Hầm xương có nên vớt bọt, 99% làm theo thói quen mà không biết điều này
99% chị em có thói quen hớt bọt trắng nổi lên khi ninh xương nhưng cách đó đúng – sai ít người biết. Chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ rõ điều này.
Khi ninh xương hoặc thịt, khi có lớp bọt trắng nổi lên chị em thường dùng muôi để vớt ra nhưng thực tế bọt trắng đó thực sự bẩn hay gây hại không thì không phải ai cũng rõ.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng giải thích, các nguyên liệu trong nồi canh sau khi được làm nóng sẽ có đám bọt nổi lên. Thực tế, đó là protein hòa tan trong nước. Khi sôi, thành phần protein sẽ tích lại và nổi lên trên bề mặt.
Không ít người có thói quen hớt bọt trắng nổi lên khi ninh xương, luộc thịt.
Nếu xương đã được sơ chế sạch thì lớp bọt như thế này cũng không ảnh hưởng gì
Các chuyên gia cũng cho rằng lớp bọt này có thể có cả chất bẩn lẫn bổ dưỡng. Nên khi hầm xương, để không phải hớt bọt tốt nhất là chị em hãy rửa xương thật sạch, qua các bước sơ chế rồi mới ninh. Khi đó, chị em sẽ không cần vớt bọt khi ninh.
Bí quyết để ninh xương trong, không bị đục
Ngâm xương trước khi nấu
Xương mua về nếu chỉ rửa sạch bằng nước rồi ninh thì vẫn có thể gây đục. Để khắc phục, trước khi ninh chị em hãy ngâm xương bằng nước vo gạo khoảng 1 tiếng, rồi sau đó rửa sạch và ninh.
Ngâm xương bằng nước vo gạo khoảng 1 tiếng là cách làm sạch tốt nhất.
Ngâm xương để giúp máu thừa bên trong ra hết, như vậy giảm được mùi tanh hiệu quả khi nấu, nước xương hầm chúng ta làm sẽ trong hơn. Hương vị nước xương thơm ngon, giá trị dinh dưỡng cao, không có mùi tanh.
Video đang HOT
Đun hành, gừng trước rồi cho xương vào ninh
Khi ninh xương, nhiều người thường cho hành lá và gừng vào để xương và nước thơm hơn.
Tuy nhiên lại không biết rằng, cần phải lưu ý thời điểm cho hai loại nguyên liệu này. Nếu cho cùng xương là chưa đúng.
Cách làm đúng của chúng ta là chuẩn bị một nồi nước, cho hành lá và gừng thái chỉ vào đun sôi rồi cho xương heo đã chần sơ vào nồi ninh cùng để xương chín.
Cho muối vào sau cùng
Nhiều người có thói quen, cứ cho xương vào nồi hầm là nêm muối vào luôn do nghĩ rằng cho muối sớm như vậy sẽ giúp xương đậm đà hơn, không bị nhạt, nước xương.
Hoặc có người đợi đến lúc nước xương chuyển sang màu trắng đục thì cũng cho muối.
Cho muối sớm sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng.
Tuy nhiên hai thời điểm này bạn cho muối là không đúng vì còn quá sớm. Cho muối phải là lúc bạn đã hầm gần xong, chuẩn bị tắt bếp rồi.
Lúc này, xương hầm giữ được hương vị nguyên bản nhất. Giá trị dinh dưỡng của món xương hầm sẽ cao.
Hầm xương đúng cách giúp món ăn thêm thơm ngon, không mất đi chất bổ dưỡng.
Cho muối sớm sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng này. Do đó, cho muối vào nồi sau cùng vừa để có tác dụng tăng vị nhất định, vừa để giữ dưỡng chất của xương hầm.
Hầm xương mãi nước vẫn đục, đầu bếp mách thêm 2 bước này canh trong veo, thơm ngậy
Hầm xương mãi nước vẫn đục, đầu bếp mách thêm 2 bước này canh trong veo, thơm ngậy
Để có nước xương hầm trắng trong, thơm ngậy, beo béo thì đừng cho ngay xương vào nồi nấu trực tiếp, chị em cần thực hiện thêm 2 bước nữa.
