đốc, bún nước lèo Kiên Giang, Trà Vinh, người ta không thể quên bún nước lèo Sóc Trăng, bởi đơn giản đây là món bún nằm trong danh sách "đệ nhất" bún của miền Tây Nam bộ.
Nếu các loại bún nước lèo của Tây Nam bộ thường được làm từ nhiều loại mắm như: mắm cá linh, mắm cá sặc... thì điểm đặc trưng của bún nước lèo Sóc Trăng là phải dùng mắm bò hóc.
Món mắm này là loại mắm đặc biệt của người Khmer, và nguyên liệu này không thể thiếu trong món bún nước lèo Sóc Trăng.
Để nấu nước lèo, đầu tiên phải rã mắm trong nước sôi, để thịt mắm tan ra hết, sau đó lọc bỏ xương mắm để lấy nước riêng.
Nước lèo ngoài các hương vị như: sả đập dập, ớt... đặc biệt không thể bỏ sót vài tép ngải bún. Ngải bún bên cạnh việc khử mùi tanh của mắm, còn gia tăng hương thơm của nồi nước lèo.
Để cho tô bún đậm đà hơn, nước dùng thường được bỏ thêm xương ống, xương sườn hoặc tôm, hớt bọt để cho nước lèo có độ trong và ngọt, sau đó nấu chung với nước mắm đã lọc xương ở trên. Nhiều nơi còn bỏ thêm nước dừa xiêm vào nên nước dùng có vị thanh rất tự nhiên.
Góp phần vào thành công của món bún nước lèo là loại bún của Sóc Trăng. Bún được làm từ loại gạo dẻo, tốt nhất là gạo mùa, ngâm nước qua đêm rồi xay trong cối đá dạng bột nước. Qua quá trình chế biến, tạo thành những sợi bún trong, dẻo thơm.
Ăn bún nước lèo Sóc Trăng đúng điệu phải có cá lóc luộc, đã bỏ hết xương, tôm tươi lột vỏ, thịt heo quay cắt thành từng miếng và thêm cả bánh cóng Sóc Trăng.
Rau để ăn kèm với loại bún này cũng rất đa dạng như: rau muống bào, bắp chuối thái mỏng, giá, hẹ sống, rau húng, rau quế, chanh và ớt.
Sau khi chần bún qua nước lèo xong, cho vào tô, xếp lần lượt cá, tôm, thịt quay, thêm chút hẹ, giá. Múc nước lèo rưới lên bún. Khi ăn, kèm với rau ghém, chút ớt, chanh để gia tăng hương vị.
Tô bún có mùi thơm của sả, ngải bún, chút mằn mặn, thơm ngọt của mắm và chút giòn của thịt heo quay, dai dai của tôm, mùi hơi hăng của rau thơm.
Những ngày mùa mưa, được thưởng thức một tô bún nước lèo Sóc Trăng nóng hổi, thơm nồng, du khách sẽ thấy ấm lòng hơn...
Theo Thanhnien
Thưởng thức bún mắm, bánh tráng Đà Nẵng giữa lòng Hà Nội Thưởng thức hai món "tủ" của đất Đà Nẵng ngay giữa trung tâm Hà Nội. Có thể nói, tôi là một... "con nghiện" Đà Nẵng. Mỗi mùa xuân và mùa hè, tôi lại tìm cách đến Đà Nẵng ít nhất một lần. Không phải chỉ để trải nghiệm không khí trong lành và cảnh trời biển lộng lẫy, mà ẩm thực cũng là...