Điều cha mẹ bắt buộc phải dạy con trước 5 tuổi
2 tuổi, bé đã hiểu hết những thông điệp “không” của cha mẹ rồi. Vì thế cha mẹ nên dạy con những điều cần thiết nhất trước khi trẻ 5 tuổi nhé!
Dạy con biết tiết kiệm
Một kỹ năng sống quan trọng cần dạy cho trẻ đó là tính tiết kiệm.
Một kỹ năng sống quan trọng cần dạy cho trẻ đó là tính tiết kiệm, quản lý đồ dùng cá nhân, đồ ăn uống của mình, của gia đình một cách hợp lý.
Bố mẹ cần giúp bé hiểu rõ tầm quan trọng của việc đòi hỏi đúng đắn, biết quý trọng sức lao động của bố mẹ và những đồ vật con đang sở hữu (đồ chơi, đồ ăn).
Tầm tuổi này rất thích hợp để bạn có thể dạy con về mối liên hệ giữa sức lao động – công việc – tiền bạc – tiết kiệm.
Hãy làm gương cho con trẻ trước, bé sẽ rất nhanh để nhận biết sự tiết kiệm của cha mẹ trong việc chúng nhìn thấy cha mẹ ăn hết sạch thức ăn trong bát, không đổ thừa mứa đồ ăn, nâng niu quý trọng đồ vật trong nhà.
Những điều này sẽ là tín hiệu để bạn dạy cho con về tính tiết kiệm, trân trọng những gì đang có. Phân tích cho con hiểu: nên hay không nên và bao giờ thì thích hợp để mua đồ chơi mà con thích.
Lòng trung thực
Cách tốt nhất để khuyến khích tính trung thực ở con là chính bạn phải trở thành một người trung thực.
Con sẽ học theo bạn, vì thế bạn cần tránh nói dối trước mặt con, dù đó chỉ là những lời nói dối vô hại. Hãy để con thấy bạn trung thực với những người khác.
Bảo vệ bản thân
Điều cha mẹ bắt buộc phải dạy con trước 5 tuổi.
Thế giới quanh bé rộng lớn, nói không đâu xa chỉ riêng căn phòng bé ngồi cũng đã có biết bao đồ vật sẵn sàng trở nên “hung tợn” và nguy hiểm với bé nhất là khi bố mẹ không ở cạnh.
2 tuổi, bé đã hiểu hết những thông điệp “không” của cha mẹ rồi. Tuy nhiên, thay vì nói không, cha mẹ nên phân tích cho con hiểu lý do tại sao, hoặc hướng con tới những hành động an toàn khác.
Bạn nên phân tích tại sao con không nên sờ vào ổ điện, phích nước, ngăn kéo tủ, bình nước,… thay vì “không được, không được” nhé.
Một điều vô cùng quan trọng đó là bậc phụ huynh nên dạy con tuyệt đối không nói chuyện, nhận quà, đi theo người lạ trong bất cứ tình huống nào. Bạn hãy đảm bảo rằng chuyện con nên biết tìm sự hỗ trợ từ những người an toàn như: chú cảnh sát, giáo viên,…
Thuộc lòng địa chỉ nhà, số điện thoại của cha mẹ cũng là một kỹ năng rất nên có ở bé.
Video đang HOT
Biết chia sẻ
Từ khi 3 tuổi, bé đã nhận biết rõ mối quan hệ xung quanh mình. Hạn chế tính ích kỷ và dạy bé biết chia sẻ là điều quan trọng vào lúc này.
Bố mẹ có thể khuyến khích bé biết chia sẻ, giải thích với bé rằng, khi cho bạn chơi đồ chơi cùng với mình thì ai ai cũng vui, chơi một mình sẽ chẳng vui chút nào.
Có chính kiến
Có chính kiến nhưng không phải là sự đòi hỏi quá đà, bạn nên cho bé đưa ra quyết định cho riêng mình. Điều này vô cùng quan trọng, sẽ khiến bé tự lập hơn, có trách nhiệm hơn với lời nói, ý kiến của mình.
Tuy có quyền quyết định cao nhất nhưng cha mẹ cũng nên tạo điều kiện cho bé lựa chọn sở thích của mình.
