Độc đáo văn hóa trà trong ẩm thực Nga
Trà là một trong những thành phần vô cùng trọng yếu của văn hóa ẩm thực Nga. Văn hóa trà Nga có một lịch sử lâu dài và thú vị. Theo truyền thống, nước để pha trà Nga được đun sôi trong ấm Samovar.
Lịch sử trà tại Nga
Trà đã được du nhập vào Nga năm 1638, khi Nga hoàng Mikhail Đệ Nhất còn tại vị. Vào khoảng năm 1636, Nga hoàng đã phái một sứ giả tên là Vassili Starkov đến Altyn Khan, Mông Cổ và được vua Mông Cổ tặng 250 pound trà. Ban đầu Starkov từ chối do không biết cách sử dụng loại lá khô này, nhưng do vua Mông Cổ quá kiên quyết nên vị sứ giả này đành nhận và mang loại vật phẩm này về Nga. Từ đó, trà chính thức du nhập vào Nga và trở thành một thức uống được yêu thích của giới quý tộc.
Trà là một trong những thành phần vô cùng trọng yếu của văn hóa ẩm thực Nga (Ảnh: Pinterest).
Năm 1679, Nga đã ký kết một hiệp ước về nguồn cung cấp trà cố định với Trung Quốc thông qua con đường vận chuyển bằng lạc đà để đổi lấy lông thú. Tuy nhiên, con đường thương mại quá khó đi này đã làm cho chi phí vận chuyển trà rất cao, vì vậy loại đồ uống này chỉ có sẵn cho hoàng gia và giới giàu có của Nga. Năm 1689, hiệp ước Nerchinsk được ký kết, chính thức hóa chủ quyền của Nga đối với Siberia, và cũng chính thức công nhận việc tạo ra con đường trà mà các thương nhân đã sử dụng giữa Nga và Trung Quốc.
Do khí hậu phía Bắc của Nga vô cùng lạnh nên đã hình thành nên thói quen uống trà nóng để làm ấm cơ thể của người dân nơi đây. Ngày nay trà được xem là một trong những thức uống phổ biến ở quốc gia này và trở thành một trong những nét đặc trưng trong văn hóa truyền thống Nga.
Nét đặc trưng trong văn hóa Nga
Trà là một trong những thành phần vô cùng trọng yếu của văn hóa ẩm thực Nga. Theo truyền thống, người Nga thường uống trà vào buổi chiều. Nhưng sau đó, thói quen uống trà dần dần lan rộng và được người dân biến tấu thành thức uống hằng ngày, đặc biệt là vào cuối bữa ăn, trà sẽ được phục vụ chung với món tráng miệng.
Video đang HOT
Một nét đặc trưng nữa trong văn hóa Trà ở Nga là thiết bị pha trà, thường được gọi bằng cái tên Samovar. Ngày nay, Samovar đã trở thành biểu tượng của sự hiếu khách và tiếp đãi của xứ sở Bạch dương.
Ấm Samovar với thiết kế hoa văn truyền thống của Nga (Ảnh: Pinterest).
Samovar là một loại bình chứa nước truyền thống ở Nga, hay có thể hiểu là một thiết bị được dùng để đun sôi nước và đổ vào trà. Đây là một bình chứa có hình bầu dục lớn, được làm bằng kim loại, có vòi phía dưới. Để làm nóng bình người ta thiết kế thêm một ống kim loại chạy theo chiều dọc giữa lòng bình, chiếc ống sẽ được đổ đầy nguyên liệu đốt cháy như than củi hay vụn gỗ.
Ấm Samovar được sử dụng phổ biến ở mỗi gia đình Nga và người phụ nữ trong gia đình thường là người rót trà tiếp khách. Trong căn nhà của mỗi gia đình Nga thường có hai loại ấm samovar, một loại trơn không trang trí cầu kỳ được dùng hàng ngày và một loại thường được dùng trong các lễ hội hoặc các buổi tiệc sẽ có những họa tiết và hoa văn cầu kỳ hơn. Một ấm nhỏ hơn gọi là zavarnik được đặt trên cùng ấm Samovar, để ủ trà cực đậm, còn ấm samovar chỉ chứa nước.
Cách thưởng thức trà theo phong cách người Nga
Nhiều thế kỷ trước, người Nga chỉ uống trà vào buổi chiều với những ấm trà Samovar độc đáo. Đó gần như là một nghi lễ đặc biệt mà cả gia đình bắt buộc phải tham gia. Giờ đây, người ta uống trà vào nhiều thời điểm khác nhau. Người Nga chủ yếu thích dùng trà đen với sữa và đường.
