Dùng thuốc tránh thai thấy hiện tượng này đừng quá lo lắng
Việc sử dụng thuốc tránh thai có thể gây ra một số sự thay đổi trong cơ thể. Vì thế, khi bắt gặp những hiện tượng này chị em đừng quá lo lắng.
Uống thuốc tránh thai là một giải pháp phòng tránh thai hiệu quả, nhưng đã là thuốc thì đương nhiên sẽ có tác dụng phụ. Đây là 7 tác rủi ro nguy hiểm khi uống thuốc bạn nên biết:
Ảnh minh họa
Estrogen là thành phần chính của thuốc tránh thai, estrogen có thể gây ra những thay đổi trong cơ thể của những phụ nữ dùng thuốc tránh thai.Khi estrogen trong cơ thể tăng và giảm sẽ ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt.
Vì vậy phụ nữ dùng thuốc tránh thai có thể gây ra hiện tượng kinh nguyệt không đều, phá vỡ chu kỳ kinh nguyệt bình thường trước đó.
Phản ứng tương tự như mang thai
Một số phụ nữ uống thuốc tránh thai sẽ gặp phản ứng tương tự như khi mang thai giai đoạn đầu. Những triệu chứng này chủ yếu là buồn nôn, nôn, chán ăn, chóng mặt, mệt mỏi…
Tác dụng của những loại thuốc tránh thai ngắn hạn sẽ tương đối nhẹ hơn so với những loại thuốc có tác dụng lâu dài hơn. Khi uống thuốc tránh thai sẽ xuất hiện các triệu chứng này là do vai trò estrogen trong thuốc tác động lên cơ thể.
Nhiều người có thể gặp các dấu hiệu nặng nề hơn sau khi uống thuốc, nhưng sau đó tình hình có thể sẽ nhẹ dần.
Trong trường hợp có các dấu hiệu kể trên, những người uống thuốc tránh thai trong ngắn hạn có thể uống vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Tương tự như vậy, tăng tiết dịch âm đạo cũng là tác dụng của estrogen trong thuốc tránh thai, estrogen có thể ảnh hưởng đến sự bài tiết của các tuyến cổ tử cung, cổ tử cung tiết ra tuyến dẫn tăng đồng thời sẽ làm gia tăng hiện tượng tiết dịch âm đạo.
Ảnh minh họa
Béo phì, tăng cân không giảm
Hiện tượng này chỉ xuất hiện một số ít người, tỷ lệ chỉ khoảng 15%. Một số thành phần nào đó trong thuốc tránh thai có thể gây tăng cân, đặc biệt là trong những ngày đầu khi mới uống.
Nhưng kiểu tăng cân này thường chỉ mang tính chất tạm thời, sau khi dừng uống thuốc thì cơ thể sẽ có thể trở lại cân nặng bình thường như cũ. Nhưng nếu bạn cảm thấy tăng cân nhiều trong ngắn hạn ngay sau khi dùng thuốc, thì khuyến cáo rằng nên ngừng uống thuốc.
Xuất hiện nhiều tàn nhang và nếp nhăn
Video đang HOT
Nếu sử dụng biện pháp uống thuốc tránh thai lâu dài, chất kích thích tố estrogen và progesterone trong cơ thể sẽ gây ra nám, trong thời gian này sẽ có một số phụ nữ mọc nhiều tàn nhang và nếp nhăn trên má.
Trong thời gian này, chị em cần phải chú ý giảm thời gian tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, ăn nhiều trái cây và rau xanh giàu vitamin.
Trầm cảm, áp lực tinh thần
Vài phụ nữ dùng thuốc tránh thai có triệu chứng trầm cảm, nếu gặp hiện tượng này với các triệu chứng liên quan thì phải ngừng thuốc. Đồng thời sau đó phải chú ý đến tinh thần nuôi dưỡng lại sức khỏe, duy trì một tâm trạng dễ chịu, vui vẻ, thoải mái.
Ảnh minh họa
Tăng huyết áp
Thống kê cho thấy, có khoảng 4% số phụ nữ sau khi dùng thuốc tránh thai huyết áp sẽ cao hơn so với trước đó. Đặc biệt là những người bản thân có chứng cao huyết áp thì sau khi uống thuốc sẽ có khả năng tăng huyết áp cao hơn nữa.
Vì vậy, các bác sĩ khuyên rằng, những người đã có bệnh cao huyết áp thì không nên sử dụng thuốc tránh thai.
15 tác dụng phụ của thuốc tránh thai thường gặp với sức khỏe
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai thường xuất hiện như buồn nôn, đau ngực, tâm trạng thay đổi, tăng cân, giảm ham muốn tình dục và hay bị tích nước khiến phù, kinh nguyệt không đều... và thông thường thuốc sẽ hết tác dụng phụ sau 1- 2 tháng.
