Hàn Quốc và lựa chọn sở hữu vũ khí hạt nhân

Theo dõi VGT trên

Những lời kêu gọi sở hữu vũ khí hạt nhân tại Hàn Quốc gần đây bắt nguồn từ lịch sử của một quốc gia phải đối mặt với các mối đe dọa an ninh khu vực dai dẳng.

Theo phân tích của nhà nghiên cứu Chris Gowe trên trang web của Viện Nghiên cứu Hòa bình và Xung đột (IPCS) mới đây, các cuộc thăm dò dư luận gần nhất một lần nữa gây ra cuộc tranh luận về sử dụng vũ khí hạt nhân ở Hàn Quốc. Kết quả khảo sát do Hội đồng Chicago về Vấn đề Toàn cầu (CCGA) công bố ngày 21/2 cho thấy, 71% công dân Hàn Quốc ủng hộ phát triển năng lực hạt nhân nội địa, trong khi 56% ủng hộ sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ tại Hàn Quốc.

Hàn Quốc và lựa chọn sở hữu vũ khí hạt nhân - Hình 1
Binh sĩ Mỹ và Hàn Quốc trong một cuộc tập trận chung. Ảnh: NI

Cuộc khảo sát của Unification KINU vào mùa Thu năm 2021 cũng đã chứng minh rằng phần lớn người dân Hàn Quốc ngày càng ủng hộ sở hữu vũ khí hạt nhân, nhưng cả hai nhóm nghiên cứu đều lưu ý rằng có sự khác nhau giữa những người được hỏi về lựa chọn giữa vũ khí hạt nhân do Hàn Quốc tự phát triển và vũ khí hạt nhân của Mỹ triển khai tại Hàn Quốc.

Khi Triều Tiên tăng tốc phát triển năng lực quân sự và liên minh Mỹ-Hàn xuất hiện mâu thuẫn, một số chính trị gia kêu gọi Seoul nên theo đuổi chương trình vũ khí hạt nhân riêng. Những người khác lại khuyến nghị rằng nên tái triển khai vũ khí hạt nhân chiến thuật của Mỹ ở Hàn Quốc.

Trong một số trường hợp, Hàn Quốc đã vạch ra con đường hướng tới hạt nhân hóa. Tháng 10/2021, Seoul đã thử nghiệm thành công tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM), trở thành quốc gia không sở hữu hạt nhân đầu tiên thử nghiệm hệ thống như vậy. SLBM thường có ở các quốc gia muốn đảm bảo khả năng tấn công hạt nhân.

Ngoài ra, Hàn Quốc còn có kế hoạch xây dựng một lò phản ứng hạt nhân mođun nhỏ tại khu Tổ hợp Nghiên cứu Nguyên tử Gampo, có thể phục vụ phát triển động cơ đẩy tàu ngầm, bất chấp hiệp ước với Mỹ về giới hạn vật liệu hạt nhân cho các mục đích dân sự. Hàn Quốc đã có tiềm lực hạt nhân mạnh và việc triển khai các lò phản ứng sử dụng urani làm giàu cao (HEU) sẽ giúp rút ngắn thời gian cần thiết để phát triển vũ khí hạt nhân. Những diễn biến này đã làm dấy lên nhiều đồn đoán về tham vọng hạt nhân tiềm tàng của Seoul.

Video đang HOT

Lập luận ủng hộ phát triển vũ khí hạt nhân của Hàn Quốc dựa trên quan điểm rằng Triều Tiên sẽ không bao giờ từ bỏ vũ khí hạt nhân, cùng những lo ngại về độ tin cậy về khả năng răn đe hạt nhân mở rộng của Mỹ trong một cuộc xung đột tiềm tàng. Do liên minh Mỹ – Hàn Quốc suy yếu và các mục tiêu an ninh khu vực khác nhau của hai nước, một số học giả Mỹ cho rằng tốt hơn hết Seoul nên phát triển năng lực hạt nhân để chống lại mối đe dọa. Họ gợi ý rằng Mỹ nên hỗ trợ chính trị động thái như vậy.

