Gỏi đu đủ – đặc sản vỉa hè đắt khách ở Thái Lan
Som tum là bản hòa tấu ẩm thực hoàn hảo của vị cay của ớt, vị mặn của nước mắm, ngọt của đường thốt nốt và chua của chanh.
Som tum, hay gỏi đu đủ (nộm đu đủ), là một đặc sản không thể bỏ qua khi nhắc tới ẩm thực Thái Lan. Nó từng nhiều lần xuất hiện trong các bảng xếp hạng về những món ăn đáng thử nhất thế giới. Vào ngày 14/12/2012, som tum được Cục Xúc tiến Văn hóa Thái Lan đăng ký là món ăn di sản văn hóa phi vật thể của quốc gia. Google cũng tôn vinh món ăn này vào ngày 14/12/2021. Ảnh: Grantourismo Travels
Nguyên liệu cho một đĩa gỏi đu đủ truyền thống gồm đu đủ xanh, đậu đũa, xoài xanh, cóc Thái, cà chua bi, chanh, nước mắm, đậu phộng, tỏi, tôm khô, đường thốt nốt và ớt… Đu đủ xanh gọt vỏ, bỏ hạt; bào sợi, có thể thêm cà rốt bào cho thêm màu sắc. Đu đủ phải còn xanh thì gỏi mới có độ giòn. Ảnh: Time Out
Som nghĩa là “chua”, tum nghĩa là “giã”. Đây cũng chính là kỹ thuật trộn đúng điệu, khi người Thái dùng chày và cối giã cho gia vị thấm đều vào gỏi. Đồ ăn Thái nổi tiếng là kết hợp giữa mặn, ngọt, cay, chua và đắng – gỏi đu đủ hội tụ tất cả những hương vị đó. Ảnh: Chatelaine
Đi bộ xuống bất kỳ con phố nhộn nhịp nào ở Thái Lan, du khách sẽ nghe thấy tiếng đập nhịp nhàng của những chiếc chày gỗ vào cối đất sét, khi người bán hàng chuẩn bị món ăn này. Ảnh: Tasty Thailand
Mỗi vùng miền có một phiên bản som tum riêng, hẳn du khách sẽ phải ngạc nhiên mỗi khi ăn gỏi đu đủ xanh tại những nơi khác nhau ở Thái Lan. Một phiên bản đặc biệt là som tum cua đồng. Loại cua này thực chất là cua muối sống nguyên con, và mỗi phần som tam thường có khoảng 2-3 con. Bên cạnh đó, người Thái còn sử dụng các nguyên liệu khác thay thế như mực, tôm tươi hoặc khô thay cho cua, và xoài xanh hay dưa chuột thay cho đu đủ. Ảnh: Freepik
Có nhiều biến thể của som tum Thái: tam phonla mai ruam (trái cây); som tam huapli (hoa chuối); tam mu yo (giò lụa), tam mamuang pla haeng thot ( gỏi xoài xanh, cá cơm khô), tam maphrao on sen mi krop (cùi dừa mềm và mì chiên giòn)… Ảnh: Wiki
Som tum ăn cùng hải sản. Người Thái có thể ăn gỏi đu đủ vào mọi thời điểm trong ngày, dù là vào bữa sáng, trưa hay tối, thậm chí là bữa phụ. Ảnh: Somtamthep
Video đang HOT
Gỏi đu đủ thường được ăn cùng xôi, gà nướng hay bún và rau sống. Ảnh: Simply Suwanee
Thực tế, gỏi đu đủ xanh không chỉ có ở Thái Lan mà còn phổ biến ở các quốc gia Đông Nam Á. Việt Nam có gỏi đu đủ bò khô, người Lào có tam maak hung (ảnh) và người Campuchia có bok l’hong. Ảnh: Sandra Scott/Intltravel News
Cách làm gỏi đu đủ Thái Lan giòn ngon tại nhà
Gỏi đu đủ hay còn gọi là Som Tum luôn là món ăn thu hút khách du lịch mỗi khi đến Thái Lan, đây là món ăn đặc sắc và nổi tiếng ở Thái.
Với hương vị lạ miệng, chua, cay, ngọt, mặn đều có đủ, gỏi đu đủ Thái Lan luôn khiến thực khách cảm thấy hấp dẫn và muốn dùng ngay.
Hãy cùng tìm hiểu cách làm gỏi đu đủ Thái Lan ngon cùng monanngon.info nhé!
