Cùng BS Đỗ Hồng Ngọc trả lời: ‘Trẻ nghỉ hè để làm gì?’
Những điều mà BS Đỗ Hồng Ngọc khuyên học sinh nên làm vào đợt nghỉ hè: làm thơ, tập nấu ăn và… ngủ.
Gần đây, trong buổi trò chuyện cùng với các phụ huynh và học sinh tại trung tâm Anh ngữ SEAMEO Retrac, BS Đỗ Hồng Ngọc đã có những chia sẻ thiết thực về một vấn đề thời sự, đó là học sinh nên làm gì vào dịp nghỉ hè.
Tiếc nhớ ” Chín mươi ngày nhảy nhót ở đồng quê”
Trên trang nhà dohongngoc.com của mình, BS Đỗ Hồng Ngọc viết: “Nghỉ hè để làm gì? Đây là một câu hỏi khá hóc búa. Nếu là một câu hỏi bình thường như nghỉ hè nên làm gì thì dễ đưa ra những lời khuyên với một bác sĩ Nhi khoa như tôi, đằng này hỏi “để làm gì” thì khó quá! Cho nên câu trả lời “tốt nhất” của tôi là Nghỉ Hè Để Làm Thơ!
Làm thơ ư? Tôi không làm được nên mượn một bài thơ đã có từ 80 năm trước của thi sĩ Xuân Tâm, bài Nghỉ hè trong tập Lời non trẻ - 1941 , thấy trong Thi nhân Việt Nam của Hoài Thanh và Hoài Chân”.
Xin trích đoạn mở đầu bài thơ mà BS Đỗ Hồng Ngọc nhắc tới như sau:
“Sung sướng quá, giờ cuối cùng đã hết,
oàn trai non hớn hở rủ nhau về.
Chín mươi ngày nhảy nhót ở miền quê,
Ôi tất cả mùa xuân trong mùa hạ!”
Theo đó, trong buổi chia sẻ, BS Đỗ Hồng Ngọc còn cẩn thận phân tích từng câu thơ của thi sĩ Xuân Tâm và chỉ ra rằng khoảng thời gian nghỉ hè của thanh niên hồi đó thật sung sướng biết bao. “Còn học sinh bây giờ, chín mươi ngày quần quật học thêm để cha mẹ vui lòng và hãnh diện”- BS cám cảnh. BS còn nói thêm, vì cha mẹ bắt con cái học thêm nhiều nên trẻ con bây giờ dễ dẫn đến trầm cảm.
Nhà văn, bác sĩ Đỗ Hồng Ngọc trò chuyện tại Hội thảo. Ảnh: BTC
Nói về trầm cảm, BS đã có những phân tích về một chứng bệnh thời đại mang tên SAD (nỗi buồn). Mà thực ra SAD là chứng bệnh viết tắt của ba chữ tiếng Anh, cụ thể là Stress: Sự căng thẳng (căng thẳng vì muốn thi đua và tự tạo sức ép cho bản thân); Axiety: Sự lo âu, sợ hãi và Depression: Trầm cảm. Mà chứng bệnh trầm cảm sẽ dễ dẫn đến tự tử.
Chính vì thế, BS Đỗ Hồng Ngọc khuyên phụ huynh nên cho con em thời gian để vui chơi, thư giãn và nạp năng lượng. Điều đó không chỉ giúp các con tránh được nguy cơ trầm cảm mà còn giúp trẻ nâng cao chỉ số IQ – Trí tuệ, EQ – Cảm xúc và SQ – Khả năng giao tiếp.
Nghỉ hè để tập nấu ăn - cách tốt để trẻ thư giãn
Video đang HOT
Có một câu hỏi mà BS Đỗ Hồng Ngọc đặt ra: “Có ông bố bà mẹ nào đủ can đảm cho trẻ vứt hết sách vở để mà chơi thỏa thích trong dịp nghỉ hè hay không?”. Dưới khán phòng, không một cánh tay của ông bố bà mẹ nào được giơ lên cả. Bác sĩ cho rằng đấy cũng là điều dễ hiểu bởi đa số cha mẹ đều muốn con cái tiếp nối những ước mơ còn dang dở của mình.