Hàn Quốc lo ngại các tiến bộ về hạt nhân và tên lửa của Bình Nhưỡng có thể khiến Mỹ khó can thiệp vào cuộc xung đột trên Bán đảo Triều Tiên, vì tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) của Triều Tiên hiện có khả năng tấn công các thành phố lớn của Mỹ, như tên lửa Hwasong-14 và 15. Đây là những yếu tố khiến một số người khuyến nghị rằng Seoul nên xem xét một cách tiếp cận đảm bảo năng lực hạt nhân của chính mình.

Hàn Quốc và lựa chọn sở hữu vũ khí hạt nhân - Hình 2
Tên lửa đạn đạo Hwasong-15 trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm thành lập Quân đội Triều Tiên ở Bình Nhưỡng. Ảnh: AFP

Các đề xuất về việc Hàn Quốc tự phát triển vũ khí hạt nhân đặt ra câu hỏi liệu tình hình an ninh của nước này có thực sự được cải thiện. Không rõ việc phát triển năng lực hạt nhân của Hàn Quốc sẽ có ảnh hưởng gì đến việc ra quyết định sử dụng hạt nhân của Triều Tiên, nhưng trường hợp xấu nhất có thể xảy ra là viễn cảnh Seoul sở hữu vũ khí hạt nhân sẽ khiến Bình Nhưỡng phải cân nhắc đến tấn công phủ đầu. Như vậy, leo thang xung đột trên Bán đảo Triều Tiên sẽ tăng lên bất kể Hàn Quốc có sự cải thiện về khả năng răn đe.

Triều Tiên đã nhiều lần chứng minh rằng họ sẽ không ngần ngại cắt đứt các đường dây liên lạc song phương quan trọng. Hàn Quốc được trang bị vũ khí hạt nhân sẽ làm gia tăng nghi ngờ của Triều Tiên trong tình huống mà các cơ chế quản lý rủi ro đó đã không còn hoạt động, nguy cơ dẫn đến tính toán sai lầm nhiều hơn. Hơn nữa, nếu Hàn Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân, “hiệu ứng domino hạt nhân” sẽ nổi lên trong khu vực và môi trường an ninh tổng thể sẽ bị xấu đi.

Ngoài ra, Mỹ chưa bao giờ chấp nhận ý tưởng Hàn Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân và việc Seoul theo đuổi hạt nhân hóa có thể sẽ dẫn đến chấm dứt liên minh Mỹ-Hàn. Bên cạnh đó, sở hữu vũ khí hạt nhân của Hàn Quốc cũng đồng nghĩa với việc từ bỏ giải pháp ngoại giao tiềm năng hướng tới phi hạt nhân hóa hoặc hòa bình trên Bán đảo Triều Tiên. Mặc dù triển vọng thuyết phục Bình Nhưỡng phi hạt nhân hóa hiện tại còn mờ mịt, nhưng trường hợp Seoul có vũ khí hạt nhân sẽ làm cơ hội giảm đi.

Tóm lại, chuyên gia phân tích Gowe cho rằng việc Hàn Quốc rời khỏi hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (NPT) sẽ gây ra những hậu quả tai hại đối với chế độ không phổ biến vũ khí hạt nhân toàn cầu, tạo thêm lý do để Bình Nhưỡng khẳng định mục đích sở hữu kho vũ khí của riêng mình. Các cơ hội ngoại giao theo đuổi hòa bình và phi hạt nhân hóa với Triều Tiên có thể sẽ biến mất, giáng một đòn mạnh vào nỗ lực hướng tới hòa bình và ổn định khu vực.

Trục tam giác chiến lược Nga-Trung Quốc-Iran và phản ứng của Mỹ

Trung Quốc, Nga và Iran đang tìm kiếm sự hợp tác kinh tế và thương mại chung và dành ưu tiên cao nhất cho khía cạnh này.

Tiến sĩ Salem Alketbi, nhà phân tích chính trị người Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE), bình luận trên tờ Jerusalem Post mới đây rằng tình hình quốc tế đang diễn biến phức tạp, tất cả đều dựa trên bối cảnh của quá trình định hình lại trật tự thế giới sau COVID-19.

Cuộc khủng hoảng ở Ukraine ngày càng leo thang và những cảnh báo của phương Tây về một cuộc tấn công của Nga vẫn tiếp tục.

