Hai cách làm nước sấu ngâm đường
Quả sấu giòn róc hạt, ngấm đường, nước chua dịu ngọt, thơm mùi sấu đặc trưng quyện với chút the cay từ gừng.Háy làm ngay nhé,
Nguyên liệu
1 kg sấu bánh tẻ1 kg đường vàng (hoặc đường cát trắng)1 củ gừng bánh tẻ
Cách làm
Cách 1: Nấu nước đường, gừng rồi mới ngâm sấu:
Sấu nhặt bỏ các quả bị thâm dập. Dùng dao cạo sạch vỏ, cạo tới đâu thì cho vào chậu nước muối loãng tới đó để không bị thâm. Sau đó, dùng dao nhỏ khía từng quả sấu đường tròn xoắn ốc và cũng cho vào nước muối loãng ngâm 30 phút.
Cho vào nồi 1 kg đường và 400 ml nước, vừa đun vừa khuấy đều cho đường không bén nồi và tan hẳn. Thêm 1/3 thìa cà phê muối tinh. Khi nước sôi lăn tăn thì cho gừng thái sợi hoặc đập dập vào rồi tắt bếp, để nguội hoàn toàn.
Đun sôi nồi nước, thêm 1/2 thìa cà phê muối, cho sấu vào chần 10-15 giây. Đảo đều khi thấy sấu chuyển từ màu xanh sang vàng thì vớt ra ngay.
Video đang HOT
Chuẩn bị hũ/lọ thủy tinh sạch, tráng qua nước sôi để nguội sau đó, cho sấu đã nguội vào. Rót nước đường gừng vào và ngâm 3 – 4 ngày là dùng được. Cho vào tủ lạnh dùng dần.
Cách 2: Ngâm sấu và đường rồi nấu nước đường sau
Sấu cạo sạch vỏ, ngâm nước muỗi loãng. Sau đó, đặt sấu lên mặt thớt, dùng dao đập dập nhẹ cho nứt vỏ nhằm giúp ngâm đường dễ thẩm thấu hơn, đồng thời khi ăn róc hạt. Rửa sạch, để ráo nước.
Chần sơ sấu 10-15 giây chuyển màu vàng, vớt ra nhanh, để nguội. Rồi sau đó cho một lớp sấu vào âu, rải một lớp đường, làm lần lượt cho tới hết.
Sau khoảng 6-8 giờ đường tan và sấu săn lại thì vớt sấu ra hũ/lọ thủy tinh sạch đã tiệt trùng, để khô.
Phần nước đường trút vào nồi, thêm 1/3 thìa cà phê muối tinh cho đậm vị, bật bếp đun lửa nhỏ, khuấy đều. Khi nước đường sôi thì cho gừng đập dập hoặc thái sợi vào, tắt bếp, để nguội. Việc này nhằm đảm bảo sấu ngâm không bị nổi váng.
Rót nước đường đã nguội vào lọ đựng sấu, ngâm 3 ngày sấu tiết nước ra là dùng được. Sau đó, cho vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần.
Yêu cầu thành phẩm: Quả sấu giòn róc hạt, ngấm đường, nước chua dịu ngọt, thơm mùi sấu đặc trưng quyện với chút the cay từ gừng. Hai cách ngâm sấu ở trên đều đảm bảo sấu ngâm đường để lâu vẫn không bị lên men, nổi váng, dùng được vài tháng.
Chú ý:
Để đảm bảo sấu giòn thì khi chần phải nhanh vì nếu không sấu bị nhũn, ăn mất độ giòn ngon.Để sấu ngâm đường không bị lên men, nổi váng thì tất cả mọi thứ cần tiệt trùng (sấu chần nhanh, lọ/hũ tráng nước sôi để khô ráo, nước đường phải nấu để nguội).Nên chọn sấu bánh tẻ (không non quá hay già quá), màu xanh nhạt, cùi dày, vỏ hơi rám sần, cuống tươi là sấu ngon nhất.Mỗi lần pha, dùng muôi sạch lấy nước và sấu trong bình ra.
Sấu ngâm mắm, đặc sản ngày hè
Sấu giòn đượm vị chua cay mặn ngọt, thơm mùi riềng tỏi, ăn cùng thịt luộc, rau củ quả luộc thì cao lương mĩ vị cũng khó sánh bằng trong mùa hè oi bức.
Nguyên liệu
1 kg sấu bánh tẻ
500 ml nước mắm 30 - 40 độ đạm
300 gr đường
200 ml nước
1 nhánh riềng bánh tẻ (không non quá, không già quá)
1 củ tỏi
Ớt quả tùy khẩu vị
Cách làm
Sấu cắt cuống, bỏ quả dập, rửa sạch, ngâm nước muỗi loãng. Sau đó, đun sôi nước cùng 1 thìa cà phê chút muối hạt, cho sấu vào chần nhanh 10 giây để ra bớt nhựa chát, lên màu đẹp và khi ngâm không bị nổi váng.
Cho 500 ml nước mắm 30-40 độ đạm cùng 300 g đường, 200 ml nước vào đun sôi cho tan đường. Tắt bếp để nguội hoàn toàn.
Tỏi bóc vỏ, thái lát. Ớt cắt bỏ cuống, riềng thái nhỏ hoặc thái lát. Ngâm tỏi, ớt, riềng vào chút giấm để giữ màu đồng thời để khi ngâm không bị nổi váng (Hoặc có thể cho tỏi, riềng, ớt vào chần khi hỗn hợp nước mắm đường sôi, vớt ra để nguội).
Bình thủy tinh rửa sạch, dội nước sôi để khử khuẩn, để khô ráo hoàn toàn. Sau đó, xếp một lớp sấu, một lớp riềng tỏi ớt xen kẽ cho tới hết. Cuối cùng đổ hỗn hợp nước mắm đã nguội, chèn núi nilon sạch đựng nước sôi để nguội hoặc vật nặng nén sấu xuống. Đậy nắp lại sau 3 ngày là dùng được. Cho sấu ngâm mắm vào ngăn mát tủ lạnh dùng dần quanh năm.
Yêu cầu thành phẩm: Sấu giòn đượm vị chua cay mặn ngọt, thơm mùi riềng tỏi, ăn cùng thịt luộc, rau củ quả luộc rất ngon.
Chú ý:
Nên sử dụng sấu bánh tẻ sẽ ngon hơn vì nếu già quá thì ít thịt, hạt to.
Nên ngâm đậm vị mặn ngọt chút vì khi ngâm, sấu tiết ra vị chua sẽ hài hòa.
Để ngâm lâu không bị nổi váng cần khử khuẩn bình đựng, sấu trụng qua nước sôi. Tỏi, ớt, riềng cũng ngâm qua giấm hoặc trụng qua nước mắm lúc đun sôi, vớt ra để nguội.
Món ngon từ sấu nét ẩm thực dân dã Hà thành Các món ngon từ sấu gắn với tuổi thơ nhiều người: Sấu ngâm mắm, sấu ngâm đường, canh sườn nấu sấu, vịt om sấu. Người Hà Nội xưa thường gọi là "đánh dấm sấu 1. Rau muống luộc đánh dấm sấu Món ăn này luôn được ưu ái trong thực đơn hè bởi sự giản đơn và "đưa cơm". Người Hà Nội xưa...