Theo Medical News Today, thuốc tránh thai đều chứa các thành phần tổng hợp của hormone estrogen , progesterone hoặc cả hai. Thuốc hoạt đồng bằng cách ngăn chặn sự rụng trứng, ngăn cản quá trình di chuyển của tinh trùng trong cổ tử cung, làm dày chất nhầy cổ tử cung tạo thành rào cản ngăn cản giữa trứng và tinh trùng gặp nhau.
Thuốc tránh thai hàng ngày có loại 21 ngày và 28 ngày. Tác dụng tránh thai hiệu quả lên đến 99%.
Thuốc tránh thai được sử dụng hàng ngày và đa phần vẫn xuất hiện các tác dụng phụ không mong muốn. Ở mỗi một người khác nhau thì tác dụng phụ sẽ xuất hiện khác nhau, có phụ nữ không có tác dụng phụ của thuốc.
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai thường gặp nhất
Trong quá trình sử dụng thuốc tránh thai hàng ngày có thể xuất hiện những tác dụng phụ của thuốc. Những tác dụng phụ của thuốc ngừa thai thường gặp đó là:
1. Buồn nôn
Buồn nôn là tác dụng phụ thường gặp nhất khi uống thuốc ngừa thai. Buồn nôn thường bắt đầu từ khi thuốc có tác dụng và kéo dài trong khoảng 3 tháng. Tình trạng buồn nôn trở nên tồi tệ hơn nếu uống thuốc vào lúc đói. Vì vậy, để hạn chế tình trạng này chị em nên uống thuốc sau khi ăn. Hiện tượng này sẽ kết thúc sau khoảng 3 tháng. Nếu sau 3 tháng buồn nôn không giảm mà nghiêm trọng hơn chị em cần đi gặp bác sĩ ngay.
Buồn nôn là tác dụng phụ của thuốc thường gặp nhất (Ảnh minh họa)
2. Đốm máu âm đạo
Từ khi dùng thuốc cho đến 3 tháng sau khi uống thường xuất hiện các đốm máu âm đạo ra giữa kỳ kinh nguyệt. Hiện tượng này sẽ giảm dần trong 1 vài tháng sau khi uống thuốc. Nếu những đốm máu âm đạo trở nên nhiều hơn, không giảm, kèm theo mùi lạ thì chị em cần đi gặp bác sĩ.
3. Đau ngực
Đau ngực là tác dụng phụ thường gặp nhất. Ngực căng tức, cảm giác ngực sưng lên, chạm vào thấy đau và thậm chí có thể đau dữ dội. Để hạn chế đau tức ngực chị em nên mặc áo ngực mềm, giảm lượng muối và cafein tiêu thụ hàng ngày. Hiện tượng này sẽ hết sau vài tuần.
Đau ngực, căng tức ngực cũng thường gặp khi uống thuốc tránh thai (Ảnh minh họa)
4. Nhức đầu, đau nửa đầu
Các hormone của thuốc tránh thai có thể gây nên chứng nhức đầu hoặc đau nửa đầu. Hiện tượng này xuất hiện ngay từ khi uống thuốc và sẽ giảm dần khi cơ thể thích ứng dần với hormone của thuốc. Nếu chị em gặp phải những cơn đau kéo dài, đau dữ dội thì cần đi gặp bác sĩ.
5. Thay đổi tâm trạng
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, kiểm soát sinh sản có thể ảnh hưởng đến độ dày của một số khu vực não, đặc biệt là bộ phận chịu trách nhiệm về cảm xúc. Do đó, thuốc tránh thai có thể ảnh hưởng đến tâm trạng của người sử dụng, làm tăng nguy cơ trầm cảm hoặc thay đổi cảm xúc tiêu cực. Khi có thay đổi bất thường về tình trạng tâm lý chị em cần liên hệ với bác sĩ.
Thay đổi tâm trạng, dễ nổi nóng, cáu gắt hoặc bi lụy cũng là tác dụng phụ của thuốc tránh thai (Ảnh minh họa)
6. Tăng cân
Tăng cân là một trong những tác dụng phụ của thuốc tránh thai phổ biến và thường gặp. Điều này xảy ra bởi thuốc có thể gây nên tình trạng tích trữ nước trong các khu vực như hông, ngực. Đặc biệt, nồng độ estrogen trong cơ thể cũng có thể thay đổi kích thước và sự phân tán của các tế bào mỡ.
7. Giảm ham muốn tình dục
Tình trạng giảm ham muốn tình dục xuất phát từ những ảnh hưởng của các triệu chứng khác như căng tức ngực, đau nhức đầu. Ngoài ra, việc âm đạo bị khô, không đủ chất bôi trơn do ảnh hưởng của thuốc cũng khiến việc quan hệ gặp khó khăn gây đau đớn nên chị em giảm, thậm chí không thích quan hệ tình dục. Nếu chị em quan hệ có cảm giác đau vùng chậu khi uống thuốc thì cần liên hệ với bác sĩ.