Trục tam giác chiến lược Nga-Trung Quốc-Iran và phản ứng của Mỹ - Hình 1
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Nga Putin. Ảnh: Reuters

Khi Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy chiến lược, họ kết hợp xen kẽ giữa quyền lực mềm (đầu tư và thương mại) và quyền lực cứng ngày càng tăng, phản ứng mạnh mẽ hơn trước bất kỳ chỉ trích nào của phương Tây đối với các chính sách của nước này.

Ngoài ra, chuyến thăm Nga của Tổng thống Iran Ebrahim Raisi, được ông gọi là bước ngoặt trong quan hệ Tehran-Moskva, nằm trong số những động thái quan trọng này. Thời điểm của chuyến thăm nhấn mạnh tầm quan trọng đặc biệt của cuộc hội đàm quan trọng với người đồng cấp Nga Vladimir Putin, trùng với vòng đàm phán thứ 7 nhằm khôi phục thỏa thuận hạt nhân năm 2015 mà các cường quốc quốc tế (P5 1) đạt được với Iran. Nhiều nhà quan sát kỳ vọng phần đàm phán tại Vienna sẽ nằm trong chương trình nghị sự của hội nghị thượng đỉnh Nga-Iran.

Một nhà phân tích Nga nhận định rằng Tổng thống Iran có thể nói sự thật với Điện Kremlin về khả năng hạt nhân của Tehran để tìm ra giải pháp cho ranh giới đàm phán giữa Iran với sự phối hợp của Nga, vốn có nhiều lợi ích chung với Tehran ở giai đoạn này.

Trên thực tế, Trung Quốc, Nga và Iran đang tìm cách hợp tác kinh tế và thương mại chung, đồng thời dành ưu tiên cao nhất cho khía cạnh này, vì cả ba đều tin rằng Mỹ không sẵn sàng tham gia vào các cuộc chiến mới. Do đó, các vấn đề hợp tác quân sự và mua bán vũ khí trở nên ít quan trọng hơn. Các hành lang giao thông và dự án địa chính trị, vốn là những nút quan trọng cho Con đường Tơ lụa mới, được ưu tiên cao hơn so với việc mua bán vũ khí, ít nhất là ở thời điểm hiện tại.

Mới đây, hiệp định Hợp tác Chiến lược và Thương mại Trung Quốc - Iran đã có hiệu lực. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Saeed Khatibzadeh cho biết thỏa thuận kéo dài 25 năm là một văn kiện toàn diện về hợp tác và bao gồm một lộ trình tổng hợp cho các khía cạnh kinh tế và chính trị. Theo tờ Petroleum Economist (Anh), Trung Quốc sẽ đầu tư 280 tỷ USD trong ngành dầu khí và 120 tỷ USD trong ngành giao thông vận tải của Iran.

Những khoản đầu tư khổng lồ này sẽ đi kèm với việc Iran giảm giá dầu cho Trung Quốc (được giảm giá 32% khi mua dầu, khí đốt và các sản phẩm hóa dầu với thời hạn thanh toán là hai năm) và Bắc Kinh sẽ được ưu tiên thực hiện các dự án phát triển của Iran.

Theo Tiến sĩ Salem Alketbi, bất chấp mọi phân tích về liên minh Trung Quốc-Iran, thực tế là Bắc Kinh không theo đuổi chiến lược dựa trên các liên minh chặt chẽ hoặc ý thức hệ. Ngược lại, nước này dựa trên lợi ích chung trong các mối quan hệ cân bằng và song song với tất cả các quốc gia và các bên.

Bắc Kinh tìm cách không dựa vào các tác nhân cụ thể trong một khu vực và không đứng vào bên nào trong một cuộc xung đột. Tuy nhiên, không nên bỏ qua những lợi ích chiến lược đáng kể phát sinh từ quan hệ đối tác Iran-Trung Quốc. Khả năng thách thức hoặc ít nhất là làm suy yếu ảnh hưởng của Mỹ của Tehran sẽ được nâng cao.

Điều này gián tiếp mang lại cho Bắc Kinh những lợi thế chiến lược. Tuy nhiên, một câu hỏi quan trọng vẫn là, liệu Trung Quốc có thể đạt được sự cân bằng thực sự trong quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các bên cạnh tranh và xung đột ở Trung Đông hay không.

