Các bác sĩ Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ vừa thực hiện phẫu thuật , điều trị thành công cho bé trai bị tắc tá tràng bẩm sinh . Đây là một căn bệnh hiếm gặp với tỉ lệ mắc từ 1/5.000 đến 1/10.000 trẻ sinh ra.
Ảnh Bệnh viện Sản Nhi Phú Thọ cung cấp
Theo đó, khi đến siêu âm định kỳ trước sinh vào tuần thai thứ 30 tại Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ, chị L.T.N.L ( 23 tuổi, trú tại xã Minh Hòa, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ) vô cùng lo lắng khi được các bác sĩ chẩn đoán thai nhi có dấu hiệu tắc tá tràng bẩm sinh – bệnh lý có tỉ lệ tử vong rất cao nếu không được chẩn đoán và xử trí kịp thời. Tuy nhiên, khi được các bác sĩ động viên, tư vấn về phương pháp can thiệp sau khi em bé chào đời, chị L. yên tâm theo dõi, quản lý thai nghén tại Bệnh viện cho tới ngày sinh.
Ngày 10/12/2020 em bé chào đời với cân nặng 3.4kg và ngay sau đó được chuyển đến chăm sóc, theo dõi tại Khoa Nhi Sơ sinh. Sau khi tiến hành hội chẩn giữa bác sỹ chuyên khoa Sơ sinh và chuyên khoa Ngoại nhi, kết hợp thực hiện các thăm dò chức năng, xét nghiệm, các bác sỹ xác định đây là một trường hợp tắc tá tràng bẩm sinh do màng ngăn niêm mạc tá tràng có lỗ, đúng với kết quả chẩn đoán trước sinh trước đó.
Ngoài chẩn đoán bệnh lý tắc tá tràng bẩm sinh , bệnh nhi cũng được thực hiện tầm soát các bệnh lý kèm theo như các bệnh lý về sọ não, tim mạch, tiết niệu và các dị tật về chi. Sau khi có kết quả chẩn đoán, bệnh nhi được chỉ định phẫu thuật lúc 23 giờ tuổi.
Sau phẫu thuật , trẻ được chăm sóc, theo dõi tại Khoa Nhi Sơ sinh
ThS. BS. Nguyễn Đức Lân – Trưởng khoa Ngoại nhi tổng hợp, Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ cho biết: “Trước đây, với các trường hợp trẻ bị tắc tá tràng có cân nặng dưới 2.5kg, chúng tôi thường thực hiện phẫu thuật bằng phương pháp mổ mở với một đường rạch dưới sườn khoảng 10cm để tìm vị trí tắc và khâu nối tá tràng. Tuy nhiên, với bệnh nhi này, do thể trạng trẻ tốt, cân nặng đảm bảo và không có các dị tật kèm theo nên các bác sĩ quyết định phẫu thuật nối tá tràng qua vị trí tắc tá tràng dưới kỹ thuật phẫu thuật nội soi ”.
So với việc phẫu thuật bằng phương pháp mổ mở như trước đây thì việc ứng dụng kỹ thuật phẫu thuật nội soi trong điều trị tắc tá tràng bẩm sinh có rất nhiều ưu điểm như thời gian đau sau mổ ngắn và mức độ đau nhẹ, hạn chế tối đa các biến chứng, viêm nhiễm, đồng thời bệnh nhi cũng hồi phục rất nhanh sau phẫu thuật.
Hậu phẫu ngày thứ 2, bệnh nhi đã có thể đi ngoài tốt, miệng nối lưu thông. Ngày thứ 5 sau phẫu thuật, trẻ đã được bú mẹ, các chỉ số sinh tồn hoàn toàn bình thường, vết mổ khô ráo, đảm bảo vấn đề thẩm mỹ.
Ths.BS Nguyễn Đức Lân – Trưởng khoa Ngoại nhi tổng hợp thăm khám lại cho bệnh nhi sau phẫu thuật
Tắc tá tràng là bệnh lý hiếm gặp, có thể do những nguyên nhân từ bên trong lòng tá tràng cũng như bên ngoài tá tràng. Tắc tá tràng thường xuất hiện những biểu hiện sớm sau sinh bao gồm: nôn dịch sữa và dịch xanh, vàng.
