Giảm 1 thìa muối mỗi ngày có tác dụng tương đương dùng thuốc ổn định huyết áp
Trong khi sử dụng thuốc điều trị huyết áp sẽ có một số tác dụng phụ, thì việc giảm muối trong khẩu phần ăn hàng ngày một cách nghiêm túc vừa an toàn vừa hiệu quả trong việc ổn định huyết áp.
Một thìa càphê muối là 2.300 miligam. (Nguồn: Istock Photo)
Một nghiên cứu mới cho thấy việc cắt giảm một thìa càphê muối khỏi chế độ ăn uống có thể giúp hạ huyết áp tương đương với một loại thuốc điều trị tăng huyết áp thông thường, ngay cả khi bạn không bị huyết áp cao.
Một thìa càphê muối là 2.300 miligam – đó là giới hạn hàng ngày cao nhất đối với những người trên 14 tuổi được khuyến nghị theo hướng dẫn dinh dưỡng mới nhất của Mỹ. Tuy nhiên, Hiệp hội Tim mạch Mỹ khuyến nghị chế độ ăn ít hơn 1.500 miligam muối mỗi ngày.
Điều tra viên Norrina Allen, Giáo sư Y tế dự phòng tại Trường Y khoa Feinberg trực thuộc Đại học Northwestern, cho biết: “Đây là nghiên cứu đầu tiên cho thấy bệnh nhân đang sử dụng thuốc điều trị huyết áp có thể tiếp tục hạ huyết áp bằng cách hạn chế lượng muối nạp vào người.”
Kết quả nghiên cứu cho thấy nếu cắt bớt lượng muối trong khẩu phần ăn hàng ngày có thể giảm từ 70-75% khả năng huyết áp cao
Huyết áp cao được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi nó không gây ra bất kỳ triệu chứng nào. Cách duy nhất để biết một người có bị huyết áp cao hay không là xét nghiệm.
Tuy nhiên, theo báo cáo năm 2023 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), 1/3 dân số thế giới mắc huyết áp cao và dẫn tới đau tim, suy tim, tổn thương thận, thậm chí là đột quỵ.
Video đang HOT
Theo Hiệp hội Tim mạch Mỹ, gần một nửa dân số Mỹ phải “sống chung” với căn bệnh này. Khoảng 1/3 trong số đó bị tăng huyết áp “kháng thuốc” – tức là tình trạng huyết áp cao không được kiểm soát dù sử dụng đồng thời 3 loại thuốc.
Một nghiên cứu năm 2021 chứng minh rằng nam giới ở độ tuổi từ 20-49 có nguy cơ bị tăng huyết áp không kiểm soát, cao hơn tới 70% so với phụ nữ ở cùng nhóm tuổi.
Gia vị muối trong khẩu phần ăn hàng ngày có ảnh hưởng lớn đến huyết áp. (Nguồn: Shutterstock)
Tiến sỹ Andrew Freeman, Giám đốc Phòng ngừa Tim mạch và sSc khỏe tại Trung tâm Y tế Quốc gia của người Do Thái (National Jewish Health tại Denver) cho biết: “Hầu hết mọi người ngày nay ăn quá nhiều muối vì nó được thêm vào hầu hết mọi thứ chúng ta ăn.”
“Một muỗng càphê muối tưởng chừng như rất nhỏ, tuy nhiên, lượng muối đó có ảnh hưởng rất lớn đến huyết áp,” Freeman nói thêm.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí JAMA đã chỉ định một nhóm gồm 213 người từ 50-75 tuổi thực hiện chế độ ăn nhiều hoặc ít muối trong một tuần. Sau 7 ngày, mỗi người sẽ chuyển sang chế độ ăn thay thế.
Khoảng 25% số người tham gia có huyết áp bình thường, trong khi 25% khác bị tăng huyết áp không được điều trị. Trong nhóm còn lại, 20% kiểm soát được huyết áp, 31% trong tình trạng ngược lại.
Với chế độ ăn nhiều muối trong tuần, mọi người ăn theo chế độ ăn bình thường, cùng với hai gói nước dùng, mỗi gói chứa 1.100 miligam muối. Trong tuần ăn ít muối, với mục tiêu là 500mg muối mỗi ngày, nhóm tham gia sẽ ăn thực phẩm có ít muối do các chuyên gia dinh dưỡng cung cấp.
Kết quả cho thấy huyết áp của những người tham gia cuộc nghiên cứu giảm nhanh chóng và đáng kể khi áp dụng chế độ ăn ít muối. So với chế độ ăn nhiều muối, huyết áp ở chế độ ăn cực kỳ ít muối đã giảm tới 8mm thủy ngân.
Huyết áp sẽ được cải thiện nếu thực hiện chế độ ăn giảm muối. (Nguồn: Estroden)
“So với chế độ ăn uống bình thường, mọi người đã giảm khoảng 6mm thủy ngân, có tác dụng tương đương với loại thuốc điều trị huyết áp hàng đầu,” Giáo sư Allen chia sẻ và cho biết thêm: “Việc giảm huyết áp xảy ra khá nhanh và phù hợp với những đối tượng có huyết áp bình thường, huyết áp hơi cao hoặc những người đang dùng thuốc.”