Trong khi đó, Mỹ lại không muốn vướng vào những cuộc đối đầu mới, chỉ tập trung vào phản ứng hàng ngày trước thách thức chiến lược từ Trung Quốc và Tổng thống Joe Biden muốn chuẩn bị cho cuộc bầu cử Quốc hội giữa nhiệm kỳ.

Tuy nhiên, kết quả của các cuộc thăm dò gần đây không có lợi cho ông Biden và uy tín ngày càng giảm chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến kết quả của Đảng Dân chủ trong các cuộc bầu cử tháng 11 tới. Hiện ông Biden đang tập trung vào việc thông qua luật và cải cách để chống lại tác động của dịch COVID-19 đối với cử tri Mỹ để cải thiện tình hình.

Tiến sĩ Salem Alketbi kết luận, thực tế là khu vực Trung Đông đang trải qua một quá trình chuyển đổi chiến lược nhanh chóng, phản ánh những thay đổi rộng lớn hơn trên trường quốc tế. Do đó, có vẻ như cần phải xem xét cẩn thận những thay đổi này để nhận ra tác động của những gì đang xảy ra xung quanh và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu chính xác, nhằm bảo vệ lợi ích của các quốc gia và tránh những bất ngờ do những thay đổi lớn và nhanh chóng trong trật tự thế giới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Tỉnh Rostov ở Nga bị hàng chục UAV của Ukraine tấn công ồ ạt
08:20:36 16/06/2024
Bộ trưởng Giáo dục Hàn Quốc kêu gọi sinh viên y khoa sớm quay trở lại trường học
19:04:05 14/06/2024
Con trai Tổng thống Joe Biden rút đơn kiện cựu luật sư riêng của ông Donald Trump
19:09:52 14/06/2024
Lệnh ngừng b.ắn ở Gaza sẽ thúc đẩy cuộc chiến giữa Israel và Hezbollah?
16:34:43 14/06/2024
Trung Quốc và Nga đang 'vượt mặt' Mỹ ở châu Phi
17:38:28 14/06/2024
Nhật Bản hỗ trợ Ukraine bằng thỏa thuận an ninh kéo dài 10 năm
06:55:20 15/06/2024
Đ.ánh sập nhiều máy chủ liên quan IS tại Mỹ và châu Âu
06:07:25 15/06/2024
Thủ đô của Ấn Độ tiếp tục chịu cảnh thiếu nước nghiêm trọng
21:56:26 15/06/2024

Tin đang nóng

Drama gần đây liệu có là "chiêu trò" để Xoài Non pr?
06:42:46 16/06/2024
Trò hề "tẩy trắng" của nữ diễn viên gen Z sau khi l.ộ c.lip bóc bộ mặt thật
06:25:18 16/06/2024
Câu Chuyện Hoa Hồng: Chọn nhầm phim rồi Lưu Diệc Phi ơi!
06:32:42 16/06/2024
Con gái MC Quyền Linh dự tốt nghiệp cấp 3: Khoe visual trong trẻo, có 1 hành động đặc biệt dành cho bố mẹ
06:41:58 16/06/2024
Một mỹ nam Vbiz gãy tay ngay tập mở màn Anh Trai Say Hi!
06:29:24 16/06/2024
Đãi vợ cũ của chồng bữa cơm, trước khi rời đi chị ấy để lại cho 900 triệu: Món quà chân tình hay bóc mẽ sự tham lam
08:18:28 16/06/2024
Chúng tôi bị mắng "giàu có mà để mẹ ngủ ngoài hiên giữa đêm khuya", mẹ chồng liền đưa ra cuốn sổ chứa 7 tỷ khiến cả họ kinh ngạc
08:25:36 16/06/2024
Vợ cũ của chồng đưa con đến chơi, mẹ chồng đưa ra lời đề nghị khiến tôi uất nghẹn
07:40:25 16/06/2024

Tin mới nhất

Tân Tổng thống Slovakia tuyên thệ nhậm chức

09:18:29 16/06/2024
Slovakia tiến hành lễ nhậm chức tổng thống với các biện pháp an ninh được siết chặt. Cảnh sát và hàng rào di động đã được triển khai xung quanh khu vực Nhà hát giao hưởng quốc gia Slovakia.

