Giảm cân nhưng chưa chắc giảm mỡ
Nhiều người nghĩ rằng giảm cân và giảm mỡ chỉ là một, nhưng thật ra hai vấn đề này có sự khác nhau.
Nhiều người nghĩ rằng giảm cân và giảm mỡ chỉ là một, nhưng thật ra hai vấn đề này có sự khác nhau. Trên thực tế, có khi chỉ cần giảm mỡ hoặc giảm cân nhưng có trường hợp cần kết hợp cả hai để có được vóc dáng cân đối khỏe mạnh.
Cân nặng của mỗi người ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như kích cỡ bộ xương, tỷ lệ cơ bắp và mỡ, hàm lượng nước, chất thải trong đường ruột… Cân nặng sẽ thay đổi ở các thời điểm khác nhau trong ngày. Ví dụ, lúc sáng sớm mới ngủ dậy thường nhẹ cân hơn so với sau khi ăn no. Điều này chứng tỏ, khi bạn giảm cân, bạn chưa chắc đã giảm mỡ thừa, mà rất có thể đó là sự suy giảm nước và cơ bắp trong cơ thể.
Video đang HOT
Giảm béo là giảm mỡ thừa trong cơ thể. Việc giảm đi mỡ thừa sẽ làm cơ thể thon gọn hơn nhưng cân nặng chưa chắc đã thay đổi. Chính vì vậy, nếu muốn cơ thể thon gọn hơn thì bạn cần phải chú trọng vào việc giảm béo, chứ không phải giảm cân.
Việc duy trì cân nặng hợp lý là mục tiêu mà ai cũng mong muốn. Tuy nhiên, rất nhiều người sai lầm khi cho rằng việc giảm béo đồng nhất với giảm trọng lượng đơn thuần. Bởi vậy, họ áp dụng các biện pháp hà khắc như nhịn ăn, loại bỏ hoàn toàn tinh bột và chất đạm, đường, thậm chí sử dụng thuốc giảm cân có tác động lên thần kinh trung ương nhằm giảm nhu cầu ăn.
Hậu quả của việc làm này là sức khỏe bị giảm sút, nhiều trường hợp rơi vào suy nhược cơ thể. Tuy nhiên, khi chế độ ăn uống bình thường được thiết lập lại, họ lại nhanh chóng tăng cân trở lại. Như vậy, việc giảm cân không thành mà còn gây ra sự tăng giảm trọng lượng liên tục, khiến các cơ chảy nhão kém săn chắc.
Trọng lượng cơ thể là sự tổng hợp của nhiều yếu tố như nước, cơ bắp, mỡ… Tỷ lệ mỡ trong cơ thể hay còn gọi là chất béo cần loại ra khỏi cơ thể của mình – đó mới chính là giảm béo. Vì vậy, quá trình giảm béo tối ưu là hướng đến tăng cơ bắp và giảm mỡ thừa.
Chúng ta đều biết, chế độ ăn quyết định tới 70% sự tăng cân của cơ thể. Ăn nhiều không khiến bạn béo mà loại thức ăn nào khiến bạn tích mỡ. Một người muốn giảm cân cần phải ăn uống khoa học để cơ thể vẫn có đủ năng lượng hoạt động nhưng không gây tăng cân.
Khi giảm được lượng mỡ thừa thông qua điều chỉnh chế độ ăn uống và vận động hợp lý, cơ thể sẽ thon gọn và săn chắc hơn dù có thể trọng lượng không giảm hoặc giảm không đáng kể. Đó chính là kết quả của việc tăng cơ, giảm mỡ, vì thực tế trọng lượng của mỡ nhẹ hơn nhiều so với cơ bắp.
Không nên tin tưởng hoặc ỷ lại vào các phương pháp giảm cân bằng thuốc, thực phẩm chức năng… mà luôn khiến cơ thể vận động nhiều. Khi lựa chọn biện pháp tập luyện, cần chọn cho những bài tập phù hợp với sức khỏe, thể trạng.
Ăn nhiều không phải là nguyên nhân khiến cơ thể béo lên mà loại thức ăn nào được ăn hằng ngày mới quyết định cân nặng của mỗi người. Chẳng hạn bạn có thể ăn rất nhiều rau cũng không khiến cơ thể tăng cân, nhưng nếu uống một ly nước ngọt mỗi ngày thì việc giảm cân sẽ trở nên thất bại. Dù có giảm cân hay giảm béo, thì cần đảm bảo nguyên tắc: Giảm lượng calo nạp vào cơ thể, tăng cường đốt cháy calo, chứ không phải biện pháp nhịn ăn. Để giảm béo thành công, cần rất nhiều thời gian và sự kiên trì.
Bình thường, số cân nặng cần giảm nằm ở 3-10% trọng lượng cơ thể. Việc giảm cân này cần khoảng thời gian 3-6 tháng. Không nên vì nôn nóng mà giảm số cân nặng quá nhiều trong thời gian ngắn.
7 lý do ăn Keto mãi nhưng không giảm được cân nào
Theo đuổi độ Keto, bạn cần giảm lượng tinh bột xuống mức tối thiểu, tăng chất béo và giữ lượng đạm trung bình để cơ thể buộc phải sử dụng mỡ thừa làm năng lượng hoạt động.
4 nguyên tắc cần tuân thủ để giảm mỡ nhanh Để đạt được mục tiêu giảm mỡ, bạn cần xây dựng chế độ dinh dưỡng khoa học và tập luyện thường xuyên. Tăng cân quá nhanh, cơ thể nhiều mỡ thừa sẽ kéo theo những hệ lụy về sức khỏe. Hiểu được điều này, không ít người tìm mọi cách để giảm cân nhanh nhất. Huấn luyện viên thể hình Nguyễn Duy Phương...