Dù là món quen của mọi nhà nhưng nếu sơ chế mộc nhĩ sai cách có thể gây ngộ độc, thậm chí tử vong
Nếu gia đình bạn đang sơ chế và bảo quản mộc nhĩ đã qua sơ chế theo cách này, hãy dừng lại ngay nếu không muốn nguy hiểm đến tính mạng.
Mộc nhĩ là một thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, cung cấp nhiều protein, tinh bột và các chất béo tốt cho sức khỏe. Nó chứa vitamin K và các chất khoáng phong phú như canxi, magie, làm giảm cục đông máu, phòng bệnh tắc động mạch do huyết khối. Trong khi đó, vitamin E có trong mộc nhĩ giúp da tươi sáng, mịn màng. Ngoài ra, mộc nhĩ có hàm lượng sắt cao giúp bổ máu, phòng thiếu máu do thiếu sắt…
Thông thường, mộc nhĩ được bán trên thị trường ở dạng khô, vì vậy, khi muốn sử dụng bạn phải ngâm nó trong nước. Tuy nhiên, ít ai biết rằng nếu thực hiện bước ngâm mộc nhĩ sai cách lại rồi chế biến để ăn thì có thể khiến bạn tử vong trong gang tấc.
Bản thân mộc nhĩ không chứa độc tố.
Tại sao ăn mộc nhĩ lại có nguy cơ tử vong?
Đó là do việc bảo quản không đúng cách sau khi đã sơ chế hoặc ngâm mộc nhĩ quá lâu, bị sủi bọt sẽ tạo ra một số độc tố của vi khuẩn hoặc nấm mốc. Khi ăn vào cơ thể con người, các chất này sẽ gây ra ngộ độc ở mức nhẹ và thậm chí là mất mạng ở mức độ nặng.
Mộc nhĩ ngâm nước quá lâu có thể gây độc.
Khi ngâm mộc nhĩ quá lâu trong nước hoặc bảo quản mộc nhĩ đã qua sơ chế sai cách, lớp da bên ngoài của mộc nhĩ là một chất dinh dưỡng ở dạng gel sẽ bị nứt và các chất dinh dưỡng gelatin bên trong hòa vào nước tạo thành dung dịch dinh dưỡng. Chỉ cần một vi khuẩn hoặc nấm mốc trong không khí rơi vào dung dịch dinh dưỡng này, chúng sẽ sản sinh độc tố ở đó.
Mộc nhĩ bị nhiễm độc tố qua nấu nướng kỹ có hết độc?
Rất tiếc là không, thực tế đã có một cặp vợ chồng vẫn bị ngộ độc sau khi ăn trứng chiên mộc nhĩ. Chỉ sau 8 tiếng ăn mộc nhĩ bị nhiễm độc, các triệu chứng ngộ độc sẽ biểu hiện rất rõ. Khi ăn mộc nhĩ bị nhiễm độc với một lượng nhỏ, bạn sẽ gặp phải các triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng và đầy hơi. Nếu lượng ăn vào lượng lớn, tỷ lệ tử vong cao tới 50%!
Video đang HOT
Nếu không tử vong, bệnh nhân có thể xuất hiện các triệu chứng như vàng da, cổ trướng, xuất huyết dưới da và thậm chí co giật, tiểu và đi ngoài máu, cuối cùng có thể dẫn đến suy đa tạng trong cơ thể.
Chất độc trong mộc nhĩ bị nhiễm độc có khả năng chịu nhiệt cực cao, do đó, việc nấu nướng không thể phá hủy độc tính của nó.
Có thể ăn nấm đen tươi tránh độc?
Thực tế là bạn cũng không nên ăn mộc nhĩ tươi chỉ vì nó có nhiều tanin. Tanin có chức năng bảo vệ niêm mạc, cầm máu, giảm đau cục bộ, giảm tiết máu vết thương và ngăn ngừa nhiễm trùng do vi khuẩn. Tuy nhiên, nó tạo nên hương vị không ngon cho thức ăn. Tồi tệ hơn, bạn cũng có thể bị ngộ độc nếu ăn quá nhiều mộc nhĩ tươi.
Mộc nhĩ tươi chứa nhiều tanin, ăn nhiều cũng có thể gây ngộc độc.
Nên chú ý gì khi sơ chế và bảo quản mộc nhĩ đã qua sơ chế?
Để sơ chế và bảo quản mộc nhĩ đã qua sơ chế đúng cách, bạn nên ngâm mộc nhĩ khô bằng nước ấm hoặc nước lạnh trong 1-2 giờ, sau đó đun trong 5-6 phút bằng nước sôi. Khi đã chắt bỏ nước, là bạn có thể sử dụng ngay.
