Đề phòng rắn cắn mùa mưa bão và cách sơ cứu khi bị rắn độc cắn
Chuẩn bị bước vào mùa mưa bão, thời tiết diễn biến phức tạp. Ngoài các rủi ro về thiên tai thì mưa bão, ngập lụt cũng làm gia tăng tình trạng xuất hiện rắn độc, nhất là ở các tỉnh Tây Nguyên, Bắc Trung Bộ, vùng núi cao. Sơ cứu khi bị rắn độc cắn đúng cách giúp hạn chế nguy cơ tử vong.
Ngập lụt, mưa bão không chỉ tác động xấu đến sức khỏe con người như dễ mắc bệnh về mắt, bệnh về da, viêm nhiễm, nấm ngứa… và nguy hiểm hơn nước lũ là môi trường sống của nhiều loài rắn độc. Khi bị rắn cắn cần được cấp cứu kịp thời để tránh bị tử vong. Tuy nhiên, rất ít người nắm được những kỹ năng cần thiết trong sơ cứu khi bị rắn độc cắn.
1. Kiểm tra xem vết cắn phân biệt rắn độc và không độc
Không phải rắn nào cũng có độc. Rắn độc thường có hai răng độc lớn hay còn gọi là móc độc ở vị trí cửa hàm trên. Nên chỉ cần nhìn vết cắn có thể phân biệt được loại này có độc hay không.
Tuy nhiên ngay cả khi không tiếp xúc trực tiếp với rắn độc mà một số loại rắn có thể phun nọc độc từ xa cách nạn nhân một khoảng nhất định, đặc biệt là rắn hổ mang. Khi bị trúng độc rắn, chúng có thể gây tổn thương ở da hoặc niêm mạc (mắt), rồi từ đó gây nhiễm độc cơ thể.
Loại rắn độc – Ảnh Internet
2. Triệu chứng khi bị rắn độc cắn
Mỗi loại rắn đều có những loại độc riêng và biểu hiện của người bị bị rắn độc cắn cũng khác nhau. Sơ cứu khi bị rắn độc cắn cần biết những triệu chứng của nạn nhân để có hướng xử lý phù hợp.
Ví dụ, rắn hổ mang cắn thường có những biểu hiện tại vết cắn thấy đau buốt, nhìn thấy vết răng (một hoặc hai vết răng), phù nề lan toả, hoại tử. Các biểu hiện trên toàn thân như sụp mi mắt, giãn đồng tử, khó nuốt, khó nói, khó thở do liệt cơ hô hấp, liệt chi, phản xạ gân xương giảm; bloc nhĩ thất, nhịp tim nhanh, tăng huyết áp, suy thận cấp…
Video đang HOT
Đối với rắn lúc cắn, nạn nhân có thể bị sưng rất nhanh ở vết cắn, ra máu. Từ đó sưng to, bầm tím, xuất huyết dưới da, xuất huyết trong cơ, chèn ép cơ. Các biểu hiện toàn thân như chóng mặt, lo lắng, sốc, rối loạn đông máu, chảy nhiều máu, suy thận cấp.
Khi bị rắn độc cắn – Ảnh Internet
Rắn biển (đẻn) cắn: gây liệt cơ, tan máu, các triệu chứng liệt như các loại rắn hổ, cạp nong, cạp nia cắn.
3. Hướng dẫn sơ cứu khi bị rắn độc cắn
Sơ cứu khi bị rắn độc cắn là bước quan trọng trong quá trình đợi vận chuyển đến bệnh viện, nạn nhân hoặc người khác hoàn toàn có thể sơ cứu được. Nhiều nạn nhân khi mới bị rắn cắn thường chưa có biểu hiện có thể tiến hành sơ cứu cho chính mình.
- Bước đầu tiên khi sơ cứu rắn độc cắn, bạn cần động viên nạn nhân yên tâm, không nên lo lắng quá. Không để nạn nhân tự đi lại, bất động chi bị cắn bằng nẹp vì vận động làm tăng tốc độ lan tỏa của nọc độc.
- Tiến hành băng ép bất động nếu do một số loại rắn hổ (rắn cạp nong, cạp nia, hổ mang chúa, rắn biển, hổ mang thường) cắn để làm chậm triệu chứng liệt.