Tuy nhiên, với sự phát triển của siêu âm chẩn đoán trước sinh như hiện nay, bệnh lý tắc tá tràng bẩm sinh hoàn toàn có thể phát hiện sớm ở thời kỳ bào thai.
Do đó, các bác sĩ khuyến cáo, các sản phụ trong quá trình mang thai cần thực hiện đầy đủ các mốc siêu âm quan trọng và các xét nghiệm sàng lọc để phát hện sớm các bất thường ở thai nhi nếu có. Từ đó có kế hoạch theo dõi, quản lý thai kỳ chặt chẽ và kịp thời xử trí các bất thường có thể gặp phải, đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi.
Mẹ bầu siêu âm đầy đủ, bé vẫn có nguy cơ mắc 5 căn bệnh bẩm sinh này!
Siêu âm thai đã đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo phát hiện kịp thời các vấn đề ở thai nhi. Tuy nhiên, có một số bệnh ở thai nhi mà siêu âm cũng "bó tay", không thể phát hiện.
Siêu âm thai là phương pháp chuẩn đoán y khoa bằng hình ảnh giúp theo dõi sự phát triển và phát hiện bất thường ở thai nhi khá phổ biến hiện nay. Bà mẹ nào mang thai cũng được khuyên phải đi siêu âm đầy đủ và đúng lịch để sớm phát hiện nếu thai nhi có vấn đề.
Tuy vậy, vẫn có không ít những trường hợp trong suốt quá trình thai kỳ siêu âm thai đều bình thường nhưng đến khi chào đời trẻ lại mang dị tật. Đó là bởi vì vẫn có những căn bệnh bẩm sinh mà siêu âm thai không thể phát hiện.
1. Khiếm thị bẩm sinh
Khi ở trong bụng mẹ, bé không tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng nên có thể không mở mắt. Vì vậy, siêu âm sẽ không thể chẩn đoán được bé có bị khiếm thị bẩm sinh hay các tật về mắt không.
Khi các bé có hành động che mặt lúc mẹ đi siêu âm thì sẽ càng khó phát hiện dị tật. (Ảnh minh họa)
2. Khiếm thính bẩm sinh
Tương tự như khiếm thị bẩm sinh, siêu âm cũng không thể phát hiện ra bé có vấn đề về thính giác hay không khi chỉ nhìn được cấu trúc bên ngoài tai.
3. Bệnh tim bẩm sinh
Tim bẩm sinh là tổn thương cấu trúc thường gặp nhất trong tháng đầu sau sinh, chiếm khoảng 9% số trẻ sơ sinh tử vong ở giai đoạn này và chiếm 35% số ca tử vong ở trẻ em do các dị tật bẩm sinh.
Tuy việc phát hiện tim bẩm sinh trong thai kì là rất quan trọng nhưng đây cũng là bệnh lí hay bị bỏ sót trong chẩn đoán tiền sản do việc chẩn đoán tương đối khó khăn, đòi hỏi cả kinh nghiệm lẫn kiến thức cơ bản về giải phẫu và sinh lí tim thai bình thường cũng như bất thường của người làm siêu âm.
Siêu âm thai thông thường sẽ khó có thể phát hiện bệnh tim bẩm sinh mà nếu bố mẹ thấy có nguy cơ con mắc bệnh cao thì phải làm xét nghiệm sàng lọc.
4. Rối loạn chuyển hóa
Ngay từ giai đoạn bào thai, nhiều trẻ đã bị các chứng rối loạn chuyển hóa, trong đó phổ biến nhất là bệnh khuyết tật mucopolysaccharidosis (MPS). Đây là một bệnh di truyền của sự trao đổi chất mà cơ thể bị thiếu hoặc không có đủ các chất cần thiết để phá vỡ chuỗi dài phân tử đường gọi là glycosaminoglycans.
