Dấu hiệu nhận biết bệnh teo đường mật bẩm sinh tránh nhầm bệnh vàng da sinh lý, viêm gan
Theo bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương, teo đường mật được coi là rất hiếm bởi trẻ mắc bệnh không được phát hiện ra bệnh mà thường bị chẩn đoán nhầm sang các dạng bệnh lý khác như vàng da sinh lý, viêm gan…
Teo mật bẩm sinh ở trẻ em được coi là căn bệnh hiếm gặp. Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh là 1/8.000 – 1/14.000. Tỷ lệ này tại các nước châu Á cao hơn các vùng khác trên thế giới, trẻ gái có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn trẻ trai.
Tại Việt Nam chưa có con số thống kê chính thức về tỷ lệ trẻ mắc teo mật bẩm sinh. Tuy nhiên, tại khoa Gan mật, Bệnh viện Nhi Trung ương, trung bình hàng năm tiếp nhận và điều trị cho khoảng 40-60 bệnh nhân teo mật. Cho tới nay, số bệnh nhân teo mật bẩm sinh đang theo dõi và điều trị ngoại trú tại khoa Gan mật Bệnh viện Nhi Trung ương lên tới gần 300 cháu.
Ở các nơi khác, bệnh này được coi là rất hiếm bởi trẻ mắc bệnh không được phát hiện ra bệnh mà thường bị chẩn đoán nhầm sang các dạng bệnh lý khác như vàng da sinh lý, viêm gan… Chính vì chẩn đoán nhầm, phát hiện muộn, nhiều trẻ bị bỏ qua cơ hội vàng được phẫu thuật để điều trị bệnh.
Ảnh minh họa.
TS. Nguyễn Phạm Anh Hoa – Trưởng khoa Gan mật, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, teo đường mật bẩm sinh là bệnh lý hiếm gặp của gan và đường mật, được đặc trưng bởi sự gián đoạn hoặc thiếu hụt của hệ thống đường mật ngoài gan, dẫn đến cản trở dòng chảy của mật.
Có nhiều giả thiết về nguyên nhân gây teo mật bẩm sinh, tuy nhiên cho đến nay các nhà khoa học vẫn nghiêng về giả thiết bệnh do nhiễm khuẩn, virus, do những bất thường trong thai kỳ, do yếu tố môi trường… Bệnh được coi là không có liên quan tới yếu tố di truyền.
Những dấu hiệu chẩn đoán teo đường mật bẩm sinh được gợi ý như vàng da kéo dài sau sinh, phân bạc màu sớm và liên tục, phát hiện lá lách to khi khám tại các cơ sở y tế. Cụ thể:
Vàng da, vàng mắt: Dấu hiệu này thường xuất hiện 2 – 4 tuần sau sinh, vàng da và mắt tăng dần. Triệu chứng này có thể kế tiếp sau giai đoạn vàng da sinh lý nên rất dễ bị bỏ sót hoặc chẩn đoán nhầm là vàng da sinh lý kéo dài.
Tuy nhiên, TS. Nguyễn Phạm Anh Hoa cho biết, không có chẩn đoán vàng da sinh lý kéo dài. Tất cả những trường hợp vàng da sinh lý kéo dài trên 2 tuần tuổi đều là vàng da bệnh lý, cần được thăm khám và xét nghiệm. Chỉ bằng mắt nhìn thì không ai có thể xác định được vàng da sinh lý và bệnh lý. Nếu có dấu hiệu vàng da trên 2 tuần thì bắt buộc phải đưa con tới bệnh viện chuyên khoa Nhi.
Phân bạc màu sớm và liên tục: Đây là triệu chứng rất quan trọng trong chẩn đoán, đánh giá hiệu quả sớm của phẫu thuật cũng như theo dõi sau mổ các bệnh nhân teo đường mật. Triệu chứng này nhận biết bằng phân bạc màu dần từ tuần 2 – 4 sau đẻ, có một số ít xuất hiện phân bạc màu ngay trong vài ngày đầu khi vừa hết phân su.
Màu phân điển hình là phân bạc màu và trắng như cứt cò hoặc màu xi măng, tuy nhiên trên thực tế thường hay gặp màu vàng rất nhạt hoặc vàng chanh.
TS. Nguyễn Phạm Anh Hoa cho biết, phân bạc màu trong teo đường mật bẩm sinh xuất hiện liên tục, khác với phân bạc màu trong viêm gan sơ sinh có thể xen kẽ một số ngày phân vàng.
