Hệ tiêu hóa ‘khóc thét’ vì thói quen ăn uống này
Hãy chú ý khắc phục những thói quen ăn uống tưởng chừng vô hại nhưng lại gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mỗi ngày trong cuộc sống.
Có những thói quen ăn uống không tốt, nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe
Việc không ăn sáng khá phổ biến đối với mọi người, đặc biệt là các bạn trẻ chạy đua với công việc mỗi ngày. Sau một đêm dài nghỉ ngơi, bạn thức dậy với chiếc bụng rỗng và bắt đầu một ngày làm việc uể oải, mệt mỏi. Trí nhớ bộ não sẽ bị trì trệ do cơ thể không có năng lượng để hoạt động.
Các nghiên cứu cho thấy, những người bỏ bữa sáng có xu hướng nạp nhiều calories trong ngày cao hơn những người ăn sáng. Thói quen này vừa có hại đến dạ dày, vừa ảnh hưởng tinh thần hoạt động và làm cơ thể chúng ta tăng cân mỗi ngày mà chính bạn cũng không hề hay biết.
Ngồi ăn sai tư thế
Việc ngồi ăn không đúng tư thế là hành động hết sức có hại cho hệ tiêu hóa và quá trình tiêu hóa thức ăn. Dáng ngồi sai không những gây chèn ép các mạch máu, cản trở hoạt động của hệ thần kinh và chức năng tim mạch mà còn tạo ra một áp lực rất lớn lên khoang bụng, khiến việc tiêu hóa thức ăn khó khăn hơn. Về lâu về dài, không chỉ dạ dày mà các cơ quan khác của hệ tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng.
Để tránh cản trở và tác động xấu đến chức năng tiêu hóa của cơ thể, cần chú ý đến tư thế ngồi khi dùng bữa. Hãy tập cách ngồi thẳng lưng để không gây lực đè lên các cơ quan tiêu hóa, tốt nhất nên ngồi vòng chân (xếp chân bằng tròn) khi ăn.
Không uống đủ nước
Hơn 70% cơ thể là nước và chúng ta thường không dành thời gian để uống đủ nước mỗi ngày, dẫn đến tình trạng mất nước nhẹ trong cơ thể. Mất nước gây cảm giác mệt mỏi, không tỉnh táo khiến chúng ta luôn tìm kiếm các món ăn khác như bánh kẹo, đồ ngọt, nước tăng lực. Sự lựa chọn thay thế này hoàn toàn không tốt cho vóc dáng và sức khỏe của các bạn trẻ.
Ăn thức ăn quá nóng
Nhiều người có thói quen ăn liền thức ăn ngay sau khi nấu, cho dù chúng còn rất nóng. Thế nhưng, bạn có biết rằng khi nhiệt độ thức ăn quá cao sẽ ảnh hưởng rất xấu đến hệ tiêu hóa hay không? Niêm mạc miệng và hệ tiêu hóa rất mỏng, do đó chúng rất nhạy cảm trước nhiệt độ, dễ bị phồng rộp và tổn thương khi bạn ăn thức ăn quá nóng.
Dùng thức ăn nóng trong một thời gian dài còn ảnh hưởng đến răng, rướu và thực quản. Đặc biệt, lặp lại thói quen này nhiều còn gây ra nhiều hiện tượng nguy hiểm với các cơ quan tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm hành tá tràng, viêm thực quản,…
Video đang HOT
Sử dụng điện thoại khi ăn
Sử dụng điện thoại hay các thiết bị công nghệ khác trong bữa ăn là việc mà rất nhiều người trong số chúng ta vẫn thực hiện mỗi ngày. Tuy nhiên, thói quen tưởng chừng vô hại này lại cực kì nguy hiểm cho hệ tiêu hóa nói riêng và sức khỏe con người nói chung. Chú ý vào điện thoại khi ăn vô tình khiến bạn không tập trung vào bữa ăn, không nhai kĩ thức ăn, dễ gây đau dạ dày.
Ăn và uống thức ăn nóng – lạnh lẫn lộn
Ăn lẫn lộn cả thức ăn nóng và lạnh cùng một lúc là hành động không tốt cho dạ dày chút nào. Không chỉ dễ gây ra các vấn đề như đau bụng, tiêu chảy, thói quen ăn uống này còn làm tổn thương, khiến dạ dày co thắt nhiều và ảnh hưởng đến khả năng tiêu hóa thức ăn của cơ quan này.
Do đó, bạn nên chú ý đến sự chênh lệch nhiệt độ của thức ăn, ví dụ như tránh uống đồ lạnh khi đang dùng những món nóng nhé.
Kén ăn khiến cơ thể không nạp đủ chất dinh dưỡng cần thiết, ảnh hưởng đến cơ thể nói chung và hệ tiêu hóa nói riêng. Thay vì chỉ ăn những món mình thích, bạn nên rèn luyện thói quen ăn cả những thứ mình không thích để tránh hiện tượng thiếu chất. Bổ sung một nguồn thực phẩm đa dạng sẽ giúp cơ thể mạnh khỏe hơn, các cơ quan trong cơ thể cũng hoạt động thông suốt hơn, trong đó có hệ tiêu hóa.