Những bé bị mắc các chứng rối loạn trao đổi chất có thể có vẻ ngoài bất thường, não kém phát triển. Tuy nhiên, không có cách nào có thể xác định căn bệnh nguy hiểm này trước khi sinh.
Khi gia đình có các bệnh di truyền, ngoài siêu âm bố mẹ nên thực hiện khám sàng lọc. (Ảnh minh họa)
5. Dị tật bộ phận sinh dục bẩm sinh
Trong thai kỳ, bố mẹ có thể nhìn thấy bộ phận sinh dục của bé qua hình ảnh siêu âm nhưng nhìn chung chỉ có thể đoán được giới tính. Còn nếu bé trai gặp các vấn đề về tinh hoàn, đường sinh dục hay bé gái bị dị tật ở tử cung thì siêu âm cũng "bó tay".
Những bệnh siêu âm không thể phát hiện chủ yếu đều mang yếu tố di truyền. Vì vậy, nếu gia đình có tiền sử bệnh thì bố mẹ nên làm những xét nghiệm chuyên sâu hơn hoặc thực hiện kiểm tra sàng lọc để phát hiện bệnh.
Ảnh hưởng của rau tiền đạo đến sức khỏe của mẹ và thai nhi Một trong những bệnh thường gặp trong quá trình mang thai chính là rau (nhau) tiền đạo. Phóng viên Trung tâm Truyền thông tỉnh Quảng Ninh đã trao đổi cùng bác sĩ Tô Thị Kim Quy, Trưởng Khoa Phụ sản, Bệnh viện Bãi Cháy, để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh này. - Xin bác sĩ cho biết, bệnh lý rau...
Tin mới nhất
Bé gái mới 9 tuổi đã bị hói trắng đầu khiến bố mẹ hoang mang, nguyên nhân khiến ai nấy cũng phải giật mình
12:39:32 03/03/2021
Sau khi biết nguyên nhân khiến con gái mới 9 tuổi đã bị hói trắng đầu, bố mẹ cô bé cảm thấy vô cùng hối hận vì những việc họ đã làm.
Tinh dầu sát khuẩn, giải cảm, giảm đau
12:35:47 03/03/2021
COVID-19 là bệnh truyền nhiễm do 1 chủng virus Corona gây ra. Mặc dù nguồn lây nhiễm ở cộng đồng đã và đang kiểm soát tốt, tuy nhiên, những người có mầm bệnh, dù chưa có biểu hiện bệnh ở bên ngoài và vẫn bình thường nhưng có thể phát bệ...
Loại rau dại mọc rất nhiều ở vùng quê, vừa giải độc vừa làm đẹp nhưng cần chú ý 5 điều
12:33:52 03/03/2021
Loại rau dại này rất quen thuộc với mọi người, nhưng khi ăn cần chú ý một số điều để tránh gây hại cho sức khỏe.
Nhận biết triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 ở người trẻ tuổi
12:30:52 03/03/2021
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Hoàng gia Anh đã phân tích dữ liệu từ hơn 1 triệu bệnh nhân mắc COVID-19 từ tháng 6/2020 đến tháng 1/2021.
25% dân số thế giới có nguy cơ mắc các bệnh về thính giác vào năm 2050
12:28:58 03/03/2021
Ngày 2/3, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo đến năm 2050, cứ 4 người trên thế giới thì có 1 người gặp vấn đề về thính giác.
Đau họng kéo dài là triệu chứng của những bệnh gì?
12:08:04 03/03/2021
Nhiều người bị đau họng kéo dài, có lúc thuyên giảm hoặc thậm chí hết đau nhưng cuối cùng vẫn bị đau trở lại. Bệnh nhân liền lo lắng, sợ mình có thể bị khối u ác tính
Chườm nóng chữa đau nhức, người đàn ông tá hoả khi biết mình 'điếc không sợ súng'
12:05:53 03/03/2021
Người đàn ông ra sức chườm nóng để chữa mỏi cổ, đau lưng, chùn gối, sưng tay…. Nhưng tình trạng đau ngày càng trầm trọng buộc anh phải đến viện và tá hoả khi bác sĩ chỉ ra bệnh.
