Điều gì xảy ra khi bạn ăn quá nhiều mật ong?
Mật ong là thực phẩm thay thế lành mạnh cho đường. Nhưng cũng giống như bất kỳ thứ gì khác, quá nhiều mật ong cũng có hại cho sức khỏe của bạn.
Mật ong – ẢNH: SHUTTERSTOCK
Mật ong được tạo ra bởi những con ong từ mật hoa của hoa. Nó giúp giảm cân và có nhiều lợi ích sức khỏe khác. Bạn đã bao giờ nghĩ liệu có thể có bất kỳ tác dụng phụ nào khi tiêu thụ mật hoa ngọt ngào này không?
Dưới đây là 5 điều có thể xảy ra khi bạn tiêu thụ quá nhiều mật ong, theo Times of India.
1. Tăng lượng đường trong máu của bạn
Mật ong rất giàu đường và carbohydrate. Vì vậy, nếu bạn ăn quá nhiều mật ong, nó có thể làm tăng lượng đường trong máu của bạn.
Tiêu thụ quá nhiều mật ong, đặc biệt nếu bạn là bệnh nhân tiểu đường, có thể dẫn đến tăng lượng đường trong máu, gây nguy hiểm.
2. Có thể dẫn đến các vấn đề về dạ dày
Mật ong – SHUTTERSTOCK
Các vấn đề tiêu hóa như táo bón có thể trở nên tồi tệ hơn khi tiêu thụ quá nhiều mật ong. Hàm lượng fructose cao trong mật ong có thể dẫn đến táo bón, ngay cả khi bạn không mắc phải bất kỳ vấn đề nào.
Nó cũng có thể dẫn đến đầy hơi hoặc tiêu chảy vì cơ thể bạn không thể tiêu hóa quá nhiều đường cùng một lúc.
3. Có thể làm giảm huyết áp
Video đang HOT
Mật ong có tác dụng tốt đối với những người bị cao huyết áp. Nhưng khi tiêu thụ quá mức, nó cũng có thể làm giảm huyết áp xuống dưới mức bình thường, còn gọi là hạ huyết áp. Về lâu dài, huyết áp thấp có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tim.
4. Có thể dẫn đến tăng cân
Nếu bạn đang thực hiện chế độ ăn kiêng giảm cân, việc kiểm soát lượng mật ong ăn vào là điều vô cùng cần thiết. Vì lượng calo dư thừa, đường và carbohydrate có trong mật ong có thể phản tác dụng mục tiêu giảm cân của bạn.
5. Có thể gây ra các vấn đề về răng miệng
Quá nhiều mật ong có nghĩa là quá nhiều đường, có thể thúc đẩy sâu răng. Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng quốc gia Mỹ của USDA, khoảng 82% mật ong là đường, có thể làm hỏng răng của bạn. Mật ong có tính dính, có nghĩa là nó có thể bám vào răng của bạn và thúc đẩy sâu răng hơn nữa, theo Times of India .
Bao nhiêu mật ong là an toàn?
Điều quan trọng là phải thực hành điều độ khi tiêu thụ mật ong. Khoảng 50 ml mật ong mỗi ngày là tối ưu cho sức khỏe của bạn. Bạn không nên đi quá đà để tránh các vấn đề nói trên, theo Times of India .
Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng an toàn hiệu quả
Gừng là một loại củ có tính ấm, vị cay có tác dụng chữa phong hàn, giải cảm, hỗ trợ tiêu hóa. Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng an toàn không cần dùng đến thuốc các chị em có thể tham khảo.
Cảm cúm ở bà bầu là căn bệnh truyền nhiễm do virus cúm gây nên. Bà bầu bị cúm thường lành tính, tuy nhiên cũng có nhiều biến chứng nguy hiểm. Bà bầu có thể mắc cảm cúm quanh năm, đặc biệt nhiều vào mùa đông. Dấu hiệu bà bầu bị cảm cúm như sau:
- Đau đầu.
- Nghẹt mũi và chảy nước mũi.
- Đau họng, viêm họng- ho khan, sốt.
- Mệt mỏi kéo dài hơn 2 tuần
- Đau cơ nghiêm trọng.