Cha mẹ có thể bắt đầu cho bé từ những điều rất đơn giản như: “Hôm nay con thích ăn món gì?”, “Con thích mang đồ chơi nào vào bồn tắm”, “con thích ăn váng sữa hay sữa chua, cam hay táo”, “Con thích nhặt rau giúp mẹ hay cùng bố đi lau cửa sổ nhỉ”…
Lòng quyết tâm
Lòng quyết tâm là một phẩm chất mà bạn có thể khuyến khích từ khi con còn rất nhỏ. Cách đơn giản nhất để làm điều này là tránh khen ngợi con quá nhiều, đồng thời dành cho con những nhận xét trung thực, thẳng thắn nhưng vẫn nhẹ nhàng, mang tính động viên.
Một cách khác giúp con có được sự quyết tâm là động viên con làm những việc không dễ dàng. Hãy khen ngợi khi con có can đảm làm việc đó và khi công việc đã hoàn thành. Khi nhận được lời khen kiểu như “Thật tuyệt, mẹ biết việc đó rất khó khăn, nhưng con đã làm được!”, con sẽ cảm thấy mình được công nhận và có thêm động lực để quyết tâm hơn vào lần sau.
Có trách nhiệm
Bạn nên dạy cho con trẻ về trách nhiệm, nhiệm vụ của mình bằng một công việc cụ thể như gấp chăn màn của con, đặt quần áo vào đúng nơi quy định…
Cách dạy dễ nhất và tốt nhất vẫn là sự mẫu mực của cha mẹ. Mỗi khi bé thực hiện xong nghĩa vụ và trách nhiệm của mình một cách xuất sắc, bạn hãy khuyến khích con trẻ bằng lời khen ngợi hoặc một món quà nho nhỏ.
Tự ăn
Có nhiều bé mãi tới 5 tuổi, cha mẹ vẫn phải hì hục xúc cơm cho.
Có nhiều bé mãi tới 5 tuổi, cha mẹ vẫn phải hì hục xúc cơm cho. Thế là một điều không nên chút nào. Ở độ tuổi này, bé đã có thể tự mình xúc cơm một cách “điêu luyện” không chỉ bằng thìa mà bằng đũa.
Bạn hãy cho bé tự lập trong chuyện này. Có thể lần đầu bạn sẽ phải dọn kha khá “bãi chiến trường” bàn ăn của con nhưng bạn hãy cố gắng kiên trì, và đặt hoàn toàn niềm tin bé sẽ làm tốt được việc này.
Vệ sinh cá nhân
Đây là một việc làm không hề dễ nhưng bạn sẽ phải trang bị cho con kiến thức này ở độ tuổi này. Từ chải đầu tóc, đánh răng, xúc miệng, rửa mặt, rửa tay chân, rửa vùng kín…
Sự công bằng
Đối với trẻ nhỏ, nói lời xin lỗi là một điều rất dễ dàng, do đó, nếu chỉ bắt con nói xin lỗi, con sẽ làm ngay mà không ý thức được hậu quả hành động của mình. Hãy giúp con chủ động sửa lỗi lầm, bởi điều này sẽ truyền tải một thông điệp mạnh mẽ hơn nhiều. Cụ thể, nếu bạn thấy con đối xử tệ với một ai đó, hãy giúp con tìm ra cách bù đắp.
Theo Phunutoday
Những sự thật 'kinh hoàng' về bàn chải đánh răng của bạn
Bàn chải đánh răng của bạn không sạch sẽ và an toàn như bạn vẫn tưởng. Có hàng tá sự thật "kinh hoàng" về bàn chải mà có thể bạn chưa biết.
Bàn chải đánh răng không sạch như bạn nghĩ
Theo các nhà khoa học của Trường Đại học Manchester (Anh), bàn chải đánh răng của bạn là một ổ vi trùng. Họ đã tìm ra rằng mỗi chiếc bàn chải để trong buồng tắm có thể chứa đến hơn 100 triệu con vi trùng, trong đó có cả khuẩn E.coli gây tiêu chảy và khuẩn tụ cầu gây nhiễm trùng da.
Nhưng bạn không cần phải hoảng sợ quá, bởi miệng của bạn vốn không phải là một nơi vô trùng. Trong miệng luôn chứa hàng trăm nghìn vi khuẩn, cả có lợi và có hại và điểm mấu chốt chính là làm sao để duy trì sự cân bằng các vi khuẩn trong miệng. Đánh răng giúp loại bỏ mảng bám, thứ được coi là mảnh đất màu mỡ nhất cho các vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
Vậy, bàn chải đánh răng có thể khiến bạn bị ốm? Thật may mắn, hầu như là không, bởi như đã biết cơ thể chúng ta có khả năng miễn dịch, chống chọi nhất định với sự tấn công từ các vi khuẩn gây bệnh.