Trong khi ở rất nhiều nước khác trà được pha trong ấm rồi mới rót ra thưởng thức, thì người Nga lại pha loãng trà bằng nước sôi ngay trong tách, đây cũng có thể coi là nét đặc trưng của cách thưởng thức trà tại Nga. Nhưng sau đó, người Nga đã không còn sử dụng cốc thường để uống trà vì họ cho rằng nó không thích hợp và không thuận tiện trong các bữa ăn. Chính vì thế mà bộ ấm chén pha trà của người Nga phải đạt tiêu chuẩn, khi uống trà kiểu Nga cần phải có cả bình đựng nước sôi riêng.
Một điểm quan trọng tiếp theo trong cách thưởng thức trà của người Nga đó là chanh. Chanh được cắt thành từng lát mỏng sau đó cho vào tách. Có thể nói đây là cách uống trà kiểu Nga duy nhất trên thế giới, thậm chí người ta còn cho rằng uống trà chung với chanh là phát minh của người Nga. Vì thế mà trên bàn trà của người Nga nhất định sẽ có chanh đi kèm. Ngoài ra, trà đen là một trong những loại trà yêu thích của người Nga, họ thường pha sẵn trà đen trong những chiếc ấm nhỏ để có thể dùng bất cứ khi khi nào. Tuy nhiên, phần lớn người dân Nga hiện nay lại khá ưa chuộng loại trà có hương thơm đặc trưng và mùi vị mạnh.
Người Nga thường sẽ uống trà đen kèm theo một lát chanh mỏng (Ảnh: Pinterest).
Khác với cách thưởng thức trà của người Nga, trà đạo Nhật Bản và trà đạo Trung Quốc có một vài điểm khác biệt:
Tại Trung Quốc, việc thưởng trà đúng chuẩn truyền thống phải có đủ 4 yếu tố: Khí – Thủy – Hỏa – Sự. Trong đó: Khí là dụng cụ dùng để uống trà; Thủy là nước dùng để pha trà; Hỏa là lửa dùng để đun trà; Sự là người pha trà, người uống trà và thời điểm uống trà. Khi thưởng thức hương vị của trà, mọi người sẽ bình phẩm chất lượng trong hương thơm, vị ngọt chát, màu sắc trong đục của trà.
Tại Nhật Bản, nghệ thuật thưởng trà có phần cầu kỳ hơn rất nhiều vì mọi chi tiết dù là nhỏ cũng đều được lựa chọn tỉ mỉ và cân nhắc rất kỹ càng. Để thực hiện một buổi tiệc trà đạo, người Nhật Bản cần chuẩn bị:
Trà thất: không gian dành cho việc uống trà.
Trà cụ: dụng cụ dùng để pha trà và uống trà.
Trang phục: thường khuyến khích mặc Kimono để tạo nên sự khiêm tốn, lịch sự và tao nhã.
Ngoài ra, người uống trà tại Nhật Bản thường sẽ ăn một chút thức ăn ngọt trước khi uống trà và dành ra một phút nghỉ ngơi để chờ đợi chủ nhân của buổi trà tiến hành pha trà.
Uống trà tại Nga được xem như một phần không thể thiếu được trong các gia đình tại Nga hiện nay, không kể giàu nghèo. Trong một bữa tiệc tại Nga luôn có 2 phần: phần đầu thức ăn mặn và rượu, phần hai là trà và bánh ngọt. Không giống như tại Nhật Bản, khi bắt đầu vào phần 2 của bữa tiệc mọi người có thể nói chuyện với nhau thoải mái về mọi chủ đề. Tiệc trà kết thúc cũng là lúc kết thúc bữa tiệc.
Về biển Đà Nẵng nhớ thưởng thức các món từ mực cơm
Trong đời sống văn hóa ẩm thực của người dân Đà Nẵng và miền Trung, mực cơm là thực phẩm không thể tách rời. Dù trên chuyến tàu ra khơi hay bữa cơm gia đình chiều muộn, những món ăn từ mực cơm vẫn là lựa chọn thường thấy.
Theo ngư dân, mực cơm hay còn gọi là mực trứng, mực sữa với thân hình nhỏ, màu nâu tím đặc trưng. Để sơ chế mực cơm, mọi người thường bỏ nội tạng và túi mực, kéo bỏ phần nang ra và giữ lại phần trứng. Tiếp đến, dùng rượu khử mùi tanh của mực rồi chế biến thành các món ăn hấp dẫn.