Việc chẩn đoán và phẫu thuật sớm là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của điều trị. Theo TS. Anh Hoa, giai đoạn vàng của trẻ teo đường mật bẩm sinh gói gọn trong 100 ngày sau sinh, muộn 1 ngày là trẻ mất đi 1% cơ hội thành công, sau 100 ngày, có thể trẻ đã không còn cơ hội phẫu thuật mà phải chờ ghép gan.
“Về mặt lý thuyết, có thể phẫu thuật càng sớm càng tốt ngay khi phát hiện ra đứa trẻ bị teo đường mật bẩm sinh. Tuy nhiên, phẫu thuật sớm quá thì đứa trẻ đối diện với nguy cơ bục miệng nối, nghĩa là 2 miệng nối rốn gan và võng tràng bị bục ra, xuất huyết, biến chứng nhiều hơn.
Vì thế, người ta khuyến cáo nên phẫu thuật cho trẻ từ quanh 1 tháng tuổi, tức là từ 1 tháng trở lên đến 2 tháng tuổi. Cho đến 100 ngày tuổi, em bé vẫn có cơ hội làm phẫu thuật tốt. Nhưng từ 100 ngày tuổi trở đi, mật càng ứ làm gan xơ nên càng muộn càng không tốt”, TS. Nguyễn Phạm Anh Hoa cho biết.
Trẻ được chẩn đoán teo đường mật bẩm sinh sẽ được điều trị bằng phẫu thuật Kasai kết hợp với các điều trị nội khoa. Trong phẫu thuật Kasai, phẫu thuật viên sẽ cắt dải xơ vùng gan rốn, nối rốn gan với quai ruột (hỗng tràng) nhằm mục đích dẫn lưu mật xuống ruột, hạn chế sự ứ đọng mật tại các tế bào gan.
TS Anh Hoa cho biết, nếu trẻ teo mật bẩm sinh không được chẩn đoán và phẫu thuật Kasai, 50 – 80% bệnh nhân sẽ tử vong vì xơ gan mật khi 1 tuổi. Tỷ lệ này tăng 90 – 100% lúc 3 tuổi. Vì vậy nếu trẻ có biểu hiện nghi ngờ teo đường mật bẩm sinh, gia đình cần ngay lập tức đưa trẻ đến viện để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời.
Theo viettq.vn
Những dấu hiệu "lạ" mà cơ thể đang cố nói với bạn
Cơ thể mang một sứ mệnh không bao giờ kết thúc là nói với chúng ta, ở bên ngoài, về những gì đang xảy ra bên trong.
Nhưng đôi khi những dấu hiệu này quá khó thấy hoặc chúng ta không chú ý đủ đến chúng cho đến khi sự việc trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là cách đọc một số thông điệp sức khỏe tinh tế mà cơ thể đang cố gắng gửi đến cho bạn.
Video đang HOT
Đầy bụng là dấu hiệu cơ thể nói rằng bạn đang không tiêu hóa thức ăn đúng cách hoặc bị dị ứng thực phẩm
1. Đầy bụng chướng hơi
Khoảng 70% chúng ta thường xuyên bị đầy hơi.
Đầy bụng chướng hơi là cảm giác khó chịu khi dạ dày bị đầy và căng. Về bản chất, điều này xảy ra khi dạ dày bị đầy thức ăn, nước hoặc khí.
Cơ thể sẽ cố gắng nói rằng bạn không tiêu hóa thức ăn đúng cách, bị dị ứng hoặc không dung nạp thực phẩm hoặc như lúa mì hoặc lactose.
Các nguyên nhân phổ biến khác của đầy hơi bao gồm các vấn đề nội tiết tố, candida, táo bón, quá nhiều đường hoặc rượu, căng thẳng, dysbiosis (sự mất cân đối giữa vi khuẩn tốt và xấu trong đường tiêu hóa) hoặc IBS.
Bữa ăn lớn, cho dù lành mạnh, vẫn có thể gây ra đầy hơi do thể tích của nó.
Chỉ đơn giản là ăn quá nhiều một lúc cũng có thể làm loãng axit trong dạ dày, khiến nó không thể bắt đầu tiêu hóa thức ăn một cách hiệu quả.
Hơn nữa, các enzym hoạt động tối ưu ở pH a xít thấp hơn sẽ không thực hiện chức năng, có nghĩa là thực phẩm sẽ chỉ được tiêu hóa một phần và cần được giáng hóa thêm nữa.