Vết cắn do rắn độc cắn – Ảnh Internet
Đối với người bị rắn lục cắn, không nên băng ép bất động vì có thể làm nặng thêm tổn thương tại chỗ. Lúc này cần đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trường hợp bệnh nhân bị tổn thương nặng, bất tỉnh, cần khai thông đường hô hấp, hút đờm dãi, hô hấp nhân tạo….
Ngoài ra, trong quá trình sơ cứu khi bị rắn độc cắn, cần tránh mọi việc làm can thiệp vào vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tăng sự hấp thu nọc độc và dễ ra máu.
- Sau khi đánh giá tình hình nạn nhân, cần dùng băng rộng khoảng 10 cm, dài khoảng 4,5 m. Có thể băng chun giãn, băng vải, hoặc tự tạo từ khăn, quần áo.
Hướng dẫn sơ cứu khi bị rắn độc cắn – Ảnh Internet
- Không nên cố cởi quần áo nạn nhân, nên băng chặt vừa phải, vẫn còn sờ thấy mạch đập
- Sơ cứu khi bị rắn độc cắn không nên dùng ga rô, trích hay rạch, đặc biệt không nên hút nọc độc, đắp các loại thuốc lên vết cắn, không nên chườm lạnh…
- Điều trị tại cơ sở y tế : cần khám nhanh và hồi sức tích cực, chú ý hồi sức tim mạch và tuần hoàn, làm các xét nghiệm cần thiết. Dùng huyết thanh kháng nọc để trung hòa nọc độc càng sớm càng tốt.
Sơ cứu khi bị rắn độc cắn tốt nhất là cần nâng cao vị trí vết cắn để giảm thiểu việc nọc độc di chuyển nhanh lên tim, chống hiện tượng tái hấp thu dịch. Dùng kháng sinh chống nhiễm khuẩn, giải độc tố uốn ván.
Đối với người bị hoại tử vết cắn, phải cắt lọc hoàn toàn, ghép da hở, dùng kháng sinh có hoạt phổ rộng.
Thời tiết tại nước ta ẩm ướt, nhất là tại các vùng đồng bằng, vùng núi cao, nơi thường xuyên xảy ra ngập lụt rất dễ xảy ra hiện tượng côn trùng vào nhà. Khi thời tiết mưa bão, cần đóng kín cửa, bịt các lỗ thông cửa nhằm tránh côn trùng và rắn vào nhà. Trong nhà có thể trồng thêm các bụi sả, cây sắn dây, cây lưỡi hổ, đây là những loại cây gây khó chịu với loại rắn. Ngoài ra, nên nuôi chó mèo để giúp phát hiện những sinh vật bất thường. Dọn dẹp nhà thường xuyên để tránh tạo điều kiện cho các ổ rắn làm tổ hoặc đẻ trứng trong nhà.
Cảnh giác khi bệnh sốt xuất huyết "vào mùa"
Hiện đang là mùa mưa bão, thuận lợi cho dịch sốt xuất huyết gia tăng. Do vậy, ngoài các biện pháp chống dịch Covid-19, người dân không được chủ quan với bệnh sốt xuất huyết (SXH) vì nếu không điều trị kịp thời, tính mạng của người bệnh có thể gặp nguy hiểm.
Khi phát hiện dấu hiệu nghi bị sốt xuất huyết, người dân cần đi khám và điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Tử vong vì tự ý truyền dịch
Trong thực tế, đã có nhiều bệnh nhân SXH vì ngại đến cơ sở y tế để khám, điều trị mà nhận hậu quả đáng tiếc. Theo thông tin từ Khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, gần đây cơ sở này tiếp nhận một bệnh nhân SXH là thanh niên chưa đầy 20 tuổi, bị ngừng tim do sốc khi truyền dịch tại nhà. Bệnh nhân được chẩn đoán mắc SXH nhưng không vào viện điều trị do lo ngại dịch Covid-19.
Khi được đưa vào cấp cứu, bệnh nhân đã bị ngừng tim, các bác sĩ đã hồi sức tim cho bệnh nhân thành công và tiến hành đặt ECMO (kỹ thuật tim phổi nhân tạo). Tuy nhiên, do tình trạng bệnh quá nặng, bệnh nhân đã tử vong sau đó 2 ngày do suy đa tạng.