Người làm được 4 việc này rất ít khi mắc bệnh ung thư: Bạn đã làm được mấy việc?
12:01:39 03/03/2021
Ung thư là căn bệnh chỉ nghe tên đã biến sắc mặt. Đây là lý do bạn nên thay đổi thói quen của mình ngay từ hôm nay. Hãy bắt đầu bằng 4 việc tốt nhất.
Mùa xuân sang, mẹ làm ngay 5 điều này để bé khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, chẳng lo ốm sốt
12:00:08 03/03/2021
Do nhiệt độ vào mùa xuân không ổn định, lúc nóng, lúc lạnh nên một số bộ phận trên cơ thể của trẻ cũng cần được che chắn kín.
Ứng phó với bệnh viêm kết mạc mùa xuân
11:56:24 03/03/2021
Viêm kết mạc là tình trạng viêm lớp màng trong suốt ở bề mặt nhãn cầu (lòng trắng). Đa số bệnh viêm kết mạc là do vi khuẩn gây ra.
Vắc xin COVID-19 có thể làm thay đổi kết quả chụp vú
11:54:43 03/03/2021
Trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng vắc-xin ngừa COVID-19, một số bác sĩ chuyên khoa cảnh báo về kết quả chụp vú, có thể bị thay đổi khi tiêm vắc-xin.
Người bệnh tăng huyết áp cẩn trọng khi dùng thuốc trị viêm xương khớp
11:51:46 03/03/2021
Tăng huyết áp và thoái hóa khớp là 2 bệnh lý mạn tính phổ biến thường xuất hiện cùng nhau. Theo thống kê, có khoảng 40% người bệnh thoái hóa khớp có kèm tăng huyết áp.
Thuốc từ cây thiên môn
11:49:20 03/03/2021
Cây thiên môn là dạng cây dây leo, dây dài như liễu rủ có công dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe và hiệu quả trong bệnh phổi, giảm ho tiêu đờm.
BS lý giải mối liên hệ giữa nhịp tim và tuổi thọ: Người biết điều này có thể sống lâu hơn
11:45:21 03/03/2021
Duy trì nhịp tim ổn định sẽ có một mức độ bảo vệ nhất định đối với tuổi thọ của con người, vì vậy nhịp tim có mối quan hệ trực tiếp với tuổi thọ.
Trời nồm ẩm, cẩn thận bệnh nấm da
11:43:03 03/03/2021
Thời tiết nồm ẩm, mưa phùn là điều kiện thuận lợi cho các loại virus, vi khuẩn và nấm mốc sinh sôi, gây nên nhiều loại bệnh cho con người. Trong đó, nấm da cũng là mặt bệnh thường thấy, khiến người bệnh khó chịu, TS. Nguyễn Lan Anh, Kh...
Làm trắng da bằng cách tiêm truyền vitamin C liều cao: Chuyên gia khuyến cáo vô cùng nguy hiểm, thậm chí gây tử vong
11:28:41 03/03/2021
Ao ước một làn da trắng mịn để mùa hè tự tin váy áo tung xòe, nhiều chị em tìm đến phương pháp truyền vitamin C liều cao.
Vai trò của chế độ ăn uống và tập thể dục trong việc ngăn ngừa bệnh Alzheimer
11:26:22 03/03/2021
Bạn đã từng nghe chế độ ăn kiêng và tập thể dục có thể giúp ngăn ngừa bệnh tim mạch chuyển hóa, bệnh tiểu đường type 2, thừa cân, béo phì và các bệnh khác như thế nào.
Đi bộ là cách tốt nhất để kéo dài tuổi thọ nhưng sẽ hiệu quả gấp bội nếu bạn thực hiện kèm những việc nhỏ nhặt này
11:23:00 03/03/2021
Nếu chăm chỉ đi bộ, bạn có thể thúc đẩy hiệu quả nhu động của đường tiêu hóa, giảm gánh nặng trao đổi chất, đồng thời cung cấp một giấc ngủ ngon.