Điều này thường được thực hiện bởi vi khuẩn trong đường ruột và hậu quả là quá trình lên men dẫn đến giải phóng khí cũng có thể gây đầy hơi
Một số loại đường từ thực phẩm cũng có thể gây đầy hơi. Oligosaccharides, Disaccharides, Monosaccharides và Polyols lên men, hay FODMAPs, làm điều này thông qua giải phóng khí từ quá trình lên men.
Thực phẩm giàu FODMAPS bao gồm súp lơ xanh, súp lơ trắng, các loại đường nhân tạo như maltitol, sorbitol, xylitol cũng như đậu đỗ.
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chế độ ăn giàu FODMAP dễ gây ra các triệu chứng liên quan đến IBS bao gồm đầy hơi.
Khi bị mụn trứng cá, cơ thể đang cố gắng cảnh báo về rối loạn nội tiết hoặc rối loạn tiêu hóa.
2. Da viêm đỏ và mụn trứng cá
Theo một tổng kết năm 2013, nguyên nhân gây viêm da và mụn trứng cá có rất nhiều và khác nhau giữa mỗi người.
Tuy nhiên, nguyên nhân phổ biến nhất thường liên quan đến hoóc-môn. Testosterone là hoóc-môn thúc đẩy mụn trứng cá nhất nên mụn trứng cá là một vấn đề lớn đối với nam giới và nam thiếu niên nói riêng.
Nhưng phụ nữ cũng có xu hướng bùng phát mụn trứng cá khoảng một tuần trước khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt do giảm lượng estrogen, là hoóc-mônngăn chặn sự phát triển của mụn trứng cá.
Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS) thường bị mất cân bằng testosterone và đó là lý do tại sao mụn trứng cá tái phát (cùng với tăng cân vùng bụngvà nhiều lông mặt) là một trong những triệu chứng hàng đầu của PCOS.
Mụn trứng cá có thể là dấu hiệu cảnh báo về rối loạn nội tiết hoặc rối loạn tiêu hóa. Nó cũng có thể là kết quả của sự mất cân bằng ở gan, chế độ ăn uống kém, đặc biệt là nếu ăn quá nhiều carbohydrat, căng thẳng và dị ứng, cùng với nhiều nguyên nhân khác.
Mụn trứng cá bị viêm đỏ với mủ trắng thường biểu thị lượng tiêu thụ thừa carbohydrate và sự phát triển quá mức của vi khuẩn.
Mủ là kết quả của hệ thống miễn dịch đang cố gắng tự bảo vệ trước nhiễm khuẩn. Trong trận chiến này, các tế bào miễn dịch hy sinh bản thân để ngăn chặn nhiễm trùng và hệ quả là chất dịch màu trắng hoặc mụn.
Đỏ và sưng là do các chất hóa học trợ viêm được giải phóng gây giãn mạch tại chỗ để thu hút các tế bào chiến đấu đến chống lại những kẻ xâm lược.
Lớp phủ mỏng màu trắng trên lưỡi có thể là dấu hiệu của thiếu sắt hoặc vitamin B
3. Lớp phủ màu trắng trên lưỡi
Một lớp phủ mỏng màu trắng trên lưỡi có thể là dấu hiệu của rối loạn tiêu hóa như mất cân bằng vi sinh, thiếu sắt hoặc vitamin B và có thể là bệnh tiểu đường.
Trong trường hợp thiếu sắt và vitamin B, rất có thể bạn sẽ cảm thấy thường xuyên mệt mỏi liên tục.
'Những đốm trắng dày trên lưỡi trông giống như mủ có nhiều khả năng là tưa miệng (nhiễm nấm men), bạch sản (các mảng trắng trong miệng hoặc trên lưỡi và nướu răng đặc biệt phổ biến ở những người hút thuốc lá và những người sử dụng thuốc lá không khói), hoặc lichen phẳng ở miệng (một phát ban màu trắng ngứa không nhiễm trùng có thể ảnh hưởng đến nhiều bộ phận của cơ thể bao gồm cả bên trong miệng).
Trong trường hợp lichen phẳng cần được theo dõi bởi chuyên gia y tế.
Bản thân các vệt sọc ở móng tay không có gì quá lo ngại về sức khỏe nhưng nếu không được điều trị, nó có thể gây vấn đề về xã hội
4. Vết sọc chạy dọc hoặc ngang móng
Móng tay khỏe mạnh phải trơn nhẵn, cong đều, láng bóng và không có đốm.
Vấn đề về móng tay là chúng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự tự tin và tự hình dung về bản thân.
Bản thân những sọc gồ ghề trên móng tay không quá đáng lo về sức khỏe thể chất, nhưng nếu không được điều trị, chúng có thể gây ra một vấn đề về xã hội.
