Giúp giấc ngủ được sâu hơn khi dùng món lưỡi bò hầm hạt sen đậm đà hương vị
Hạt sen lại có thể kết hợp với nhiều thực phẩm khác tạo ra nhiều món ăn nhưng trong bài viết này chúng tôi giới thiệu đến các bạn món lưỡi bò hầm hạt sen, vừa tăng cường sức khỏe vừa thơm ngon bổ dưỡng rất tốt cho các thế hệ trong gia đình bạn.
Một tô lưỡi bò hầm với hạt sen và các loại rau củ khác vô cùng bỗ dưỡn
Chuẩn bị nguyên liệu cho món lưỡi bò hầm:
1 cái (khoảng 400g) lưỡi bò
1 củ hành tây
50g táo đỏ
200g hạt sen tươi
Gia vị, giấm
Lưỡi bò trước khi chế biến luộc sơ qua với nước nóng
Lưỡi bò khi bạn mua về thì nên làm sạch và dùng dao lam cạo hết lớp váng bên ngoài của lưỡi bò, cắt ra từng khúc.
Bạn lấy ra một cái tô, bỏ lưỡi bò vào trong tô, cho vào đó một số gia vị cần thiết như chút nước mắm ( bạn nên chọn loại nước mắm Phú Quốc sẽ làm ngon hơn), cho thêm tiêu, cho chút bột ngọt, có thể cho thêm giấm vào, sau đó bạn dùng đũa trộn đều lên ướp trong khoảng 30 phút là được.
Video đang HOT
Hành tây thì bạn lột phần vỏ bên ngoài, rửa sạch qua nước, dùng dao thái hành tây theo hình múi bưởi. Lấy ra một cái thao, cho nước lạnh vào trong thao rồi bỏ táo đỏ vào khoảng chừng 10 phút sau thì bạn lấy ra sửa lại với nước.
Sau khi luộc xong có thể cắt thành miếng vừa ăn để dễ dàng ướp gia vị
Bắc chảo lên bếp, đợi chảo nóng thì cho dầu vào, chờ cho sôi, tiếp theo bạn cho lưỡi bò vào xào sơ qua, thêm chút hành tây vào xào.
Bắc một cái nồi nếu như bạn muốn ngon hơn nên dùng thố tiềm, cho lưỡi bò vào, đổ thêm 1 lít nước, bạn bắt đầu hầm khoảng chừng 45p -1 tiếng là ok.
Quan sát thấy bò mềm, tiếp theo cho hạt sen vào, khoảng chừng 10 phút thì bạn cho tiếp táo đỏ vào, đợi sôi lại rồi tắt bếp.
Món lưỡi bò hầm hạt sen đã được hoàn thành, bạn nên ăn khi còn nóng sẽ ngon hơn
Món bò hầm hạt sen rau củ vô cùng bỗ dưỡng
Với món ăn này thì bạn có thể ăn chơi hoặc ăn chung với cơm củng sẽ rất ngon, vào cuối ngày có thể ngồi quay quần bên gia đình với mỗi người một chén lưỡi bò hầm thì hạnh phúc vô bờ bến, chính nhờ món này cả gia đình bạn sẽ có giấc ngủ ngon hơn, tinh thần minh mẫn sảng khoái hơn. Chúc bạn thành công!
Ăn sầu riêng đừng vứt vỏ, đem nấu món canh này vừa ngon vừa bổ, tốt cho chị em
Phần cùi trắng ở vỏ sầu riêng có thể ăn được. Chị em hoàn toàn có thể đem nguyên liệu này chế biến thành món ăn bổ dưỡng.
Sầu riêng là loại trái cây ngon ngọt, có hương vị đặc trưng rất khác biệt. Thông thường, chúng ta chỉ ăn phần cơm sầu mà bỏ đi phần vỏ và phần hạt. Tuy nhiên, hai phần này hoàn toàn có thể ăn được, nhất là phần cùi trắng. Chị em có thể dùng phần này để nấu món canh dưỡng sinh, bồi bổ cơ thể.
Hãy tham khảo cách làm món canh vỏ sầu riêng ở dưới đây:
Nguyên liệu: nửa con gà, cùi trắng sầu riêng, táo đỏ, kỷ tử, muối, rượu trắng, gừng.