Nhà văn, BS Đỗ Hồng Ngọc giao lưu cùng các học sinh. Ảnh: BTC
Đa số cha mẹ đều muốn con mình học hành thiệt nhiều và đạt được những thành tựu lớn lao. Tuy nhiên, BS Đỗ Hồng Ngọc khẳng định cha mẹ thương con không chỉ đơn thuần là muốn con có nhiều bằng cấp cao, thương con là phải để con học những kĩ năng mềm: Làm thế nào để hạnh phúc?
Dù rằng những kiến thức khoa học là rất cần thiết cho sự thành công của con sau này, nhưng những kĩ năng mềm như nấu ăn, ca hát sẽ làm cho con trẻ cảm thấy vui vẻ hạnh phúc. Hiện tại, một số trường ở nước ngoài đã có môn học “Hạnh phúc” dạy cho trẻ con cách làm thế nào để hạnh phúc. Vậy tại sao chúng ta lại không tạo điều kiện để con trẻ có được khoảng thời gian nghỉ hè thật sự trọn vẹn và hạnh phúc?
Tập nấu ăn cũng là một trong những cách giúp con trẻ thư giãn. Khi biết nấu ăn, trẻ sẽ biết cách tự chăm sóc bản thân. Đặt trường hợp nếu ba mẹ bận công tác, không kịp làm bữa tối cho con thì ngay lúc đó, con trẻ sẽ tự biết vào bếp làm một bữa tối cho chính bản thân mình mà không cần phải nhịn đói đợi mẹ về. Đặc biệt, khi biết nấu ăn, con trẻ sẽ biết phân biệt những thức ăn nào là có lợi và không có lợi. Điều đó sẽ rất có ích cho sức khỏe và sự phát triển trí não của các con.
Thương con, đơn giản chỉ là để con được ngủ đủ giấc
Dù phụ huynh rất quan tâm đến sức khỏe của con nhưng chỉ vì muốn con học hành nhiều mà vô tình chính phụ huynh lại khiến con mình rơi vào tình trạng mệt mỏi, thiếu ngủ, học trước quên sau,… Trong buổi giao lưu, có một phụ huynh hỏi bác sĩ: “Không hiểu tại sao con tôi lại chỉ muốn ở nhà ngủ thay vì đi du lịch hè cùng gia đình?”. Bác sĩ không cần suy nghĩ mà trả lời ngay: “Tại vì con trẻ đã quá mệt rồi”.
Nhà văn, BS Đỗ Hồng Ngọc cùng đại diện Trung tâm SEAMEO Retrac giao lưu cùng các phụ huynh. Ảnh: BTC
Não bộ của chúng ta chỉ tiếp nhận có chừng mực, khi nạp vào quá nhiều kiến thức trong thời gian ngắn, não bộ sẽ xảy ra tình trạng nhớ trước quên sau. Đây là lúc chúng ta nên ngủ một giấc để cái đầu của mình được trống không. Con trẻ cũng vậy, cũng cần được ngủ nghỉ thay vì ngồi làm rất nhiều bài tập trong tình trạng mệt mỏi, ngáp ngắn ngáp dài.
Trong suốt khoảng thời gian miệt mài học hành, học sinh đã quá mệt mỏi và căng thẳng. Vậy thì nghỉ hè để làm gì? Nghỉ hè là để con trẻ được nghỉ ngơi và nạp năng lượng cho những mùa học tiếp theo.
Bác sĩ khẳng định ngủ nghỉ đầy đủ là rất cần thiết cho việc phát triển trí não và chiều cao của con trẻ. Ngủ để tái tạo năng lượng, ngủ để thức dậy cơ thể sẽ khỏe khoắn và tỉnh táo hơn. Chính vì thế, cha mẹ nên tôn trọng giấc ngủ của con và tạo điều kiện cho con ngủ đủ giấc. Cho trẻ vận động thể lực hay đọc sách là một trong những cách giúp trẻ ngủ ngon và sâu hơn.