Loại trái cây chứa quá nhiều đường, người dùng lưu ý
11:21:29 03/03/2021
Có nhiều loại trái cây có chứa nhiều đường, tiêu thụ quá nhiều có thể không tốt cho cân nặng và lượng đường trong máu của chúng ta.
Cảnh báo những bệnh trẻ nhỏ dễ mắc trong thời tiết mưa phùn, nồm ẩm
11:17:56 03/03/2021
Liên tiếp vài ngày qua, thời tiết miền Bắc mưa phùn, nồm ẩm khiến nhiều người cảm thấy khó chịu và dễ đổ bệnh.
Phòng thoái hóa khớp háng
11:16:20 03/03/2021
Thoái hóa khớp háng gây đau và biến đổi cấu trúc của khớp, dần dần dẫn đến tàn phế, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, là gánh nặng cho gia đình và xã hội.
Dấu hiệu đau dây thần kinh số 5
11:13:28 03/03/2021
2 tuần trở lại đây, thỉnh thoảng vùng da gò má trái của tôi lại đau. Cơn đau tuy ngắn nhưng chói và buốt. Khi hết đau, vùng đó ê ẩm, khó chịu. Điều này khiến tôi lo lắng, liệu có phải tôi đau dây thần kinh số 5?
Các triệu chứng bệnh tăng huyết áp nguyên phát thường gặp và hiếm gặp
11:11:08 03/03/2021
Một trong những điều nguy hiểm nhất của bệnh cao huyết áp nguyên phát là bạn không biết mình mắc bệnh này. Nguyên nhân là do các triệu chứng bệnh tăng huyết áp nguyên phát thường rất mơ hồ, không rõ ràng trừ khi nó rất nghiêm trọng.
Điều trị biến chứng cận thị: Khả quan hơn khi phát hiện ở giai đoạn sớm!
11:06:53 03/03/2021
Tùy theo từng triệu chứng mà việc điều trị biến chứng cận thị được chuyên gia y tế chỉ định các phương pháp khác nhau.
Xử trí khi bị cao huyết áp đột ngột như thế nào? Cần lưu ý gì?
09:55:16 03/03/2021
Biết cách xử trí khi bị cao huyết áp đột ngột làm giảm nguy cơ gặp phải biến chứng xấu của tình trạng này.
Đổ bệnh vì... giữ eo
09:52:01 03/03/2021
Nhu cầu có thân hình đẹp là chính đáng, đôi khi có lợi cho sức khỏe. Nhưng nếu làm sai phương pháp thì cũng gặp không ít rắc rối
Ngứa 7 bộ phận này đừng chủ quan, đi khám ngay kẻo ung thư “hỏi thăm”
09:50:24 03/03/2021
Nhiều người chủ quan nghĩ có thể do dị ứng, tuy nhiên hãy cẩn thận bởi đây có thể là lời cảnh báo cho thấy sức khoẻ của bạn đang có vấn đề.
Các loại thực phẩm có thể khiến bạn bị đầy hơi
09:47:32 03/03/2021
Một số loại thực phẩm phổ biến như rau họ cải, đậu, kẹo cao su, rượu bia chứa nhiều hợp chất khó tiêu, có thể gây đầy hơi, chướng bụng sau khi ăn.
Lưu ý những thời điểm không nên ăn trứng
09:44:48 03/03/2021
Khi bị sốt cũng không nên ăn trứng bởi hàm lượng protein trong trứng gà cao, ăn xong có thể tạo thành một nguồn nhiệt tương đối lớn cho cơ thể.
Cách hạ huyết áp ngay lập tức theo lời khuyên của chuyên gia y tế
09:42:59 03/03/2021
Bình tĩnh và biết cách hạ huyết áp ngay lập tức là chìa khóa trong việc phòng ngứa biến chứng xấu do tình trạng cao huyết áp gây nên.