Ảnh minh họa
Cách làm:
- Thịt gà rửa sạch rồi luộc sơ với chút gừng và rượu trắng. Khi nước sôi thì vớt gà ra, rửa lại với nước sạch.
- Phần vỏ sầu riêng lọc lấy cùi trắng, thái miếng vừa ăn và chần qua nước sôi.
- Cho thịt gà, 1 lát gừng, cùi trắng sâu riêng, táo đỏ, kỷ tử và một chút muối vào nồi đất (hoặc nồi sứ), thêm nước và đặt lên bếp nấu. Lưu ý, không nên cho quá nhiều kỷ tử vì nó có thể khiến nước canh bị chua.
- Nấu tới khi thịt gà mềm nhừ là được. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
- Múc canh ra bát và thưởng thức khi còn nóng.
Ngoài ra, chị em cũng có thể làm món vỏ sầu riêng chiên giòn với cách làm như sau:
Phần vỏ sầu riêng đem lọc lấy cùi trắng, cắt miếng vừa ăn.
Bỏ vỏ sầu riêng vào nồi nước sôi, thêm một muỗng canh muối để chần sơ. Vớt vỏ sầu riêng ra để ráo.
Cho 5 muỗng canh bột chiên giòn, 2 muỗng canh bột mì, 1 muỗng canh bột bắp, 2 muỗng cà phê muối vào bát trộn đều. Sau đó, từ từ thêm nước lạnh và khuấy đều để tạo hỗn hợp sánh mịn.
Chuẩn bị một chảo dầu nóng. Nhúng vỏ sầu riêng vào bát bột rồi thả vào chảo chiên. Chiên đến khi vàng đều 2 mặt là được.
Một số lợi ích của phần vỏ sầu riêng đối với sức khỏe
Theo Đông y, vỏ sầu riêng có tính ấm, vị đắng, dùng để tiêu thực ích khí, cầm mồ hôi, làm ấm phổi. Sử dụng vỏ sầu riêng có thể trị được một số chứng bệnh như:
Trị khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy
Để trị các triệu chứng khó tiêu, đầy bụng, tiêu chảy, bạn có thể dùng trà làm từ vỏ sầu riêng.
Lấy vỏ sầu riêng rửa sạch, thái nhỏ rồi đem phơi khô. Mỗi khi cần dùng chỉ cần lấy một chút vỏ sầu riêng khô đun với nước và uống.
Bổ thận
Trong đông y, vỏ sầu riêng kết hợp với đậu đen, tang ký sinh, hà thủ ô, cốt toái bổ, quýt có thể tạo nên một bài thuốc bổ thận.
Chuẩn bị các nguyên liệu trên, mỗi loại 12 gram, bỏ vào nồi và sắc lấy nước uống.
Loại nước này có tác dụng hỗ trợ loại bỏ các độc tố trong thận, trị thận hư, giữ cho thận luôn khỏe mạnh, tăng cường tuần hoàn máu.
Trị rong kinh
Chuẩn bị 12 gram vỏ sầu riêng phơi khô, 3 bông sen, 4 gram sả, 4 gram cam thảo nướng, 8 gram trắc bá diệp, 12 gram cỏ mực, 8 gram ngải cứu. Cho tất cả các nguyên liệu vào ấm và thêm 1,5 lít nước. Đun đến khi lượng nước trong ấm còn một nửa thì tắt bếp. Chắt lấy phần nước để uống.
Lưu ý, trước khi sử dụng vỏ sầu riêng làm các bài thuốc chữa bệnh, người dân nên tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Gà hầm táo đỏ: 4 cách ninh gà ngọt ngon, bổ dưỡng tại nhà Gà hầm táo đỏ là món ăn được mệnh danh như "thần dược" bởi nó có hàm lượng dinh dưỡng khá cao mà hương vị lại cực kỳ thơm ngon, hấp dẫn. Hầu hết các nước Á Đông như Hàn, Nhật, Trung, Việt đều có điều kiện tự nhiên ưu đãi cho nguồn đất đai màu mỡ, khí hậu ôn hòa, thích hợp...