Đối với trẻ nhỏ, việc ăn uống kén chọn gây ảnh hưởng rất nhiều đến hệ tiêu hóa, làm mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn, mất cân bằng dưỡng chất,…
Theo motthegioi.vn
7 thói quen ăn uống dễ gây bệnh ung thư hầu hết ai cũng mắc phải: Ngay từ hôm nay, hãy tránh xa còn kịp!
Hiện nay, công việc của mọi người đều rất căng thẳng, để cải thiện hiệu quả công việc và tiết kiệm thời gian nên mọi người thường có chế độ ăn uống bất thường, cũng là nguyên nhân lớn gây ung thư.
Khi nói: "Bệnh từ miệng mà ra" là nói đến những căn bệnh có liên quan mật thiết đến thói quen ăn uống. Hiện nay, rất nhiều người phải đối mặt với những căng thẳng, để cải thiện hiệu quả công việc và tiết kiệm thời gian nên mọi người thường có chế độ ăn uống bất thường. Đây cũng là nguyên nhân lớn gây ung thư.
Dưới đây là những thói quen ăn uống dễ gây ung thư được các chuyên gia y tế nhận định:
1. Thích ăn thức ăn nóng
Trong rất nhiều trường hợp, các bác sĩ đã phát hiện ra rằng bệnh nhân bị ung thư hệ tiêu hóa, đặc biệt là ung thư thực quản và ung thư dạ dày, có một đặc điểm chung: Thích ăn thức ăn rất nóng, đặc biệt là rất thích ăn đồ ăn vừa lấy ra từ trong nồi.
Bình thường niêm mạc thực quản chịu được nhiệt độ 40-50 độ C. Vì vậy, nếu chúng ta ăn uống các món ăn nóng hơn có thể sẽ gây nguy hiểm, tổn thương, viêm loét và các vấn đề khác cho thực quản.
Theo một cảnh báo trong báo cáo của Trung tâm IARC thuộc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), uống đồ uống nóng trên 65 có thể làm tăng nguy cơ ung thư thực quản.
2. Ăn nhanh như "hổ đói"
Ăn quá nhanh dường như là một vấn đề thường gặp đối với nhân viên văn phòng trong thời đại ngày nay. Áp lực công việc và cuộc sống làm cho nhân viên văn phòng ở trong tình trạng căng thẳng cao, ăn uống dường như chỉ đơn giản là nhu cầu thể chất, vì vậy họ thường ăn uống rất nhanh. Trong thực tế, điều này là vô cùng bất lợi cho sức khỏe của bạn.
Bác sĩ Amanda Foti, một chuyên gia dinh dưỡng cao cấp tại Selvera Weight Management Program chia sẻ với tạp chí Self: "Từ nhiều năm, các chuyên gia dinh dưỡng vẫn đưa ra lời khuyên mọi người nên ăn chậm lại và điều này có lý do của nó. Ăn quá nhanh có thể gây ra những khó chịu nghiêm trọng như khó tiêu, thậm chí trào ngược axit. Cắn miếng quá to và nhai quá nhanh khiến cho nước bọt và các enzym không kịp tiết ra để bôi trơn và phân hủy thức ăn thành các hạt nhỏ hơn trước khi vào dạ dày. Ăn nhanh cũng khiến bạn nuốt nhiều không khí vào trong bụng, từ đó gây đầy hơi, chướng bụng, tổn thương đường tiêu hóa, thậm chí là ung thư".
3. Thường xuyên ăn uống ngoài tiệm
Hiện nay là thời đại phát triển kinh tế rất nhanh, mức sống của con người cũng đã thay đổi, đồng thời cũng thay đổi thói quen tốt là cả gia đình ở nhà cùng làm cơm. Nhiều người do đặc thù công việc nên cũng thường xuyên ra ngoài ăn uống, điều này thực sự rất có hại cho sức khỏe.
Mặt khác, do thường xuyên ra ngoài ăn nên thời gian ăn uống không cố định, một sớm một chiều sẽ làm tồn thương chức năng lá lách và dạ dày, tiến thêm một bước đến ung thư.
Ngoài ra, các thực phẩm bán bên ngoài, người chế biến thường giúp món ăn nhiều màu sắc và hương thơm nên đã sử dụng các phương pháp chiên ở nhiệt độ cao, hoặc thêm lượng lớn chất tạo hương liệu. Trong các loại hương liệu này có chứa rất nhiều chất gây ung thư.
4. Thường xuyên uống rượu quá mức
Mọi người thường uống nhiều rượu trên các bữa tiệc, chắc chắn làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa và cung cấp các điều kiện cho sự xuất hiện của bệnh ung thư. Từ khía cạnh chăm sóc sức khỏe, việc uống rượu vừa phải có thể kích thích các dây thần kinh. Các chức năng sinh lý như lưu thông máu, có thể làm giãn nở mạch máu, cải thiện hệ tuần hoàn máu, nâng cao khả năng miễn dịch, tạo cảm giác ăn ngon và có lợi cho giấc ngủ cũng có thể bị ảnh hưởng.
