Giảm muối, đường trong bữa ăn để phòng nhiều bệnh nguy hiểm
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cũng cảnh báo người Việt Nam đang sử dụng quá nhiều muối và đường. Đây chính là căn nguyên của nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm.
Mức tiêu thụ muối, đường cao là căn nguyên của sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm – ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Người dân tiêu thụ muối, đường gấp 2 lần khuyến cáo
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, trong những năm gần đây, mức tiêu thụ muối, đường trung bình của mỗi người trưởng thành ở nước ta đều gấp 2 lần so với ngưỡng khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).
Muối (NaCl) được cấu thành từ hai nguyên tố hóa học là Natri và Chlorua. Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo lượng muối chỉ nên dùng trong ngày với một người trưởng thành là một muỗng 5 gram muối, tương đương chứa khoảng 2.000 mg natri. Trẻ nhỏ dưới một tuổi, tổng lượng muối được sử dụng trong ngày chỉ dưới 1,5 gram và trẻ sơ sinh ăn dưới 0,3 gram muối.
Thế nhưng nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho thấy trong thực tế thì mức tiêu thụ muối trung bình của người Việt Nam là 9,4 gram/ngày.
Trong khẩu phần ăn hằng ngày, lượng natri có hai nguồn gốc là từ tự nhiên có trong thực phẩm và từ việc bổ sung muối cùng các gia vị mặn khi chế biến, chấm thức ăn.
Video đang HOT
Theo nghiên cứu của Viện Dinh dưỡng Quốc gia, tại nước ta, 81% lượng muối người dân tiêu thụ hằng ngày chủ yếu là từ các gia vị nêm nếm trong quá trình chế biến, nấu nướng và khi ăn. Đặc biệt, 11% muối từ thực phẩm chế biến sẵn, trong thực phẩm tự nhiên chỉ chiếm 7%. Trong đó, bột canh và nước mắm là nguồn chính cung cấp muối hằng ngày, cùng với mì chính và muối tinh.
Cục Y tế dự phòng cũng cảnh báo người Việt Nam sử dụng quá nhiều đường. Cụ thể, mức tiêu thụ đường trung bình của người Việt Nam là 46,5 gram/ngày, trong khi mức khuyến cáo của WHO là 25 gram/ngày.
Nguy cơ nhiều bệnh nguy hiểm
Cục Y tế dự phòng khuyến cáo, mức tiêu thụ muối, đường cao cũng chính là căn nguyên của sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm như béo phì, tăng huyết áp, tim mạch và đái tháo đường.
Cụ thể, ăn nhiều muối là một trong những nguyên nhân của sự gia tăng các bệnh không lây nhiễm nói chung và bệnh tim mạch nói riêng. Nó cũng là yếu tố nguy cơ rất quan trọng đối với tăng huyết áp và đái tháo đường.
Ăn quá mặn là yếu tố nguy cơ rất quan trọng đối với tăng huyết áp và đái tháo đường. – SHUTTERSTOCK
Ăn quá 5 gram muối mỗi ngày sẽ làm tăng trương lực thành mạch, ứ nước trong tế bào, tăng sức cản ngoại vi gây tăng huyết áp.
Việc ăn nhiều đường cũng khiến cho tỷ lệ béo phì ở Việt Nam tăng nhanh nhất Đông Nam Á. Dư thừa năng lượng dẫn đến tích lũy mỡ, rối loạn chuyển hóa, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh không lây nhiễm như thừa cân, béo phì, tăng huyết áp, loãng xương.
Theo thống kê của Viện Tim mạch Quốc gia, cứ 5 người trưởng thành thì có 1 người bị tăng huyết áp, cứ 3 trường hợp tử vong thì có 1 trường hợp do các bệnh tim mạch, chủ yếu là tai biến mạch máu não.
Tỷ lệ người bị tăng huyết áp chưa được chẩn đoán là gần 57%, đái tháo dường 70% và hơn 86% người bị tăng huyết áp chưa được quản lý bệnh.
Bên cạnh đó, Viện Dinh dưỡng Quốc gia ghi nhận tỷ lệ người trưởng thành tại Việt Nam bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi bị béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% (năm 2000) lên 5,3% kể từ sau năm 2015.