Trong khi sử dụng thuốc điều trị huyết áp sẽ có một số tác dụng phụ, bao gồm ho, táo bón, tiêu chảy, chóng mặt, thiếu năng lượng, nhức đầu, đau cơ, buồn nôn, hồi hộp, mệt mỏi, tăng hoặc giảm cân, thì việc áp dụng chế độ ăn giảm muối có thể giúp giảm huyết áp mà không có tác dụng phụ nào, ngoại trừ có đôi chút ảnh hưởng đến khẩu vị.
Giáo sư Allen nói: “Khi chuyển từ chế độ ăn nhiều sang ăn ít muối, mọi thứ đều có vị nhạt nhẽo. Tôi muốn khuyến khích mọi người nên kiên trì vì vị giác sẽ tự điều chỉnh trong vòng vài tuần và điều quan trọng là huyết áp sẽ được cải thiện rất hiệu quả”./.
Bị sốt xuất huyết nên ăn gì?
Khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường mệt mỏi, chán ăn, vậy đâu là chế độ ăn uống phù hợp cho người bệnh?
Theo TS.BS Nguyễn Trọng Hưng, Viện Dinh dưỡng quốc gia, khi bị sốt xuất huyết, người bệnh thường có các triệu chứng giống cúm như sốt, ho, nhức đầu, đau cơ và kiệt sức.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh sốt xuất huyết tùy thuộc vào giai đoạn của bệnh. Trong đó có chế độ ăn lỏng cho giai đoạn đầu khi người bệnh bị sốt cao, chế độ ăn nhẹ cho người bệnh khi cơn sốt giảm và người bệnh dần hồi phục, chế độ ăn uống bình thường trong thời gian hồi phục.
Trong thời gian mắc sốt xuất huyết, người bệnh thường mệt mỏi, đau người, nhức đầu, sốt cao, không cảm thấy muốn ăn bất cứ thứ gì. Họ còn thường thầy buồn nôn, nôn và cực kỳ suy nhược. Lúc này chế độ ăn lỏng, mềm cần được ưu tiên.
Súp rau củ dễ tiêu hóa, phù hợp với thể trạng bệnh nhân sốt xuất huyết.
Người bệnh sốt xuất huyết nên uống nhiều nước (đặc biệt là nước dừa) do khi bị sốt, cơ thể mất nước, cần uống nhiều nước để bù lượng nước mất đi. Họ cũng cần uống nước lọc hoặc nước oresol nhiều lần trong ngày giúp bù điện giải quan trọng, đồng thời lưu ý theo dõi nước tiểu màu trong hay không để bù nước kịp thời.
Tăng cường thực phẩm giàu vitamin C như cam, chanh, ổi, kiwi, dâu tây, xoài có tác dụng chống oxy hóa rất tốt cho cơ thể khi hồi phục sau khi mắc bệnh.
Ngoài ra, người bệnh nên ăn sữa chua chứa các lợi khuẩn giúp hỗ trợ tiêu hóa, cải thiện sự cân bằng của vi khuẩn tốt và xấu trong ruột. Một ngụm trà thảo mộc giàu đặc tính chống viêm và chứa chất chống oxy hóa cũng sẽ giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng, làm dịu các triệu chứng của sốt xuất huyết.
Người bệnh sốt xuất huyết phải thực hiện chế độ ăn giàu protein. Một bữa ăn nhiều protein chất lượng tốt (nạc) sẽ giúp cơ thể phục hồi nhanh chóng. Vì vậy, những lời khuyên không nên ăn đồ tanh như cá, trứng hay thịt gà là không có cơ sở.
Tránh thức ăn cay và nhiều dầu mỡ trong thời gian bị sốt xuất huyết. Người bệnh nên ăn thức ăn chần hoặc luộc trong thời gian phục hồi; không nên ăn các loại đồ ăn vặt, chế biến sẵn như xúc xích, thịt hun khói, đồ nướng.
Một ngụm trà thảo mộc cũng có thể giúp làm dịu các triệu chứng của sốt xuất huyết. Trà thảo mộc có thể giúp kiểm soát các triệu chứng giống như cảm cúm như đau họng và sốt. Một loại trà dễ kiếm và phổ biến nhất là trà gừng. Loại trà này rất giàu đặc tính chống viêm và chứa chất chống oxy hóa giúp giảm mệt mỏi, căng thẳng cho người bệnh sốt xuất huyết. Ngoài ra bạn cũng có thể uống trà mật ong chanh, trà bạc hà mật ong.
Lá đu đủ được cho là cực kỳ hiệu quả để tăng cường bạch cầu và số lượng tiểu cầu trong điều trị sốt xuất huyết. Đây được coi là một trong những phương pháp điều trị bệnh sốt xuất huyết tại nhà tốt nhất.
Bạn nên dùng chiết xuất đu đủ ở dạng nước ép hoặc nghiền nát một vài lá đu đủ và nó được chứng minh là hiệu quả nhất trong việc kích hoạt số lượng tiểu cầu làm giảm trong thời gian bị sốt xuất huyết. Tuy nhiên, nó có mùi và vị khó chịu.
Kiểm soát lượng muối tiêu thụ hàng ngày sẽ giúp bạn khỏe mạnh hơn Thường xuyên tiêu thụ quá nhiều muối có thể dẫn đến nhiều hệ lụy. Dư thừa natri có thể làm tăng huyết áp đáng kể và điều này có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Lượng natri ăn vào tối thiểu cần thiết cho hoạt động bình thường của cơ thể được ước tính vào khoảng 200 - 500mg/ngày...