Hãy giữ bàn chải riêng cho mình
Tuy nhiên, câu chuyện sẽ khác đi nếu bạn sử dụng bàn chải đánh răng của người khác hoặc cho người khác sử dụng bàn chải đánh răng của mình vì nó làm phát tán, lây chéo các loại vi khuẩn lạ mà cơ thể chưa có khả năng đề kháng.
Chưa kể, khi đánh răng, bạn có thể làm tổn thương nướu (lợi) và việc nhiễm khuẩn lạ hay lây truyền những loại vi rút từ người khác là hoàn toàn có thể xảy ra. Bài học rút ra, bạn nên tuyệt đối tránh dùng chung bàn chải đánh răng với người khác.
Về nơi để bàn chải, hầu hết trong các gia đình, bồn rửa mặt và kệ để bàn chải thường được đặt gần ... bồn cầu do diện tích không gian phòng tắm nhỏ hẹp.
Bạn nên nhớ rằng, mỗi lần xả nước ở bồn cầu là một lần bạn phát tán hàng triệu vi khuẩn kinh khủng ra khắp gian phòng tắm, và chúng hoàn toàn có thể đến neo đậu ở trên bàn chải đánh răng của bạn.
Hãy tự hỏi vì sao bạn không bao giờ để ly cốc, chén bát ở trong phòng tắm và cạnh nhà vệ sinh, ngoài lý do tiện lợi? Khi đã có câu trả lời, hãy so sánh tiếp, bàn chải đánh răng cũng là thứ được đưa lên miệng bạn, còn trực tiếp hơn cả ly cốc, bát đũa.
Và ống cắm bàn chải, rất nhiều người có thói quen rửa sạch bàn chải nhưng không phải ai cũng để ý đến những chiếc ống cắm, kệ để bàn chải cáu bẩn và ố vàng.
Những chiếc ống luôn dính nước, đầy bụi bẩn lâu ngày chính là nơi lý tưởng để cho hàng trăm triệu con vi khuẩn sinh sôi, bám vào bàn chải đánh răng và đi thẳng lên miệng bạn. Thật đáng sợ.
Vậy phải làm gì với những chiếc bàn chải để bảo vệ sức khỏe của gia đình?
1. Hãy rửa thật sạch trước và sau khi sử dụng
Lý do rất đơn giản, vì dù là trước hay sau khi sử dụng thì bàn chải của bạn cũng đầy vi trùng. Hãy rửa sạch dưới vòi nước ấm và sạch để hạn chế vi khuẩn tích tụ trên bàn chải, nhất là ở lớp đế, nơi nước và các chất bẩn dễ đọng lại.
2. Hãy giữ bản chải khô ráo
Mọi vi khuẩn đều ưa sự ẩm ướt, bàn chải khô sẽ hạn chế sự phát triển sinh sôi của các loại vi khuẩn.
3. Hãy giữ bàn chải dựng đứng
Đơn giản vì khi giữ nó thẳng đứng trong kệ đỡ, diện tích tiếp xúc với các bề mặt bụi bẩn sẽ ít hơn và bàn chải chóng khô hơn khi để nằm.
4. Hãy giữ bàn chải cho riêng mình
Như lý do đã nói ở phần trên, tuyệt đối hạn chế chia sẻ bàn chải với bất cứ ai, ngay cả bạn đời của mình.
5. Hãy giữ bàn chải cách xa toilet hoặc trong hộp có nắp đậy
Vì bàn chải tiếp xúc trực tiếp với khoang miệng bạn, hãy giữ chúng sạch nhất có thể.
6. Thay bàn chải thường xuyên
Hãy thay bàn chải thường xuyên, không nên quá 3 tháng 1 lần cho dù bạn có cảm giác rằng chúng vẫn "dùng được".
Nếu bạn cảm thấy lông bàn chải bị xơ, cứng hoặc bạn đang bị ốm, đừng ngại ngần, hãy ném đi chiếc bàn chải đó và thay bằng một chiếc khác. Hầu hết bàn chải đều không đắt đỏ gì, đừng cố ngậm cả ổ vi trùng mỗi ngày chỉ để tiết kiệm một vài xu.
Theo Infonet
Rối loạn cương dương vì không... đánh răng Những thói quen rất đỗi bình thường của cánh mày râu đôi khi chính là thủ phạm khiến họ mất đi bản lĩnh đàn ông vốn có của mình. Ảnh minh họa: Internet Rối loạn cương dương là một bệnh lý rất nhiều đàn ông gặp phải gây ảnh hưởng trực tiếp tới việc "chăn gối" của họ. Những thói quen như uống...