Tuy nhiên, bạn vẫn nên đến bác sĩ kiểm tra cho an toàn.
Những vết sọc nằm theo chiều dọc của móng có thể là dấu hiệu của thiếu máu hoặc thậm chí viêm khớp dạng thấp.
Mụn trên môi là một biểu hiện của một nhiễm vi-rút thể ẩn có thể bùng phát khi hệ thống miễn dịch bị tổn hại
5. Chốc mép và nhiệt miệng
Nhiệt miệng là những vết loét ở bên trong miệng, trên nướu răng, lưỡi và má, trong khi chốc mép phát triển ở bên ngoài trên môi.
Trong khi nhiệt miệng là dấu hiệu của hệ miễn dịch suy yếu, song nó không lây. Còn chốc mép là biểu hiện của nhiễm vi-rút thể ẩn có thể bùng phát bất cứ khi nào hệ thống miễn dịch bị tổn hại vì bất kỳ lý do gì.
Nhiệt miệng và chốc mép là "báo động đỏ" của hệ miễn dịch bị tổn hại. Cơ thể đang cố cho bạn thấy rằng hệ thống miễn dịch cần một sự hỗ trợ nào đó.
Những tổn thương này hay xảy ra khi thời tiết lạnh hơn và trong thời gian stress, cả hai đều có thể làm suy yếu hệ thống bảo vệ bẩm sinh của cơ thể.
Vàng da hoặc mắt có thể là triệu chứng của tình trạng nghiêm trọng hơn
6. Vàng mắt và/hoặc da
Điều quan trọng là phải phân biệt ý nghĩa của vàng mắt so với vàng da.
Trong khi vàng da có thể là do thừa beta carotene, vitamin A và vitamin C, thường không gây nguy hiểm, thì vàng mắt thường thấy ở những người có vấn đề về gan.
Trong trường hợp này, cần đi khám càng sớm càng tốt, vấn đề càng sớm càng được chẩn đoán, thì tiên lượng càng tốt.
Hoàng đản, hay sự đổi màu vàng, xảy ra khi một hợp chất gọi là bilirubin tích tụ trong cơ thể.
Vàng da hoặc mắt có thể là triệu chứng của một tình trạng nào đó nghiêm trọng hơn, nhưng về cơ bản chúng đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan đến tình trạng sức khỏe của gan.
Theo NHS, hoàng đản có thể do sỏi mật, bệnh gan do rượu, viêm tụy, viêm gan, bệnh hồng cầu liềm, và nhiều bệnh khác.
Việc điều trị hoàng đản sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân. Ví dụ, sỏi mật thường được hình thành khi có mức cholesterol hoặc bilirubin cao bất thường trong túi mật. Tuy nhiên, có những bước đơn giản mà bạn có thể thực hiện để giúp ngăn ngừa gánh nặng cho gan.
7. Máy mắt
Nếu mắt thỉnh thoảng lại bị giật giật, thì nghĩa là cơ thể đang cố gắng báo cho bạn biết rằng hệ thần kinh đang không được vui lắm.
Nhưng đừng hoảng, máy mắt hiếm khi là một dấu hiệu của bất cứ điều gì đáng lo ngại và thường thì sẽ tự hết.
Mất cân bằng điện giải và tình trạng mất nước của cơ thể thường là thủ phạm của các cơn co thắt thần kinh và chúng có thể dễ dàng được khắc phục.
Máy mắt cũng có thể biểu hiện của thiếu magiê.
Một bài báo được công bố hồi tháng Sáu năm nay trên tạp chí khoa học Nutrients của Đại học Washington, Mỹ báo cáo rằng 'từ quan điểm thần kinh, magiê đóng một vai trò thiết yếu trong dẫn truyền thần kinh và dẫn truyền thần kinh cơ.
Magiê rất thiết yếu cho chức năng tín hiệu thần kinh, đó là lý do tại sao thiếu chất này có thể gây máy mắt.
Cẩm Tú
Theo Dân trí
Đây là 5 tín hiệu chứng tỏ cơ thể đang cố gắng muốn nói rằng bạn đang bị bệnh, đừng lơ là bỏ qua Từ da, lưỡi đến những cơn co giật mắt... đều có thể là tín hiệu mà cơ thể đang cố gắng muốn phát ra để gửi tới bạn một thông điệp nào đó. Thế nhưng, rất nhiều người trong chúng ta lại hay bỏ lỡ các dấu hiệu này vì chúng quá tinh tế hoặc dường như quá bình thường. Nếu bạn muốn...