Đây là sai lầm khi nêm nếm mắm, muối, đường vào thực phẩm, cần bỏ ngay trước khi làm tổn thương cơ thể và “rước” đủ thứ bệnh
Việc bổ sung gia vị cẩu thả, bừa bãi trong ăn uống hoàn toàn có thể khiến người ăn chịu tổn thương sức khỏe.
Ẩm thực Việt Nam là sự hòa quyện cân đối giữa nhiều loại gia vị quen thuộc như nước mắm, đường, muối, giấm… Các loại gia vị này đều có tác dụng kích thích vị giác, cung cấp năng lượng cho sự hoạt động của cơ thể, đồng thời giúp cải thiện tâm trạng. Tuy nhiên, việc bổ sung gia vị cẩu thả, bừa bãi trong ăn uống hoàn toàn có thể khiến người ăn chịu tổn thương sức khỏe.
Dưới đây là một số sai lầm khi nêm nếm mắm, muối, dấm, đường khi nấu ăn mà các gia đình nên từ bỏ.
Thắng đường quá kỹ để kho thịt
Để kho thịt ngon, nhiều gia đình tự thắng đường ở nhà. Tuy nhiên, theo bác sĩ Đoàn Thị Anh Đào (Phó khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện Thanh Nhàn): Đường là thực phẩm rất dễ cháy, khi đường bị đun đến mức chuyển màu nâu sậm nghĩa là đường đã bị biến đổi cả về vị lẫn về mùi. Đồng thời chúng còn làm bẻ gãy các phân tử có lợi, tạo ra chất oxy hóa gây hại cho cơ thể. Sử dụng lâu ngày sẽ mắc bệnh.
Theo bác sĩ, khi kho thịt, cá tốt nhất nên dùng các gói nước hàng đảm bảo chất lượng, nguồn gốc để sử dụng. Các sản phẩm này thường được nhà sản xuất tính toán để sử dụng với số lượng thực phẩm nhất định vì vậy chúng ta có thể phòng ngừa được việc hấp thụ quá nhiều đường.
Video đang HOT
Nêm nước mắm vào món ăn đang sôi
Không nên nêm nước mắm khi món ăn gần chín, đang sôi lớn bởi sẽ khiến cho axit amin của loại gia vị này biến mất, vừa làm mất dinh dưỡng lại khiến món ăn không còn có mùi thơm, vị ngọt nữa. Thay vào đó, các bà nội trợ nên nêm nếm nước mắm khi món ăn đã chín và được tắt bếp.
Sử dụng muối để rửa và ướp thực phẩm
Trong nấu ăn, muối là một loại gia vị đa năng. Vừa dùng để khử trùng, tẩm ướp lại có tác dụng khử mùi hôi tanh của thịt cá. Tuy nhiên, lạm dụng muối không tốt. Lượng muối sử dụng để ngâm hay ướp sẽ ngấm vào thực phẩm, khi nấu ăn chúng ta tiếp tục nêm nếm muối khiến lượng muối trong món ăn bị nhân lên gấp đôi.
Theo khuyến cáo của WHO, chế độ ăn thừa muối có thể làm hại dạ dày, tăng huyết áp và các bệnh tim mạch. Người đã mắc bệnh tăng huyết áp, suy tim, suy thận và suy gan, ăn nhiều muối sẽ làm tình trạng bệnh trở nên nguy hiểm.
Món nào cũng cho thêm đường
Đường có tác dụng tạo vị ngọt, kích thích vị giác, bổ sung năng lượng vì vậy nhiều gia đình đã lạm dụng đường trong nấu ăn. Khi nấu canh, kho thịt, kho cá, nướng thịt… đều không quên bổ sung chút đường. Chính thói quen này đã khiến tổng lượng đường tiêu thụ trong ngày của bạn vượt quá mức khuyến cáo của WHO là 25g đường/ngày.
Nếu sử dụng quá nhiều đường, bạn có thể đối mặt với nguy cơ béo phì, giảm trí nhớ, tim mạch, ung thư, gan bị nhiễm mỡ.