Mực cơm nướng: Mực cơm nướng chế biến không khó nhưng đòi hỏi sự tỉ mỉ, nướng trên lửa than liu riu, không để lửa quá già. Có thể dùng vỉ hoặc dùng que tre xiên vào từng con mực. Khi mực chuyển sang màu vàng cùng hương thơm phức tỏa ra là đã có thể thưởng thức. Mực nướng chấm với muối ớt, tương ớt, nước mắm gừng tỏi đều ngon.
Mực cơm hấp gừng: Mực làm sạch ướp với muối, tiêu, hạt nêm, đường. Xếp mực vào nồi hấp cách thủy cùng vài lát gừng tươi giã dập. Hấp gừng vừa chín tới, thịt mực phải căng phồng, da chuyển màu hồng tím. Mực cơm hấp ăn cùng hành tây, chuối chát, khế chín, dưa leo, rau húng, rau răm, diếp cá, khế chua.
Mực cơm nhúng dấm: Nấu sôi hỗn hợp gồm dấm gạo, nước dừa, muối, đường, hành tây, gừng sợi, hành tím và sả đập dập. Nước dấm đang sôi nhúng mực vào vừa chín, cuốn bánh tráng và rau sống, chấm nước mắm chua ngọt.
Mực cơm nấu cháo: Gạo tẻ đem vo sạch, để cho ráo. Mực cơm nếu con lớn thì cắt khoanh mỏng vừa ăn. Các nguyên liệu khác như cà rốt, rau thơm rửa sạch với nước để ráo. Sau đó, nấm và hành tím cắt lát mỏng, lấy 1 muỗng cà phê hành tím đem băm nhuyễn. Hành lá, ngò rí, cà rốt đem cắt nhuyễn, gốc hành lá giữ lại.
Bắc chảo lên bếp, cho lượng dầu vừa đủ và hành tím cắt lát vào, phi vàng với dầu phộng cho thơm. Sau đó, vớt ra rồi cho hành tím băm nhuyễn vào, tiếp tục phi thơm. Cho tiếp mực đã sơ chế cùng muỗng cà phê hạt nêm, tiêu bột vào xào chung với lửa lớn cho đến khi săn lại.
Bắc nồi khác lên bếp, cho gạo vào rang hơi vàng thì thêm nước dùng vừa đủ vào. Nấu đến khi cháo nhừ là đạt. Sau đó, cho nấm rơm, cà rốt vào và khuấy đều. Nấu khoảng 5 phút thì cho mực đã xào cùng gốc hành, phần hạt nêm và đường còn lại vào, tiếp tục khuấy đều và nêm nếm lại trước khi tắt bếp.
Mì Quảng mực cơm: Cho dầu ăn vào nồi, thêm củ nén phi thơm rồi cho mực vào xào. Tiếp đến, cho nước dùng nấu với lửa lớn khoảng 10 - 15 phút thì thêm cà chua, dứa và hành tây vào nấu thêm 5 phút. Cuối cùng, rắc ít hành lá cho vào nồi và chan lên mì quảng đã chuẩn bị trong tô trước đó.
Đặt nồi lên bếp và cho vào nồi 2 muỗng canh dầu ăn, đợi dầu sôi cho thêm củ nén vào phi cho thơm rồi cho mực cơm đã ướp gia vị vào xào khoảng 15 phút cho hỗn hợp thấm gia vị. Tiếp đến, cho thêm nước dùng vừa đủ, nấu với lửa lớn khoảng 10 - 15 phút khi hỗn hợp sôi thì cho tiếp cà chua, dứa chín và hành tây (đã cắt múi cau) vào nấu thêm 5 phút nữa, nêm thêm gia vị vào nồi cho vừa ăn. Cuối cùng, rắc ít hành lá đã cắt nhỏ lên nước lèo, tắt bếp.
Bữa sáng Sài Gòn: Bánh khọt Vũng Tàu 'vị mẹ làm', mở bán đến nay hơn 20 năm Bánh khọt trong những năm gần đây là định danh văn hóa ẩm thực của người dân Vũng Tàu. Tại đường Trần Hưng Đạo, quận 5 (TPHCM) có hàng bánh khọt mà người bán đến từ Vũng Tàu. Cô chủ hiện còn có quán ở thành phố biển, mở bán đã hơn 20 năm. khọt Cô Hoàng chi nhánh đầu tiên mở ở...