Hàng triệu người vượt nắng nóng dự lễ hành hương Hajj

08:51:28 16/06/2024
Giới chức Saudi Arabia đã kêu gọi người hành hương uống nhiều nước và thực hiện các biện pháp bảo vệ cơ thể khi phải tiếp xúc với ánh nắng Mặt Trời.

Các đồng minh châu Âu ép Mỹ nới lỏng hạn chế sử dụng vũ khí cho Ukraine

08:48:35 16/06/2024
Áp lực lên Tổng thống Joe Biden không chỉ đến từ châu Âu. Ngày càng nhiều thành viên Đảng Dân chủ Mỹ ủng hộ ý tưởng nới lỏng các hạn chế và gây áp lực lên Nhà Trắng.

Xung đột Hamas- Israel: Indonesia sẽ sơ tán 1.000 người Palestine bị thương đến Jakarta

08:46:04 16/06/2024
Tổng thống đắc cử của Indonesia, ông Prabowo, đã tái khẳng định lập trường nhất quán của Indonesia rằng xung đột vũ trang ở Gaza cần được giải quyết thông qua ngừng b.ắn và đàm phán .

Trung Quốc: Tạm dừng một số tuyến đường sắt phía Đông đề đề phòng lũ

08:18:27 16/06/2024
Công ty này đang theo dõi chặt chẽ các rủi ro tiềm ẩn do mưa lớn dọc theo tuyến đường sắt và huy động nhân viên bảo vệ 24/24 tại các khu vực nguy cơ cao.

Thụy Sĩ: Công bố nội dung thảo luận tại hội nghị về hòa bình cho Ukraine

08:13:02 16/06/2024
Thông cáo báo chí nhấn mạnh rằng mục đích của hội nghị thượng đỉnh lần này là nhằm thúc đẩy tiến trình hòa bình trong tương lai và xác định các yếu tố thực tế, cũng như các bước có thể giúp hiện thực hóa tiến trình như vậy.

Các nước G7 có thể mất gần 83 tỷ USD nếu tài sản của Nga bị tịch thu

08:08:01 16/06/2024
Theo tính toán của đài Sputnik (Nga) dựa trên dữ liệu từ các cơ quan thống kê quốc gia, nếu các nước G7 tịch thu tài sản của Nga, họ có thể thiệt hại gần 83 tỷ USD số t.iền đầu tư vào nền kinh tế Nga.

Hải quân Mỹ đối mặt cuộc chiến khốc liệt nhất từ Thế chiến II khi ngăn chặn Houthi

08:04:29 16/06/2024
Chuẩn đô đốc Marc Miguez, chỉ huy Nhóm tấn công tàu sân bay số 2, bao gồm tàu Eisenhower và các tàu hỗ trợ, cho biết mới đây Hải quân Mỹ đã hạ gục một số xuồng t.ự s.át của Houthi.

Thời tiết xấu buộc Mỹ phải chuẩn bị tháo dỡ cảng nổi ở Gaza lần thứ hai

08:02:20 16/06/2024
Các quan chức Mỹ chỉ ra rằng tình hình thời tiết trên biển ở phía Đông Địa Trung Hải sẽ trở nên xấu hơn vào mùa thu và mùa đông sắp tới, ảnh hưởng đến t.uổi thọ và khả năng hoạt động của cảng nổi.

Bảo tàng tàu ngầm duy nhất ở châu Phi mở cửa trở lại

07:58:32 16/06/2024
Bảo tàng sẽ cung cấp các chuyến tham quan có hướng dẫn viên và các chương trình giáo dục cho du khách ở mọi lứa t.uổi, khiến nơi đây trở thành điểm đến nổi tiếng đối với khách du lịch, sinh viên và bất kỳ ai quan tâm đến lịch sử và công ...

Căng thẳng mới giữa Israel và Pháp

06:46:30 16/06/2024
Tháng trước, Pháp đã chặn các công ty quốc phòng của Israel tham gia một cuộc triển lãm vũ khí lớn ở Paris. Pháp cũng lên án các cuộc tấn công của Israel vào Rafah ở Gaza.

Nam Phi phát hiện ca bệnh đậu mùa khỉ thứ 7

06:44:57 16/06/2024
Hiện tại Nam Phi không có phương pháp điều trị nào được đăng ký đối với bệnh này, tuy nhiên Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị sử dụng tecovirmat (thường được biết đến với tên thương hiệu Tpoxx) để điều trị các trường hợp bệnh nặng...

