Đau lưng trong bao lâu cảnh báo ung thư giai đoạn cuối?
Xuất hiện triệu chứng đau lưng, mỏi vai, người phụ nữ trẻ nghĩ do ngồi nhiều nhưng khi đi kiểm tra, chị nhận thông báo ung thư giai đoạn cuối.
Chị N.T.N (38 tuổi, trú tại Bắc Ninh) đến điều trị ung thư phổi giai đoạn cuối, di căn xương tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội). Vài tháng gần đây, chị có dấu hiệu đau lưng. Chị làm công nhân nên nghĩ đau lưng thông thường do ngồi nhiều. Mỗi lần mỏi, chị đứng lên đi lại và mua cao về dán.
Khi cơn đau lưng trở nên trầm trọng, cảm giác “cắn trong xương”, chị N. đến bệnh viện kiểm tra. Qua phim chụp, bác sĩ thấy có tổn thương ở cột sống và nghi ngờ u ở xương. Các kết quả cận lâm sàng chuyên sâu phát hiện hình ảnh khối mờ trung tâm thùy trên phổi trái kích thước 22×32mm, bờ tua gai, xâm lấn trung thất, phế quản gốc. Bác sĩ chẩn đoán ung thư phổi di căn sang cột sống, có hiện tượng hủy xương ở vùng bả vai, cột sống, cánh tay.
Theo chị N., gia đình không có ai hút thuốc lá. Chị làm công nhân giày da hơn 13 năm và không đi khám sức khỏe. Bác sĩ tư vấn việc điều trị ở giai đoạn này chủ yếu thiên về giảm các triệu chứng hơn là chữa khỏi, từ đó giúp giảm đau, ngăn ngừa gãy xương và các biến chứng nghiêm trọng khác.
Bệnh nhân đang nghe bác sĩ tư vấn tại Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: BSCC.
Trường hợp khác là ông N.T.P (51 tuổi, trú tại Long Biên, Hà Nội) vào viện khám vì triệu chứng đau nhức lưng và bả vai kéo dài 2-3 tháng. Ban đầu, ông P. cho rằng tình trạng của ông do bê vác đồ vật nặng gây căng cơ.
Khi cơn ho đau tức ngực kéo dài, người đàn ông này mới đến bệnh viện kiểm tra. Bác sĩ phát hiện ông P. bị ung thư phổi di căn màng phổi.
Phó giáo sư Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết ung thư phổi ở những bệnh nhân trẻ tuổi thường được chẩn đoán ở giai đoạn muộn hơn và có tiên lượng xấu hơn so với nhóm bệnh nhân lớn tuổi.
Video đang HOT
Ung thư phổi có thể di căn đến nhiều cơ quan như não hay gan… đặc biệt là xương. Khoảng 30-40% người bệnh ung thư phổi tiến triển đều bị di căn đến xương. Các xương bị ảnh hưởng phổ biến nhất là cột sống (đặc biệt là đốt sống ở ngực và vùng bụng dưới), xương chậu và xương trên của cánh tay, chân. Ung thư phổi là một trong những loại ung thư khá đặc biệt khi có thể lan sang tay và chân.
Khi đó, bệnh nhân có triệu chứng đau lưng. Đây là triệu chứng xuất hiện phổ biến nhất do tế bào ung thư kích thích hoặc chèn ép vào màng xương, dây chằng dọc sau hoặc đĩa đệm, mất vững cột sống, chèn ép hoặc xâm lấn vào rễ thần kinh. Thời điểm đầu, người bệnh sẽ thấy đau như khi bị căng cơ hoặc tác động ngoại lực mạnh. Bệnh nhân uống thuốc chứa corticoid có thể giảm triệu chứng này.
Ở giai đoạn muộn hơn, u chèn ép tủy nên bệnh nhân đau đớn khi đi lại, ngứa hoặc tay chân yếu, nghiêm trọng có thể dẫn tới chân yếu, liệt, gãy xương.
Theo bác sĩ Phương, đau lưng cảnh báo u ác tính khi cơn đau kéo dài trên 8 tuần. Tính chất đau trong chèn ép tủy thường tăng lên về đêm. Đau tại vị trí di căn xương. Đau xương tăng dần, cảm giác xương yếu đi rõ rệt. Đau liên tục, dùng thuốc giảm đau không đỡ.
Những phương pháp điều trị ung thư phổi nói riêng và ung thư nói chung bao gồm: hóa trị, liệu pháp miễn dịch và liệu pháp nhắm trúng đích. Tuy nhiên, ở giai đoạn di căn xương, việc điều trị chỉ có thể làm giảm triệu chứng và biến chứng, không thể chữa khỏi hoàn toàn tình trạng này.
Ung thư được hình thành ra sao, cách phòng bệnh hiệu quả?
Tỷ lệ tử vong do bệnh ung thư vẫn tiếp tục gia tăng, là một thách thức lớn đối với y học và là nỗi ám ảnh của nhiều người.
Một trong những câu hỏi được đặt ra là ung thư xuất phát từ đâu, sự hình thành của tế bào ung thư như thế nào, nên làm gì để phòng ngừa bệnh ung thư?
Xin giới thiệu bài viết của TS.BS. Nguyễn Minh Đức - bác sĩ chẩn đoán hình ảnh tại Bệnh viện Ung bướu TP.HCM về vấn đề này.