Tự ý truyền dịch là sai lầm đáng tiếc mà nhiều người mắc phải. Bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương cho rằng, SXH và Covid-19 đều là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút gây ra với các biểu hiện ban đầu giống nhau như sốt, đau đầu, đau mỏi người, nên có thể gây nhầm lẫn. Tuy nhiên, hai bệnh này có yếu tố dịch tễ và đường lây truyền, bệnh cảnh khác nhau. Cụ thể, vi rút SARS-CoV-2 lây qua đường hô hấp do tiếp xúc giọt bắn, còn SXH lây qua đường máu do muỗi truyền.
Bên cạnh đó, triệu chứng của SXH là sốt cao kéo dài 5 - 7 ngày kèm theo đau đầu, đau người, có thể nổi hạch, phát ban, trên người nổi da xung huyết đỏ, đau bụng vùng gan, buồn nôn; nặng hơn có thể xuất huyết dưới da, chảy máu cam, chảy máu chân răng. Còn bệnh nhân Covid-19 thì có biểu hiện ho, khó thở, ngạt mũi...; nặng hơn sẽ có biểu hiện viêm phổi và suy hô hấp - bác sĩ Nguyễn Trung Cấp cho biết.
Không được chủ quan
Phân tích về dịch SXH, ông Trương Đình Bắc, Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) nhận định, hiện đang là giai đoạn cao điểm của dịch, số mắc tăng cao tại nhiều tỉnh, thành phố trong những tuần gần đây, dự báo số ca mắc mới sẽ gia tăng và có thể bùng phát trên diện rộng nếu không quyết liệt triển khai các biện pháp phòng, chống dịch. Tại Hà Nội, theo ông Hoàng Đức Hạnh, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, từ đầu năm đến nay Thủ đô có 1.422 trường hợp mắc SXH - xuất hiện ở cả ngoại thành và nội thành.
Lãnh đạo Sở Y tế Hà Nội cũng nhận định, dịch SXH có xu hướng gia tăng trong thời gian tới. Vì vậy, Sở Y tế Hà Nội yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố, các trung tâm y tế quận, huyện, thị xã, các cơ sở khám chữa bệnh trong và ngoài công lập tăng cường triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh, điều trị cho người bệnh SXH. Yêu cầu đặt ra là giám sát chặt chẽ chỉ số bọ gậy, muỗi và tình hình bệnh nhân để cảnh báo các đơn vị về nguy cơ dịch SXH; rà soát, bảo đảm cung ứng đủ hóa chất, phương tiện phục vụ công tác phòng, chống dịch. Sở Y tế cũng yêu cầu rà soát, điều chỉnh quy trình tiếp nhận, sàng lọc, phân loại ca bệnh; đánh giá đúng tình trạng người bệnh để có biện pháp điều trị phù hợp.
Lưu ý người dân và các nhân viên y tế, PGS.TS Đỗ Duy Cường, Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Bạch Mai khuyến cáo: Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến khó lường, bệnh nhân SXH có các triệu chứng dễ nhầm lẫn với người nhiễm vi rút SARS-CoV-2, do đó cần khai thác yếu tố dịch tễ của người bệnh thật cẩn thận, tránh bỏ sót hoặc nhầm lẫn. Đặc biệt, không nên tự ý dùng kháng sinh bừa bãi; không tự truyền dịch tại nhà để phòng ngừa biến chứng dẫn đến sốc phản vệ và tử vong.
Theo các chuyên gia y tế, hiện chưa có vắc xin phòng bệnh SXH hiệu quả, cũng chưa có thuốc hay phương pháp điều trị đặc hiệu, do đó, việc điều trị chủ yếu là theo dõi, chăm sóc và hỗ trợ chức năng cần thiết cho cơ thể. Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Lâm, Giám đốc Trung tâm Y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, người dân cần thận trọng, tham vấn ý kiến chuyên gia y tế khi dùng các loại thuốc hạ sốt bởi trên thị trường có một số loại thuốc có tác dụng hạ sốt song lại có thể gây hại cho bệnh nhân SXH. Người dân tuyệt đối không lạm dụng thuốc hạ sốt bởi có thể gây ngộ độc, tổn thương gan.
Vào mùa mưa bão, cẩn thận với những căn bệnh khiến làn da có thể bị "ăn mòn" Mùa mưa bão đã bắt đầu và sau bão lũ như thường lệ sẽ phát sinh nhiều yếu tố nguy cơ gây nhiều bệnh, trong đó có các bệnh về da liễu. Mọi người cần chú ý đến những căn bệnh khiến làn da có thể bị "ăn mòn" dưới đây. BS Đinh Doãn Thạch - Bệnh viện Da liễu Hà Nội 2,...