Hầm xương để nấu canh là cách làm giúp cho món canh được hấp dẫn hơn. Canh xương không chỉ thơm ngon, bổ dưỡng mà còn chứa nhiều collagen, protein và canxi có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của xương, ngăn ngừa loãng xương, làm chậm quá trình lão hóa, bổ máu, ích khí.
Dù nấu canh xương lâu năm nhưng nhiều người vẫn thắc mắc vì sao nước xương thường bị đục, không thơm. Do đó đầu bếp đã mách, khi hầm xương đừng cho ngay vào nồi, phải thêm hai bước nữa, nước xương sẽ trong, thơm nức nấu canh gì cũng hấp dẫn.
Dưới đây là cách hầm xương có nước trong và thơm của đầu bếp, bạn có thể tham khảo:
- Rửa sạch phần xương vừa mua ở chợ với nước sạch nhiều lần để hết bụi bẩn tạp chất bám trên xương trong quá trình bày bán và vận chuyển. Sau đó cho xương vào một chậu nhỏ, đổ nước vào. Thêm chút rượu nấu ăn và muối, ngâm trong khoảng 15-20 phút.
Việc ngâm xương trong nước có pha rượu nấu ăn và muối ăn để xương ra bớt máu thừa, khử mùi tanh của xương.
- Hết thời gian, vớt xương ra, cho vào nồi, sau đó cho thêm một lượng nước lạnh thích hợp vào nồi, để nước ngập hết xương rồi vặn nhỏ lửa, đun sôi.
Sau khi nước trong nồi sôi thì tiếp tục đun, vừa đun vừa vớt hết bọt, khi nào hết bọt trong nồi thì vớt xương ra, rửa lại sạch với nước ấm rồi để riêng. Không nên rửa với nước lạnh làm xương có mùi kém ngon.
Lưu ý: Phải luộc xương bằng nước lạnh, nếu luộc bằng nước nóng thì máu thừa trong xương sẽ không ra ngoài dễ dàng, làm nước xương không thơm. Hơn nữa sẽ không ảnh hưởng tới chất dinh dưỡng có trong xương.
- Tiếp theo, đổ hết nước trong nồi, thay nồi. Đun nóng nồi với xíu dầu ăn, đổ xương đã luộc vào, đảo cho đến khi xương có màu hơi vàng cả hai mặt rồi cho một lượng vừa đủ vào, thêm lát gừng và đun trên lửa lớn.
Sau khi nước xương sôi, tiếp tục đun ở lửa lớn trong khoảng 20-30 phút, sau đó điều chỉnh xuống lửa nhỏ và tiếp tục đun trong 30 phút. Cuối cùng nêm thêm một chút muối là được.
Nếu thích bạn có thể thêm xíu tiêu trắng rồi thưởng thức canh xương ngay. Nhưng nếu để nấu canh với các loại rau củ quả khác thì sơ chế rau củ quả rồi cho vào nước xương vừa hầm, tiến hành nấu theo sở thích.
Như vậy, các bạn cần lưu ý, khi hầm xương, không cho xương vào nồi ngay trực tiếp mà thực hiện 2 bước nữa để nước xương trong, thơm ngậy, đó là:
- Trước khi luộc xương, bạn hãy ngâm xương vào nước trong có pha chút muối và rượu nấu một lúc để mùi tanh trong xương được khử hết, giúp nước hầm xương thơm ngậy.
- Thêm một bước chiên xương trước khi hầm xương. Chiên trước khi hầm để món canh xương có độ đặc và trắng trong, vô cùng hấp dẫn.
Ngoài ra bạn nên lưu ý, khi nào hầm xương xong mới nêm muối, cho muối sớm quá cũng làm nước xương bị đục.
Chúc các bạn thành công!
Hầm xương đừng vội cho nước đun ngay, làm thêm bước này nước xương có màu trắng sữa, thơm phức Thông thường khi hầm xương, đa số chúng ta đều cho nước vào đun ngay. Tuy nhiên, nếu muốn nước hầm xương có màu trắng sữa đẹp mắt và thơm phức thì hãy làm thêm bước này. Các món canh nấu từ nước hầm xương bao giờ cũng thơm ngon, bổ dưỡng và ngon miệng hơn so với việc nấu canh bằng nước...