Khi bà bầu có những dấu hiệu này kéo dài 1 - 2 tuần thì cần đi gặp bác sĩ. Các bác sĩ sẽ có những chẩn đoán và đưa ra cách điều trị phù hợp. Bà bầu có thể được điều trị bằng thuốc tây hoặc cũng có thể được chỉ định chữa bằng các bài thuốc Đông y như chữa bằng gừng.
Gừng là một loại gia vị thường có trong nhà bếp có công dụng trong chữa ốm nghén cho bà bầu. Ngoài công dụng giảm ốm nghén thì trong củ gừng có các chất gingerol, zingerone và shogaols có tác dụng hiệu quả trong giải cảm, chữa trị cảm cúm.
Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng cũng rất hiệu quả bởi gừng có tính ấm, vị hơi cay dễ dùng và lành tính, an toàn cho bà bầu.
Cách chữa cảm cúm cho bà bầu bằng gừng
Cảm cúm khi mang thai phổ biến và gần như bà bầu nào cũng ít nhiều mắc phải. Cách chữa trị cảm cúm cho bà bầu bằng gừng khá an toàn, có hiệu quả tốt. Những cách chữa cảm cúm khi mang thai bằng gừng sau đây các mẹ có thể tham khảo.
1. Trị cảm cúm cho bà bầu bằng cách ngậm gừng tươi
Cách trị cảm cúm cho bà bầu bằng gừng đơn giản nhất là ngậm 3 - 5 lát gừng tươi, ngậm ngày 3 lần và liên tục trong 3 ngày.
2. Chữa cảm cúm cho bà bầu bằng cách uống nước gừng tươi
- Chuẩn bị: 3 thìa cafe gừng tươi xay nhỏ, 300ml nước.
- Cách làm: Cho gừng tươi và nước vào nồi đun sôi trong 15 phút cho các tinh chất trong gừng tiết ra.
- Cách dùng: Nước gừng đun xong lọc bỏ bã và uống hết trong ngày, uống hàng ngày để cắt cơn cảm cúm.
Bà bầu uống nước gừng tươi chữa cảm cúm (Ảnh minh họa)
3. Chữa cảm cúm cho bà bầu bằng trà gừng mật ong
- Chuẩn bị: 1 nhánh gừng tươi, 1 thìa canh mật ong, 300ml nước nóng.
- Cách làm: Đập dập gừng, cho vào cốc nước nóng ngâm trong 10 phút. Sau đó cho 1 thìa canh mật ong vào khuấy đều rồi uống.
- Bà bầu có các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, đau họng... uống cốc trà gừng mật ong 2 lần vào buổi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ sẽ có hiệu quả.
Trà gừng mật ong có tác dụng trong trị cảm cúm cho bà bầu (Ảnh minh họa)
4. Cách trị cảm cúm cho bà bầu bằng gừng tía tô
Bà bầu uống nước gừng tía tô có thể giải cảm, trừ phong, trị cảm lạnh.
- Chuẩn bị: 9g gừng tươi, 30g lá tía tô, 300ml nước
- Cách làm: Cho gừng, lá tía tô vào nồi nấu sôi rồi để nguội uống để trị cảm cúm.
Gừng và lá tía tô có tác dụng trị cảm cúm cho mẹ bầu (Ảnh minh họa)
Ngoài những cách trị cảm cúm cho bà bầu bằng gừng thì sử dụng gừng thường xuyên cũng giúp bà bầu tránh ho và cảm lạnh, trị ốm nghén, tăng lượng máu cung cấp cho thai nhi và kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả.
Tuy gừng có tác dụng trị cảm cúm cho bà bầu nhưng đối với phụ nữ mang thai bị ốm nghén không dùng quá 4 ngày.
Ngoài việc chữa bằng gừng thì bà bầu cũng nên bổ sung thêm thực phẩm giàu vitamin C giúp tăng sức đề kháng. Chế độ dinh dưỡng khoa học và đầy đủ dưỡng chất giúp cơ thể có đủ sức để chống lại bệnh cảm cúm.
Làm gì khi muốn chăm sóc gan nhưng "ngán" ăn uống lành mạnh Thanh lọc, giải độc và chăm sóc gan là điều vô cùng quan trọng mà chúng ta phải làm mỗi ngày để bảo vệ gan. Gan là bộ phận quan trọng bậc nhất của cơ thể với hơn 500 chức năng sinh học khác nhau. Gan thực hiện nhiệm vụ lọc bỏ các chất độc hại cho cơ thể, chính vì vậy gan...