Có thể bạn quan tâm

Theo chân cô gái 9X khám phá hòn đảo được mệnh danh "hòn ngọc của Vịnh Bắc Bộ"

Du lịch

10:50:10 16/06/2024
Đảo Cát Bà tuy nhỏ bé nhưng vẻ đẹp bình yên, thơ mộng vẫn khiến nhiều du khách vấn vương. Đảo Cát Bà thuộc huyện Cát Hải (TP. Hải Phòng), nằm cách trung tâm TP. Hải Phòng khoảng 30km

Người xưa nói: "Nhìn cây trước cửa biết nhà giàu hay nghèo, thêm cây thêm của"

Trắc nghiệm

10:47:40 16/06/2024
Theo người xưa, cây cảnh trước nhà có thể nói lên hoàn cảnh kinh tế và địa vị của gia chủ. Nó không chỉ đẹp, khí thế mà còn tạo phúc cho con cháu.

Lý do Cole Palmer 'phủ sóng' Internet với loạt ảnh chế

Sao thể thao

10:31:17 16/06/2024
Tấm ảnh cầu thủ tuyển Anh Cole Palmer chụp cho dịp EURO 2024 đã trở thành meme, được chế nhiều trên Internet nhờ động tác ăn mừng mang thương hiệu riêng.

Bất ngờ Chiếc khăn gió ấm, nước mắt đã rơi trong đêm concert Tempest

Nhạc quốc tế

10:27:00 16/06/2024
Bầu không khí 30 phút cuối của đêm concert nhóm K-pop Tempest tràn ngập xúc động. Trên sân khấu, thành viên nhóm đã khóc. Dưới khán giả có người vừa quay điện thoại vừa cầm khăn giấy chấm nước mắt.

Mộ cổ 2.400 năm t.uổi bị đào bới, chuyên gia vừa khai quật đã mừng húm vì những thứ tên trộm bỏ qua

Lạ vui

10:12:34 16/06/2024
Vào năm 2016, một kẻ trộm mộ đã đào một lỗ trong khu lăng mộ cổ rộng lớn ở huyện Tương Phần, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc. Hắn từ một góc của một ngôi mộ lấy trộm hiện vật rồi trốn mất.

TP Hồ Chí Minh: Người dân bắt được kỳ đà vân quý hiếm bò vào nhà

Tin nổi bật

10:10:54 16/06/2024
Qua tìm hiểu, anh Thường biết được đây là động vật quý hiếm nên giao cho Chi cục Kiểm lâm TP Hồ Chí Minh cứu hộ chăm sóc và thả về tự nhiên.

Phát ngôn thách thức CĐM, hot TikToker "bay màu" kênh triệu follow

Netizen

10:09:17 16/06/2024
Sau loạtdramaphông bạt, phát ngôn thách thức, L.P bị cộng đồng mạng tẩy chay, nhiều chị em thân thiết quay lưng. Đến nay, cô chính thức mất thêm tài khoản TikTok 1,3 triệu người theo dõi sau đại hội drama.

Mỹ nhân là nỗi sợ của các nam thần

Hậu trường phim

10:08:48 16/06/2024
Hướng Hàm Chi chưa có nhiều danh tiếng. Tên t.uổi của cô chỉ được nhắc đến nhiều nhờ các scandal tình ái. Điều này khiến Hướng Hàm Chi trở thành nỗi sợ của các nam thần từng hợp tác với cô.

Midu: "Từ lần đầu tiên gặp anh Đạt, tôi đã nghĩ đây là định mệnh của mình"

Sao việt

10:03:21 16/06/2024
Với cô dâu tháng 6 , chồng như một người bạn đời, âm thầm bên cạnh yêu thương và đồng hành cùng cô trong suốt thời gian qua và cả cuộc sống hôn nhân sau này.

NTK Thủy Nguyễn đưa áo bà ba cách điệu tới Tuần lễ Thời trang Quốc tế

Thời trang

10:00:59 16/06/2024
NTK Thủy Nguyễn đã trình làng bộ sưu tập mới mang tên Lả lơi áng mây trôi tại Tuần lễ Thời trang Quốc tế Xuân/Hè 2024.