Sau 10 năm (2002-2012), tỷ lệ người mắc bệnh đái tháo đường cũng tăng thêm 2 lần (từ 2,7% lên 5,4%). Hiện tại, cả nước đang có trên 3,5 triệu người đang chung sống với bệnh đái tháo đường.
Để phòng tránh bệnh tăng huyết áp, tiểu đường và nhiều bệnh mạn tính nguy hiểm khác, Cục Y tế dự phòng khuyên người dân chú ý: Giảm lượng muối ăn vào hằng ngày. Thường xuyên đo huyết áp và đánh giá nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường.
Hạn chế sử dụng đồ uống có đường vì đồ uống có đường là nguồn đường chính trong khẩu phần ăn và việc tiêu thụ. Giảm đường trong việc chế biến đồ ăn, thức uống.
Tỉ lệ tử vong do bệnh không lây nhiễm ở nước ta chiếm 77%
Thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, trong 77% các trường hợp tử vong mỗi năm của Việt Nam do các bệnh không lây nhiễm thì các bệnh tim mạch chiếm 31%, ung thư chiếm 19%, bệnh hô hấp mạn tính chiếm 6%, bệnh đái tháo đường chiếm 4% và các bệnh không lây nhiễm khác chiếm 18%.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân đái tháo đường - Ảnh: Đông Quân
Đây là thông tin được chia sẻ tại hội nghị khoa học kỹ thuật lần thứ nhất, cập nhật kiến thức điều trị nhiều bệnh lý nổi bật cũng như các giải pháp đem lợi ích cho người bệnh do Bệnh viện quận Tân Phú, TPHCM tổ chức ngày 17/9.
Hội nghị tập trung vào 5 chuyên đề chính gồm bệnh lý đái tháo đường, tim mạch - chuyển hoá, bệnh lý đường hô hấp, quản lý chất lượng bệnh viện và bác sĩ gia đình với 14 đề tài báo cáo liên quan từ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong từng lĩnh vực.
Thông tin tại hội nghị cho biết, bệnh đái tháo đường, tim mạch - chuyển hoá, hô hấp mạn tính, ung thư là 4 loại bệnh không lây nhiễm chính nổi bật hiện nay và cũng là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trên thế giới.
Theo thống kê của WHO, mỗi năm có khoảng 15 triệu người chết vì các bệnh không lây nhiễm nằm trong độ tuổi từ 30-69 tuổi; trong đó trên 85% những trường hợp tử vong ở nhóm tuổi trẻ này thường xảy ra ở các quốc gia thuộc nhóm thu nhập thấp và trung bình.
Bệnh không lây nhiễm tạo ra gánh nặng bệnh tật nặng nề do tỷ lệ tàn phế và tử vong ở người trẻ cao, đồng thời gia tăng gánh nặng về chi phí, thời gian điều trị. Nguy cơ mắc bệnh chủ yếu do lối sống có hại cho sức khỏe và các yếu tố môi trường không thuận lợi. Tuy nhiên, nhiều nguy cơ bệnh không lây nhiễm có thể dự phòng được.
BS.CKII. Đinh Thanh Hưng, Giám đốc bệnh viện quận Tân Phú - cho biết, trong năm 2019, tại bệnh viện, số lượng bệnh nhân bệnh tim mạch chuyển hóa chiếm 17,5%, bệnh hô hấp mạn tính chiếm 16,7%, bệnh đái tháo đường chiếm 10.5%.
Theo bác sĩ Hưng, hội nghị lần này sẽ góp phần nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ y bác sĩ, từ đó cải tiến chất lượng, đem lại hiệu quả cho bệnh viện, đặc biệt là đem lại lợi ích tốt nhất cho người bệnh.
16 dấu hiệu trái tim đang cố kêu cứu đến bạn Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh tim mạch là nguyên nhân gây tử vong số 1 trên toàn cầu, cướp đi sinh mạng của khoảng 17,9 triệu người mỗi năm. Và cứ 3 ca tử vong thì khoảng 1 ca là do bệnh tim. Loét ở bàn chân, lạnh hoặc tê ngón chân, chuột rút ở chân, cảm thấy nặng...