Nguyên liệu làm gỏi đu đủ Thái Lan
500g đu đủ
Cà chua 2 quả
Tắc 2 quả
Chanh 2 quả
50g đậu đũa (hoặc đậu que)
Mắm ruốc
Đậu phộng rang
Ruốc khô
Ớt, hành tím, tỏi
Gia vị: muối, đường, nước mắm, giấm
Dụng cụ: Cối, chày
Cách làm gỏi đu đủ Thái Lan
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Đu đủ mua về rửa sạch, gọt bỏ lớp vỏ ngoài, dùng dao bào để bào sợi đu đủ.
Kế tiếp, bạn chuẩn bị một thau nước pha với 1 muỗng cà phê muối và 100ml giấm khuấy đều với nhau để rửa sạch mủ ở bên trong đu đủ, ngay sau khi bào xong, bạn cho đu đủ vào thau để rửa.
Sau đó cho đu đủ vào ngâm trong thau nước đá để đu đủ giòn hơn.
Lưu ý: Đu đủ nên chọn quả còn xanh khi ăn sẽ giòn, ngon hơn, đừng nên lựa quả chín quá.
Đậu đũa ngâm rửa sạch với nước muối loãng, sau đó cắt thành khúc dài khoảng 4 - 5cm.
Hành tím, tỏi lột bỏ vỏ, rửa sạch, cắt thành các miếng nhỏ để dễ đâm hơn.
Cà chua rửa sạch lớp vỏ, cắt thành các miếng nhỏ và bỏ đi phần hạt ở bên trong.
Tắc rửa sạch, cắt làm đôi, bỏ hạt.
Bước 2: Luộc đậu đũa
Cho đậu đũa vào nồi nước sôi, đậu đũa chỉ luộc sơ, vừa chín tới chứ cần không chín kỹ. Sau đó vớt đậu đũa ra ngoài, để nguội.
Bước 3: Đâm nguyên liệu
Đầu tiên, cho hành tím, tỏi, ớt vào cối và giã nhuyễn ra, tiếp đó cho khoảng 1/2 chén tép khô vào và tiếp tục giã nhuyễn.
Kế tiếp, bạn cho 2 quả tắc đã cắt đôi vào cối, giã nhuyễn lấy nước, nêm vào vào 4 muỗng cà phê đường, 1 muỗng canh nước mắm, 1 muỗng canh mắm ruốc và giã đều tay.
Sau đó cho hết phần cà chua đã cắt nhỏ vào, lưu ý giã nhẹ tay lại một chút tránh làm cà chua nát nhiều, vừa giã vừa dùng muỗng để trộn đều cho cà chua thấm gia vị.
Vắt 1 quả chanh vào cối và cho đậu phộng vào giã cùng, sau đó cho đậu đũa vào, giã nhẹ và dùng muỗng trộn đều cho thấm gia vị.
Bước 4: Trộn đu đủ
Cho đu đủ vào một cái thau sạch, sau đó cho hết phần nguyên liệu đã giã trong cối vào thau đu đủ và trộn đều, nên sử dụng găng tay để dễ trộn hơn.
Khi trộn xong bạn cho ra đĩa và rắc thêm đậu phộng, tép khô lên trên.
Mẹo hay: Nếu trộn ăn liền và muốn đu đủ thấm hơn thì các bạn nên cho đu đủ vào đâm chung với các nguyên liệu khác nhé!
Món gỏi đu đủ Thái Lan của chúng ta xem có hấp dẫn chưa nè! Các bạn có thể cho thêm ba khía muối, da heo và ăn kèm với bún là cực kỳ chuẩn bài luôn đó.
Vậy là món gỏi đu đủ Thái Lan đã hoàn thành, cách làm khá đơn giản đúng không nào. Món ăn có hương vị kích thích và màu sắc rất bắt mắt.
Chúc các bạn thành công!
Nòng nọc hấp lá chuối - món ăn nghe hết hồn nhưng lại là đặc sản xứ Thái Món ếch hấp lá chuối là đặc sản Thái Lan nhưng chắc chắn nghe tên nhiều người sẽ phải e dè. Du lịch đến Thái Lan, du khách chỉ cần hỏi Muak Huak thì ai cũng biết. Đây chính là món nòng nọc hấp lá chuối, nghe có vẻ "kinh dị" nhưng với người địa phương, đây là một món ăn cực kỳ...