Ung thư phát triển thế nào và di căn
Ung thư là do xuất hiện đột biến gen bất lợi và khối ung thư hình thành được khi cán cân hình thành ung thư mạnh (xuất hiện đột biến gen phân bào) vượt hơn cơ chế tiêu diệt ung thư (hệ miễn dịch gồm Natural killer cell và Lympho T).
Nguồn gốc của đột biến bất lợi là do tế bào bị tổn thương từ ngoài vào (thuốc lá, rượu bia, ăn nhiều thịt đỏ- thịt nướng, ...) hoặc tự nội tại tế bào có nguy cơ tăng cao đột biến (di truyền).
Trong một cơ thể khỏe mạnh, có hàng nghìn tỷ tế bào được tạo ra từ sự phát triển, phân chia nhằm duy trì các hoạt động hàng ngày của cơ thể. Các tế bào khỏe mạnh đều có những chu kỳ sống riêng biệt, sinh sản và chết đi theo chương trình định sẵn, tùy theo mỗi loại tế bào. Các tế bào mới được sinh ra thay thế cho các tế bào già cỗi, hoặc các tế bào bị hư tổn khi chúng chết đi.
Các khối u ác tính hay còn gọi là ung thư đặc trưng bởi tính xâm lấn và di căn xa.
Trên thực tế, ung thư làm phá vỡ quá trình bình thường ở trên, dẫn đến sự phát triển hỗn loạn các tế bào. Điều này được giải thích là do những biến đổi hoặc sự đột biến DNA trong tế bào.
DNA tồn tại trong các gen riêng lẻ của mỗi tế bào, chúng giúp định hướng cho tế bào thực hiện đúng chức năng và cả sự phát triển, phân chia tế bào. Hầu hết các đột biến DNA được tế bào sửa chữa nhưng một khi có một lỗi nào đó không sửa chữa được, tế bào có thể sẽ bị ung thư hóa. Các tế bào ung thư sẽ phát triển quá mức, không kiểm soát dẫn tới hình thành các khối u. Tùy thuộc vào vị trí khối u mà nó gây ra những mức độ ảnh hưởng khác nhau cho cơ thể.
Không phải tất cả các khối u đều gọi là ung thư. Có những khối u lành tính, không gọi là ung thư, chúng không xâm lấn và lan ra các mô cơ quan khác. Dù vậy, khi chúng phát triển quá mức chèn ép vào các cơ quan lân cận sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe.
Các khối u ác tính hay còn gọi là ung thư đặc trưng bởi tính xâm lấn và di căn xa. Các tế bào ung thư có thể di cư thông qua dòng chảy mạch máu hay hệ bạch huyết để đi đến các vùng khác của cơ thể, gọi là hiện tượng di căn xa. Ung thư đã di căn xa thường khó điều trị và có tiên lượng xấu.
Không ai được chọn lựa nơi sinh ra để đảm bảo mình không có di truyền nguy cơ tăng cao ung thư nhưng lại có thể quyết định mình tránh xa khói các nguy cơ nhìn thấy được như thuốc lá và rượu bia.
Ngoài ra, việc tầm soát sớm chỉ là phát hiện bệnh sớm giúp quá trình điều trị ít tốn kém và nhanh hồi phục chứ không phải là phòng bệnh ung thư.
Bí quyết để phòng ung thư hiệu quả
Muốn phòng bệnh hay khỏi bệnh ung thư mà không có sự thay đổi tích cực trong ý thức, hành vi, thay đổi các thói quen xấu (như hút thuốc lá, uống rượu bia) thành thói quen tốt (không hút thuốc lá và không uống rượu bia) là chuyện không bao giờ xảy ra.
Hằng ngày giữ thói quen tốt tránh xa khói thuốc lá, không sử dụng rượu bia, sử dụng các chất tốt cho sức khỏe như mật ong, trà xanh, lựu đỏ, sô cô la đắng đen, rau và trái cây có thể giúp chúng ta tránh xa ung thư.
Hải sản là những thức ăn bổ dưỡng, tốt cho cơ thể. Ảnh minh họa
Ung thư không phải tự nhiên mà xuất hiện, chúng phát sinh theo đúng quy luật khoa học và vật lý. Ở giai đoạn quá muộn, mỗi bệnh nhân có một cách đáp ứng điều trị khác nhau và cần tổng hợp nhiều các phương pháp điều trị khoa học, bổ trợ hệ miễn dịch và các phương pháp y học cổ truyền .... mới hy vọng quá trình đột biến này kết thúc và hệ miễn dịch mạnh trở lại (Natural killer cell và lympho T) để đảm bảo sự tái phát không xuất hiện.
Đừng bị ám ảnh bởi tại sao lại là ung thư giai đoạn cuối, hãy thay đổi ngay hôm nay, cho bản thân và gia đình. Thói quen khoa học tốt cùng tầm soát sớm là hai vũ khí giúp bạn chiến thắng ung thư.
Đồ uống hằng ngày của cụ ông 110 tuổi vẫn lái xe Ông Dransfield chưa gặp bất cứ vấn đề sức khỏe nghiêm trọng nào, không đau lưng, vẫn tự lo được cho mình. Suốt bao năm qua, ông luôn dùng một loại đồ uống quen thuộc. Sinh năm 1914, Vincent Dransfield vẫn có thể làm được mọi việc và sống một mình ở Little Falls (bang New Jersey, Mỹ), quê hương của ông. Theo...