Bắt trẻ “học” trong 3 tháng “nghỉ” là hơi ác
BS Đỗ Hồng Ngọc đã phân tích: Trong cụm từ “nghỉ hè” thì nghỉ nghĩa là ngưng. Vậy thì ba tháng “nghỉ hè” phải thực sự là thời gian nghỉ ngơi của học sinh. Vì thế bắt học sinh học thêm lúc nghỉ hè là một điều “hơi ác”.
Một số phụ huynh muốn tranh thủ thời gian nghỉ hè để đăng ký cho con các lớp học ôn thi vào trường chuyên. Tuy nhiên bác sĩ khuyên phụ huynh không nên cưỡng bức con trẻ phải thi vào trường chuyên, vì quan trọng là phải chuyên cần, chăm chỉ thì học ở đâu cũng đều tốt cả.
Điều đặc biệt, mỗi cha mẹ đừng bao giờ đem những đứa trẻ ra để so sánh. Vì khi so sánh, dù kết quả có thế nào thì tất cả chúng ta cũng không được vui vẻ. Vô hình trung, chính chúng ta sẽ tạo áp lực đè nén con trẻ khiến chúng trở nên tự ti và nhút nhát.
Chung quy lại, BS Đỗ Hồng Ngọc cho rằng nghỉ hè là khoảng thời gian để học sinh được nghỉ ngơi. Nghỉ hè không phải là bỏ học hoàn toàn nhưng nếu có học thì cũng nên học những kĩ năng mềm giúp con trẻ vui vẻ và hạnh phúc. Không nên bắt ép con trẻ học hành quá nhiều trong mùa hè khi mà cả năm qua chỉ toàn là học với học. Hãy để con trẻ có một mùa hè thật đúng nghĩa!
Ăn uống vội vàng, chẳng sớm thì muộn bạn cũng mắc bệnh này
Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhất là các đối tượng hay lo âu, xúc động hoặc có thói quen ăn vội.
Co thắt tâm vị xảy ra khi thực quản mất khả năng bóp thức ăn xuống và van cơ giữa thực quản và dạ dày không giãn ra hoàn toàn.
Ảnh minh họa
Bệnh dễ nhận biết
Nuốt khó: thấy khó khăn khi nuốt hoặc cảm thấy như thức ăn bị mắc kẹt trong thực quản. Nuốt khó cả thức ăn đặc và lỏng;
Nôn oẹ: Ọe thức ăn chưa tiêu hóa là triệu chứng thường gặp và nó xảy ra nhiều giờ sau bữa ăn. Ọe ban đêm có thể biểu hiện như ho lúc ngủ và phát hiện thức ăn trên gối hoặc áo ngủ khi thức dậy. Ọe lúc ngủ gây lo âu đặc biệt vì có thể dẫn đến viêm phổi hít do hít sặc thức ăn; đau hoặc khó chịu ở ngực: thường xảy ra ở người trẻ.
Đau như co cứng lan ra sau lưng và dưới hàm, có thể kéo dài nửa giờ đến cả ngày. Hầu hết đau xảy ra nửa đêm và giảm rõ rệt nhờ uống nước lạnh hoặc các loại khác (sữa, trà, rượu, bia); các triệu chứng khác: ợ nóng, sụt cân.
Nhưng chưa xac đinh đươc nguyên nhân gây bênh
Các nhà chuyên môn vẫn chưa xác định được nguyên nhân gây co thắt tâm vị, tuy nhiên có nhiều yếu tố liên quan đến sự xuất hiện của bệnh, đó là: bệnh thường gặp ở người tuổi từ 18-40, nữ nhiều hơn nam. Bệnh cũng gặp ở những người thần kinh không cân bằng, dễ xúc cảm, đặc biệt là những người cường hệ phó giao cảm.
Người có thói quen ăn thức ăn quá nóng hay quá lạnh; mắc bệnh nhiễm khuẩn như: sốt phát ban, lao, giang mai...; nghiện rượu, thuốc lá, phơi nhiễm chất hoá học; rối loạn nội tiết, viêm dính quanh thực quản, loét tâm vị, giảm trương lực hoặc giảm nhu động cơ thực quản... Ở một số trường hợp bệnh gặp ở những người có chế độ ăn nhiều gluxid, ít protid và thiếu vitamin nhóm B.
