Hai món nướng đậm chất đồng quê ở miền Tây
Du khách đến miền Tây có thể thưởng thức cá lóc nướng trui thơm mùi rơm khói hay chuột đồng nướng than có thịt ngọt mềm.
Món nướng ở miền Tây đa dạng từ nguyên liệu cho đến cách chế biến. Người ta có thể nướng gà vườn, cá, cua, chuột, chim, ếch, rắn… và đủ cách nướng cho món ăn thêm ngon như nướng trui, bọc đất sét, nướng ống tre, úp nồi, nướng gáo dừa, nướng mọi… Mỗi kiểu có cái ngon riêng nhưng chung quy vẫn khiến thực khách xao xuyến mỗi khi thưởng thức.
Trong hết thảy có món cá lóc nướng trui , hay còn gọi là cá lóc thui rơm dân dã, bình dị, có từ nhiều đời nay. Từ món ăn tạm, ăn chơi cho đỡ đói nay đã thành đặc sản ở nhiều tỉnh thành Nam Bộ.
Cá lóc nướng trui ăn kèm rau sống, bún tươi ở điểm du lịch cộng đồng Cồn Sơn, TP Cần Thơ. Ảnh: @copho.158/Instagram
Con cá lóc đồng có thịt chắc, ngọt, được câu dưới sông, bắt ngoài đồng, mua ngoài chợ còn tươi roi rói, không cần đánh vảy hay mổ bụng làm sạch ruột mà chỉ cần rửa sơ với nước muối, tìm cây thật chắc xiên cá, kiếm khu đất trống cắm xuống đất, lấy rơm khô ngoài đồng vùi đốt cháy hừng hực.
Video đang HOT
Khi rơm tàn thì cũng là lúc cá lóc chín, lấy miếng lá chuối tươi gỡ nhẹ cá cho khỏi nóng rồi cạo bỏ lớp vỏ đen cháy xém bên ngoài, phần da cá ngả màu nóng hổi và thơm lừng, còn tỏa mùi thơm của rơm khói. Nhanh tay lẹ chân làm thêm chén muối ớt hột thật cay, nặn miếng chanh chua và xé từng miếng thịt cá lóc chấm ăn liền, bạn sẽ cảm nhận vị tươi ngọt của con cá lóc đồng gần như được giữ nguyên vẹn.
Hoặc cầu kỳ hơn là bày trí thật đẹp, cá nướng xong được xẻ làm đôi lót trên lá sen thơm, cho thêm đậu phộng rang vàng, mỡ hành béo lên cá, dọn ra cùng bún tươi, rau quả sống đủ loại như dưa leo, khóm, xà lách, diếp cá, cát lồi, húng quế, đọt cóc… Bánh tráng nhúng nước sơ, cho rau bún, thịt cá rồi cuốn thật chắc tay, chấm nước mắm chua ngọt.
Chuột đồng làm sạch để nguyên con ướp gia vị nướng than. Ảnh: Ngoại Tý
Còn một món nướng đồng quê khác ở miền Tây cũng khiến thực khách ấn tượng là chuột đồng nướng lu, nướng than . Món ăn này khá kén thực khách bởi bị ấn tượng không tốt về loài chuột. Nhưng khi đã ăn được thì bảo đảm ai cũng nghiền như chơi, có người còn khen thịt mềm, thơm ngọt hơn hẳn thịt gà.
Chuột đồng ở miền Tây được bán nhiều ngoài chợ, nhất là khi tới vụ lúa, chuột ăn no lúa chín nên con nào cũng mập, thịt thơm và không bị hôi. Chuột đem bán thường đã được làm sạch nên lúc mua về chỉ rửa sạch, để nguyên con hoặc chặt khúc vừa ăn, tẩm ướp gia vị theo ý thích, có thể ướp muối sả, tỏi sả, muối ớt rồi thêm chút mật ong cho da chuột bóng bẩy, khi nướng thịt mềm và dậy mùi thơm.
Món ăn đồng quê dọn chung với dưa leo, chuối chát hoặc khế chua, cà chua cắt lát, thêm chén muối tiêu chanh cùng vài cọng rau răm rồi từ từ nhâm nhi thưởng thức. Lúc này cảm giác e ngại chuột chắc đã không còn, mà chỉ biết mỗi việc thịt chuột ăn rất ngon.