Nếu không sử dụng ngay, bạn cần để mộc nhĩ đã sơ chế ráo nước, đậy nắp kín và giữ lạnh trong tủ lạnh có thể giúp bảo quản từ 5-7 ngày. Còn nếu bảo quản ở nhiệt độ phòng, mộc nhĩ đã sơ chế có thể sử dụng trong 2-3 ngày, tuy nhiên, tốt nhất là bạn nên hạn chế việc bảo quản mộc nhĩ đã sơ chế ở nhiệt độ phòng bởi nó vẫn mang nguy cơ gây ngộ độc.
Cách bảo quản nấu đã qua sơ chế tốt nhất là để ráo nước, đậy kín và cất vào tủ lạnh để giữ được từ 5-7 ngày.
Nếu mộc nhĩ đã sơ chế không bảo quản bằng cách nêu trên mà vẫn để ngâm trong nước thì nên thay nước ngâm nhiều lần. Khi nước ngâm mộc nhĩ sủi bọt xuất hiện đục, dính hoặc có mùi lạ, bạn nên vứt đi bởi đó là dấu hiệu cho thấy đã có quá nhiều vi khuẩn xâm nhập tạo nên độc tính cho mộc nhĩ. Dù vậy, các chuyên gia cũng khuyến cáo bạn không nên bảo quản theo cách này.
Những điều nêu trên cũng đúng với các loại nấm và rau quả khô.
Nguồn: QQ và Healthline/Helino
7 tác dụng bất ngờ của mộc nhĩ đối với sức khỏe
Mộc nhĩ không chỉ là một thực phẩm quen thuộc mà còn là vị thuốc đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tăng cường hiệu quả của chức năng miễn dịch: Mộc nhĩ đen có chứa thành phần polysacarit, có thể thúc đẩy, cải thiện chức năng miễn dịch của cơ thể.
Làm giảm táo bón: Đối với bệnh nhân táo bón hoặc những người có vấn đề tương tự thì ăn một lượng mộc nhĩ đen thích hợp có thể đóng vai trò tốt trong việc điều chỉnh hoạt động của đường ruột, giảm nhanh tình trạng táo bón.
Ngăn ngừa các bệnh tim mạch: Mộc nhĩ đen chứa vitamin K, canxi và các chất dinh dưỡng khác, có thể ức chế hiệu quả tình trạng tụ máu trong, ngăn ngừa triệu cục máu đông to dần lên.
Chăm sóc da, làm đẹp, chống lão hóa: Mộc nhĩ đen có thể loại bỏ các gốc tự do khỏi chuyển hóa da một cách hiệu quả, từ đó có thể đóng vai trò quan trọng trong việc chăm sóc da và chống lão hóa.
Có tác dụng giảm cân: Mộc nhĩ đen chứa nhiều chất pectin, sẽ nhanh chóng nở ra trong ruột sau khi ăn. Đây là điều khiến cho bạn có cảm giác no nhanh hơn ở dạ dày, hỗ trợ giảm cân.
Tác dụng hạ đường huyết vượt trội: Hàm lượng chất xơ có trong mộc nhĩ đen rất cao, chủ yếu là chất xơ hòa tan giúp làm chậm quá trình hấp thụ đường của cơ thể con người.
Tác dụng làm sạch phổi: Đây là món ăn được khuyến khích dành cho những người thích hút thuốc, vì mộc nhĩ đen có vai trò làm sạch phổi, ăn nhiều sẽ có tác dụng vệ sinh phổi, nhuận phổi một cách tối ưu.
Lưu ý: Mặc dù là món ăn rất tốt nhưng trong một thời điểm, bạn không nên ăn quá nhiều. Nên kết hợp chế biến với các món ăn khác thì hiệu quả sẽ cao hơn nữa./.
CTV Vũ Gia/VOV.VN (biên dịch)
Theo Heathline
Sai lầm tai hại khi dùng tinh bột nghệ chữa đau dạ dày như 'thần dược' Tưởng 'thần dược' chữa đau dạ dày, nhiều người đổ xô dùng tinh bột nghệ bừa bãi khiến bệnh thêm trầm trọng. Ở nước ta có tới 26% dân số mắc bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, 70% dân số có nguy cơ mắc bệnh dạ dày. Đặc biệt, tuổi bệnh nhân ung thư dạ dày đang dần trẻ hóa, dưới 40...