Thành phần chính của rượu - ethanol, là một chất độc hại làm tổn thương các mô và tế bào khác nhau của cơ thể con người. Uống rượu sẽ kích thích niêm mạc thực quản gây ra những tổn thương vô cùng lớn, đặc biệt là rượu nồng độ cao hơn 60 độ sẽ gây tổn thương niêm mạc thực quản một cách rõ ràng trong thời gian ngắn.
Một nghiên cứu trường Đại học Williams Thụy Điển cho thấy rằng nam giới trên 45 tuổi ít uống rượu hoặc không uống rượu, thì nguy cơ ung thư thực quản sẽ giảm 50%.
Đặc biệt là bạn nên tránh uống rượu khi bụng đói. Khi uống rượu trên dạ dày trống rỗng, vì không có thức ăn trong dạ dày, rượu được hấp thu nhanh qua niêm mạc dạ dày, trực tiếp làm nồng độ cồn trong máu tăng mạnh, có hại cho cơ thể người. Vì vậy, trước khi uống rượu phải ăn thức ăn, khi phân hủy năng lượng được tạo ra có thể cung cấp cho gan "đốt cháy" rượu.
5. Ăn uống không có quy luật
Ăn thường xuyên không đúng giờ như thể đó là vấn đề thường gặp đối với người hiện đại, thực tế, điều này rất bất lợi cho cơ thể. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thói quen ăn uống không quy luật có thể dẫn đến bệnh béo phì và ung thư dạ dày.
Trong lâm sàng, khi hỏi về bệnh nhân ung thư, rất nhiều người có vấn đề như vậy, hoặc không ăn sáng, hoặc ăn muộn, hoặc ăn đồ ăn nhẹ vào giữa đêm.
Y học cổ truyền Trung Quốc tin rằng ăn đúng giờ có lợi cho hoạt động bình thường của chức năng lách và dạ dày, bổ sung và điều hòa khí huyết mới có thể bảo vệ cơ thể, tránh gây mất cân bằng của 5 cơ quan nội tạng, phòng ngừa phát bệnh ung thư. Mặt khác chế độ ăn uống có lợi cho việc tiết nước bọt, và bài tiết nước bọt định kỳ sẽ có tác dụng trong việc xóa bỏ các chất gây ung thư.
6. Không gian ăn uống không vui vẻ
Nghiên cứu hiện đại cho thấy những thay đổi tâm trạng xấu là "chất hoạt hóa" gây ung thư. Một số học giả đã thu thập thông tin trong gần 50 năm và thấy rằng những cảm xúc tiêu cực như trầm cảm, lo lắng, thất vọng và buồn bã thường là những giai đoạn đầu tiên của bệnh ung thư. 500 bệnh nhân ung thư được các chuyên gia Mỹ khảo sát, đều có một lịch sử rõ ràng về chấn thương thần kinh.
Nếu bạn ăn trong một môi trường khó chịu, nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng của lá lách và dạ dày, làm cho lá lách và dạ dày bị giảm sút, và gan sẽ không thoải mái. Người hiện đại có thể ăn trong khi làm việc, cầm một hộp cơm trong tay và tay kia cầm điện thoại, vậy làm sao họ có thể khỏe mạnh?
7. Chỉ thích ăn thịt, không ăn trái cây và rau quả
Chế độ ăn uống cân bằng, rau và hoa quả là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày của chúng ta. Vì vậy nếu bạn chỉ yêu thịt và không thích rau quả, nó sẽ làm tăng nguy cơ ung thư.
Các loại rau củ quả chứa rất nhiều chất dinh dưỡng tốt cho cơ thể, rất giàu chất xơ và vitamin có lợi. Nếu ăn những thực phẩm này sẽ có hiệu quả trong việc thúc đẩy nhu động ruột, giúp loại bỏ nhanh những độc tố ra khỏi cơ thể một cách dễ dàng. Nếu không ăn rau củ quả tươi, cơ thể sẽ bị thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin B, từ đó làm tăng khả năng mắc bệnh ung thư phổi, ung thư dạ dày và ung thư thực quản.
Rau và hoa quả là nguồn cung cấp vitamin C và chất xơ tốt nhất và từ lâu đã được coi là có tác dụng chống ung thư tốt. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cà rốt, cà chua, hành tây, tỏi, củ cải và quả cam có tác dụng chống ung thư mạnh, đặc biệt là đối với các khối u trong khoang miệng, thực quản, dạ dày, đại tràng và phổi. Do đó, mọi người nên chú ý nhiều hơn đến rau và hoa quả.
Theo Helino
7 sai lầm trong khi ăn khiến đường tiêu hóa bị rối loạn, sinh bệnh: Có thể bạn cũng mắc! Theo các bác sĩ, đây là 7 thói quen sai lầm phổ biến trong khi ăn khiến cho việc ăn uống có thể gây hại lớn tới sức khỏe, làm rối loạn hệ tiêu hóa, sinh bệnh dạ dày bạn nên tránh. Các chuyên gia dinh dưỡng trên kênh Bác sĩ Gia đình (TQ) cho rằng, câu nói "bệnh vào từ miệng" hay...