Ăn năn - Đặc sản miền Tây
Ở miền Tây, nhất là vùng Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, có rất nhiều năn. Năn là loài cỏ dại mọc trong các đồng đất hoặc mương liếp.
Năn thường có hai loại là năn kim (cỏ năn) và năn bộp (có nơi gọi trại là bụp). Loại năn là đặc sản nổi tiếng bây giờ chính là năn bộp.
Từ một loài cỏ dại, nay năn bộp trở thành loại rau "hái ra tiền" của người miền Tây. Một số xã thuộc huyện Hồng Dân và Phước Long, tỉnh Bạc Liêu, bà con còn trồng năn bộp với diện tích lớn, thu hoạch quanh năm và bán khắp mọi miền đất nước.
Năn bộp vừa lột.
ể ăn năn bộp, người ta nhổ những cọng ngon rồi cắt lấy từ dưới gốc lên khoảng 2,5 tấc. Sau đó, người ta dùng một cây tăm hay cây nhọn chuyên dùng rọc một đường từ đầu đến cuối cọng năn (do năn có hình trụ rỗng tương tụ như sậy, tre) để lột lớp vỏ ngoài, còn lại lõi trắng nõn bên trong. Nhiều người nói vui, phát hiện năn bộp là món "ăn được" có lẽ là những mục đồng thuở trước. Trong lúc chăn trâu, không có gì để ăn nên các mục đồng tước lõi của năn bộp để ăn chơi, vị ngòn ngọt, thanh thanh, mát dạ. Từ món "ăn được" thành món "ăn ngon", năn bộp bây giờ có mặt tại cả bàn ăn của nhà hàng, quán ăn cao cấp.
Món ngon đầu tiên từ năn là năn ăn sống, chấm với mắm kho, mắm chưng, hay đơn giản là chấm món kho, như một loại rau ăn liền. Một món dân dã cũng dễ làm, mau ăn, là năn xào với tép trấu hay tôm. Vị ngọt từ tôm, tép hòa lẫn vào vị ngọt thanh của năn làm nên một món ăn đặc biệt. Lưu ý là khi xào món này, không nên nêm quá nhiều đường, bột ngọt. Ăn năn theo một cách rất riêng của người miền Tây nữa là làm "bổi" cho nhưn bánh xèo. Ai đã từng ăn bánh xèo loại này rồi mới cảm khái hết tinh hoa sông nước gói gọn trong chiếc bánh vàng ươm, trắng trong nhưn năn bộp. Một kiểu ăn nữa là năn bộp làm dưa chua, gọi nôm na là "bóp giấm". Kiểu ăn này cũng rất dễ làm, ăn ít ngán và bắt cơm.
Món năn bộp xào tôm.
"ầu tư" hơn phải kể đến các món lẩu. Ăn năn bộp rất "dễ chịu" với các loại lẩu khi có thể kết hợp được với lẩu mắm, lẩu chua, lẩu ngọt... Nhưng đậm chất miền Tây thì phải kể đến nồi lẩu mắm với cá đồng, lươn đồng, tôm càng xanh mới bắt ngoài vuông còn nhảy sôi sối, nấu bằng mắm cá trắm cỏ Hồng Dân. Hương vị lẩu mắm mặn mòi, bay xa không thể cưỡng, khẽ khàng trụng một mớ năn bộp non vào rồi gắp ra liền để không bị rục, vừa thổi vừa ăn. Tin chắc rằng đó là một món ngon nhớ đời!
Về miệt Bạc Liêu, Sóc Trăng, Cà Mau, rất dễ mua được năn bộp lột sẵn, giá chỉ từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg. Nếu mua nhiều, người bán có chuẩn bị sẵn thùng xốp và ướp đá để năn được tươi lâu trong quá trình vận chuyển.
Cách nấu lẩu rắn hầm sả dân dã Miền Tây sông nước Rắn không chỉ là nguyên liệu thơm ngon bổ dưỡng mà nó còn là một trong những đặc sản của Miền Tây sông nước. Bạn đã ăn thịt rắn chưa? Nếu chưa bạn hãy thử món lẩu rắn hầm sả này nhé, đảm bảo ăn là ghiền. Thời gian chế biến: 45 phút Dành cho: 4 người ăn 1. Nguyên liệu làm món...