Hình ảnh co thắt tâm vị.
Những biến chứng có thể gặp
Khi bệnh diễn tiến có thể gây ra viêm loét thực quản do ứ đọng lâu ngày; suy dinh dưỡng do nghẹn không ăn uống được; viêm phổi hít do ọe; tiến triển thành ung thư với tỷ lệ khoảng 9%.
Điều trị co thắt tâm vị
Mục tiêu chính của điều trị là làm giảm áp lực cơ vòng dưới thực quản để cải thiện việc thoát lưu thức ăn xuống dạ dày của thực quản.
Chích Botulinum (Botox): áp dụng cho những bệnh nhân có nguy cơ cao với phẫu thuật hoặc không chịu phẫu thuật. Tỉ lệ tái phát của phương pháp hơn 50% trong 6 tháng. Nếu sau 2 lần chích vẫn thất bại, bệnh nhân sẽ được điều trị bằng nifedipin hoặc isordil.
Nong thực quản: cơ chế của phương pháp này là làm đứt đột ngột những sợi cơ vòng dưới thực quản để làm giảm áp lực cơ vòng dưới thực quản, từ đó giảm tắc nghẽn và cải thiện sự thoát lưu thực quản ở những bệnh nhân co thắt tâm vị. Kết quả sớm của nong bóng Rigiflex trên 80%.
Phẫu thuật cắt cơ vòng dưới thực quản: tiến trình này nhằm cắt đứt cơ vòng dưới thực quản để làm giảm áp lực cơ vòng dưới. Ngày nay chủ yếu được thực hiện bằng phẫu thuật nội soi đường bụng và nội soi qua đường miệng (POEM). Hầu hết bệnh nhân sau cắt cơ vòng dưới qua phẫu thuật nội soi có triệu chứng trào ngược.
Quá trình chống trào ngược có thể được thực hiện bằng nhiều phương pháp như Dor, Toupet, Nissan... nhằm phục hồi lại lại hàng rào chống trào ngược và làm giảm triệu chứng sau mổ. Tỉ lệ thành công của phương pháp có thể trên 90%.
Cắt thực quản: được thực hiện cho những bệnh nhân có thực quản giãn to như đại tràng, xoắn vặn, thất bại với cả hai phương pháp nong và phẫu thuật.
Thuốc: những bệnh nhân mà điều kiện bệnh lý đi kèm nặng nề không thể thực hiện được can thiệp thủ thuật hoặc phẫu thuật có thể điều trị tạm bằng các thuốc ức chế canxi.
Lời khuyên cua bác sĩ
Bệnh nhân nên duy trì chế độ ăn phù hợp như ăn thức ăn lỏng, đủ calo, ăn nhiều lần trong ngày, ưỡn cổ ra phía sau khi nuốt, thở ra mạnh để thức ăn dễ đi xuống, uống nước ấm nóng... Hạn chế ăn nhiều vào tối trước đi ngủ, đề phòng trào ngược khi nằm ngủ.
Không nên ăn uống nóng quá hoặc lạnh quá và không nên ăn, uống vội vàng. Không uống rượu, không hút thuốc, hạn chế các loại thực phẩm có nhiều gia vị, hành tỏi...
Cần vệ sinh họng miệng sạch sẽ hàng ngày bằng hình thức đánh răng sau khi ăn, trước và sau khi ngủ dậy. Luôn vận động cơ thể, ăn uống đủ chất dinh dưỡng để nâng sức đề kháng.
Stress, lo âu: "Kẻ thù" của bệnh nội khoa mạn tính Nếu yếu tố gây stress, lo âu quá mạnh hoặc kéo dài, nội tiết tố tiết ra quá mức có thể kìm nén hệ miễn dịch, làm tăng huyết áp, tăng đường huyết, sức khỏe suy giảm, cơ thể gặp nhiều tác hại, hàng loạt bệnh đồng mắc sẽ xuất hiện. Theo một thống kê năm 2017, nước ta có khoảng 15% dân...