Dùng nước mắm để nấu ăn cho người bệnh thận, bệnh tim
Nước mắm là gia vị đặc biệt của người Việt Nam, nhưng do chúng chứa nhiều natri nên không phải ai cũng phù hợp để tiêu thụ. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người mắc bệnh tim mạch, bệnh thận, cao huyết áp, bệnh gút… cần hạn chế ăn mặn, cần kiêng muối, nước mắm. Khi nấu ăn không nên nêm nếm nhiều các loại gia vị này, tốt nhất người bệnh nên tiêu thụ nước mắm theo khuyến nghị của bác sĩ chuyên khoa.
Dùng giấm để nấu ăn cho người loét dạ dày, huyết áp thấp
Giấm đem lại tác dụng từ khử tanh, khử béo đến tăng mùi thơm của thực phẩm. Tuy nhiên, những người bị sỏi mật, viêm loét dạ dày hay mới gãy xương không nên dùng giấm vì loại gia vị này sẽ làm các triệu chứng dị ứng như phát ban, phù nề, ngứa, hen suyễn trở nên trầm trọng hơn.
Ngoài ra, người huyết áp thấp cũng không nên ăn giấm vì sẽ càng thấy chóng mặt, đau đầu hơn.
Đây là loại Vitamin giúp chúng ta sống khỏe mạnh và lâu hơn
Vitamin B12 là một trong những loại vitamin thiết yếu mà cơ thể bạn cần để khỏe mạnh và hoạt động tốt hơn.
Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin), là một loại vitamin tan trong nước tham gia vào quá trình trao đổi chất của mọi tế bào của cơ thể con người. Nó là một trong những yếu tố trong quá trình tổng hợp DNA và trong cả quá trình chuyển hóa axit béo và axit amin, theo Times Now News.
Vitamin B12 đóng một vai trò quan trọng trong quá trình tổng hợp DNA và hình thành tế bào hồng cầu. Ảnh: iStock Images
Vitamin B12 được tìm thấy tự nhiên trong thực phẩm động vật. Nó cũng có thể được thêm vào thực phẩm hoặc chất bổ sung.
Vitamin B12 cần thiết để hình thành các tế bào hồng cầu và DNA. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong chức năng, sự phát triển của não và các tế bào thần kinh. Hiện nay, các nhà khoa học đang tập trung phần lớn vào Vitamin B12, được cho là có tác dụng nâng cao tuổi thọ của một người.
Vitamin B12 là một chất dinh dưỡng thiết yếu, quan trọng đối với sức khỏe tế bào máu và thần kinh và hầu hết mọi người đều hấp thụ đủ chất này trong thực phẩm. Những người bị thiếu hụt B12 hoặc không có khả năng hấp thụ có thể sử dụng thực phẩm chức năng.
B12 có một số lợi ích đối với sức khỏe tổng thể ở người lớn tuổi bao gồm giảm mệt mỏi, phòng chống mất trí nhớ, giảm nguy cơ sa sút trí tuệ và Alzheimer, cải thiện tâm trạng, giảm mức độ trầm cảm và lo lắng,...
Bạn có thể bổ sung vitamin B từ chế độ ăn uống của mình bằng cách bổ sung những thực phẩm giàu vitamin B như trứng, sữa, phô mai, sữa chua, cá, động vật có vỏ, gan, thịt đỏ, gia cầm, đậu nành, ngũ cốc,...
Lý do nước ép dưa hấu là thức uống giải khát tuyệt vời cho mùa hè Nước ép dưa hấu chứa ít carbs và calo và giàu chất xơ, axit amin như l-citrulline và carotenoid như lycopene. Tiêu thụ dưa hấu đáp ứng 17% nhu cầu hàng ngày về vitamin A và 21% nhu cầu hàng ngày về vitamin C. Nước ép dưa hấu là một nguồn cung cấp dày đặc các chất dinh dưỡng quan trọng và là...