8. Giữ nước
Thuốc ngừa thai có xu hướng giữ lại chất lỏng dư thừa ở các khu vực như mông, hông, mắt cá chân và ngực. Ngoài ra, thuốc cũng ảnh hưởng đến các loại vi khuẩn đường ruột gây sự gia tăng vi khuẩn, làm tăng sinh khí dẫn đến đầy hơi và cũng hay xì hơi.
9. Các vấn đề về da
Khi uống thuốc các tác dụng phụ có thể gặp phải về da như nổi mụn trứng cá, nám và khô da, da bị kích ứng đỏ và sưng... Nếu tình trạng này trở nên nặng hơn thì cần đi gặp bác sĩ.
Da dễ bị nổi mụn, thâm nám (Ảnh minh họa)
10. Khô âm đạo
Những thay đổi về nồng độ nội tiết tố khi sử dụng thuốc ngừa thai có thể làm giảm sự bôi trơn trong âm đạo, khiến âm đạo không đủ chất nhờn, âm đạo bị khô, ngứa khó chịu. Khi gặp phải phản ứng phụ này cần đi gặp bác sĩ.
11. Trễ kinh
Một tác dụng phụ của thuốc ngừa thai khá thường gặp nữa đó là chậm trễ kinh nguyệt. Chu kỳ kinh có thể đến muộn hơn, lượng ít hơn bình thường. Hiện tượng trễ kinh sẽ kết thúc sau khoảng 1 -2 chu kỳ. Nếu trễ kinh kéo dài, mất kinh hoặc kinh quá ít cần liên hệ với bác sĩ.
Chậm trễ kinh cũng là tác dụng phụ hay gặp của thuốc ngừa thai (Ảnh minh họa)
12. Thị lực có vấn đề
Sự thay đổi nội tiết tố cũng là nguyên nhân gây nên khô mắt, nhức mắt ảnh hưởng đến thị lực. Ngoài ra, việc tích nước, sưng viêm cũng khiến thay đổi hình dạng giác mạc gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị lực. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến những chị em đeo kính áp tròng. Cần liên hệ bác sĩ khi thấy thị lực gặp vấn đề trong thời gian sử dụng thuốc ngừa thai.
Tác dụng phụ của thuốc tránh thai ảnh hưởng lâu dài tới sức khỏe
Ngoài những tác dụng phụ trên, có thể kết thúc trong thời gian từ 1 - 3 tháng tính từ khi bắt đầu uống thuốc thì chị em còn có thể gặp phải những tác dụng phụ có hại tới sức khỏe, cụ thể là:
13. Mắc bệnh tim mạch
Các loại hormone Các loại thuốc có chứa estrogen và progestin có thể gây nên các vấn đề tim mạch như đông máu, đau tim và đột quỵ. Vì vậy, thuốc ngừa thai không sử dụng cho phụ nữ bị bệnh tim mạch, cao huyết áp và mắc các chứng bệnh về máu khó đông.
Tác dụng phụ nguy hiểm nhất là các vấn đề về bệnh tim mạch (Ảnh minh họa)
14. Bệnh tiểu đường
Nồng độ hormone trong thuốc cao tác động đến lượng đường trong máu và khiến cơ thể khó kiểm soát lượng đường huyết trong máu nên dễ dẫn đến bệnh tiểu đường. Thuốc không được chỉ định cho phụ nữ có tiền sử hoặc đang mắc bệnh tiểu đường.
15. Nhiễm trùng nấm men
Nồng độ Estrogen trong thuốc tránh thai có thể làm giảm vi khuẩn có lợi gây nên mất cân bằng, các loại nấm men phát triển mạnh hơn, dễ dẫn đến nhiễm trùng, viêm nhiễm âm đạo. Liên hệ ngay với bác sĩ khi bị các vấn đề viêm nhiễm, nấm ngứa âm đạo khi sử dụng thuốc ngừa thai.
Khi uống thuốc tránh thai, có nhiều chị em không gặp phải tác dụng phụ của thuốc. Các tác dụng phụ có thể không đồng thời xuất hiện. Đa phần tác dụng phụ của thuốc tránh thai sẽ tự biến mất sau một thời gian nhưng nếu có sự bất thường nào về sức khỏe chị em cần liên hệ với bác sĩ để có cách xử lý kịp thời tránh gây ảnh hưởng sức khỏe.
Vì sao cần bổ sung vitamin khi dùng thuốc tránh thai? Ngoài mục đích tránh thai, hiện nay nhiều chị em phụ nữ còn sử dụng thuốc tránh thai để điều trị những bệnh lý khác như: cân bằng nội tiết tố, u nang buồng trứng và chu kỳ kinh nguyệt không đều. Thế nhưng, những lợi ích vô tình sẽ biến thành các nguy cơ tiềm ẩn có hại cho sức khỏe nếu...