Công thức những món quà vặt tuổi thơ níu “màu thời gian”
Với việc ở nhà nhiều hơn ra đường trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, một số người nội trợ lại tranh thủ chế biến các món ăn tuổi thơ bởi ngoài độ ngon miệng thì trong chúng còn chứa đựng những ký ức, hoài niệm khó quên.
Theo đó, chị Minh Thủy, thành viên nhóm Ăn ngon nấu khéo đã chia sẻ đến mọi người bốn công thức các món ăn vặt tuổi thơ là bánh kẹp, bánh chuối chiên, khoai mì hồ lô và bánh bò hấp. Điều đáng quý ở chị mà được nhiều thành viên nhóm công nhận đó là ngoài chia sẻ công thức thì với mỗi món ăn chị đều kèm theo những câu chuyện tuổi thơ, từ đó, mọi người như tìm lại chính mình trong những câu chuyện ấy. Theo như một thành viên nhận xét, đó là chị đã giúp thổi hồn vào món ăn. Sài Gòn Tiếp Thị xin gửi đến bạn đọc các công thức vừa nêu.
Bánh kẹp
Nguyên liệu
300g bột gạo
2 quả trứng gà
200ml nước cốt dừa
2ml vanilla
300g đường cát trắng
30ml sữa đặc
Một it bào dừa
Cách làm
Bước 1: Đập 2 quả trứng vào tô, cho thêm 300g đường vào đánh tan. Sau đó, cho thêm bột gạo trộn đều rồi mới cho sữa đặc và vani vào rồi trộn đều. Cuối cùng cho thêm nước cốt dừa vào rồi trộn đều cho đến khi hỗn hợp sánh mịn lại, có thể dùng máy đánh trứng để dễ dàng thao tác hơn.
Bước 2: Sau khi phần bột hoàn thành thì để bột nghỉ 30 phút rồi nướng, làm nóng khuôn bánh rồi phết một lớp một lớp dầu vào khuôn cho đều rồi mới đổ bột bánh vào. Chú ý chỉ đổ một lớp mỏng vừa phải, không nên đổ nhiều quá sẽ khiến phần bột bên trong khó chín hoặc khi ép khuôn bột tràn ra ngoài không đẹp mắt.
Video đang HOT
Bánh chuối chiên
Nguyên liệu
200g bột mì đa dụng
60g bột gạo
2 muỗng cơm đường, ít hạt mè
550-600ml nước ấm
10-12 trái chuối
Cách làm
Bước 1: Khuấy tan hỗn hợp bột gồm các nguyên liệu như trên rồi cho bột nghỉ từ 30 phút đến 1 giờ. Có thể thêm ít bột nghệ cho bánh đẹp màu.
Bước 2: Chuối chẻ đôi và ấn dẹt. Áo bột cho chuối lần 1 rồi chiên lật đều 2 mặt. Vớt ra thau bột áo lần 2 rồi chiên tiếp. Khi thấy bánh vàng 2 mặt thì vớt ra.
Khoai mì hồ lô
Nguyên liệu
700g khoai mì đã lột vỏ
220 – 250ml nước cốt dừa
60g đường
100g cơm dừa rám nạo
1/3 muỗng cà phê muối
1/2 muỗng canh bột năng
Tạo màu: hạt dành dành, hoa đậu biếc, lá dứa củ dền
Mè trắng rang
Cách làm
Bước 1: Khoai mì lột vỏ và đem ngâm nước khoảng 30 phút. Sau đó, xay hoặc mài; vắt bỏ nước, lắng lấy tinh bột dưới đáy phần nước.
Bước 2: Pha thêm nước cốt dừa, đường, muối. Màu lấy từ rau củ rồi vo thành viên đem hấp. Sau khi hấp chín lăn qua dừa bào là hoàn thành.
Bánh bò hấp
Nguyên liệu
500g bột gạo
150g cơm rượu (gồm nước và cái)
300ml nước dừa tươi
300g đường thốt nốt
425g nước cốt dừa
Cách làm
Bước 1: Bóp bột gạo chung với cơm rượu. Cho nước dừa tươi và bóp chung khoảng 15 phút. Tiếp tục bịch miệng thố ủ kín trong lò vi sóng, lò nướng (không mở nhiệt) trong 3 giờ. Sau 3 giờ lấy ra nhồi sơ.
Bước 2: Nấu tan đường thốt nốt với nước cốt dừa, không sôi, chỉ cần tan đường và còn hơi ấm cho vào phần bột đã ủ. Đậy kín ủ thêm 3 giờ. Sau 3 giờ ủ lần 2 lọc lại sẽ cho hỗn hợp hơi loãng. Trong lúc lọc thì bắc nồi nước để hấp thiệt sôi, thoa dầu vô khuôn . Chờ khuôn nóng chế bột vô hấp (tùy khuôn dày hay mỏng, to hay nhỏ mà thời gian hấp lâu hay nhanh). Kiểm tra xăm bánh không dính tăm là đạt.
Bước 3: Làm cốt dừa sệt với đường, muối, ít bột năng ăn kèm. Rưới lên bánh bò, rắc vài hạt mè rang.Gói lá chuối hấp bánh sẽ dậy mùi hơn.
Ôm trọn Hà thành qua món quà vặt Hồ Tây
Là món quà vặt có mặt tại Hà Nội từ vài chục năm trước, bánh tôm Hồ Tây luôn là câu nói cửa miệng mà người dân bản địa gợi ý cho du khách khi muốn khám phá ẩm thực Hà thành.
Theo Tri thức & Cuộc sống , trích từ đoạn phóng sự của đài CNN về bánh tôm Hồ Tây thì món ăn vặt này đã có ở Hà Nội từ những năm 1930, bởi những người gánh hàng rong tập hợp dọc theo đường Thanh Niên, con đường ngăn cách Hồ Tây và Hồ Trúc Bạch.
Một thời gian sau, bánh tôm Hồ Tây dần được chú ý và hiện nay từ con đường Quảng An dẫn vào Phủ Tây Hồ xuất hiện nhiều hàng quán bán bánh tôm. Hay trên con đường Thanh Niên cũng có quán bán món ăn này từ năm 1956 đến nay vẫn còn mở cửa hoạt động.
Theo đó, bánh tôm Hồ Tây thường dùng nguyên liệu tôm được đánh bắt từ Hồ Tây nên thịt chắc, thơm vị ngọt béo dù vỏ mỏng. Ngày nay, với lượng tôm có sụt giảm, một số hàng quán chuyển qua dùng tôm đồng vẫn được thực khách đón nhận. Hỗn hợp bột làm vỏ bánh gồm bột năng, bột mì và trứng, trộn chung với nước và đánh thật khéo đến khi nước sền sệt lại. Còn tôm thì ướp một ít gia vị khoảng 15-20 phút cho ngấm.
Nếu như với món chả cá, thợ nấu sẽ dằm nhuyễn các nguyên liệu và chiên thành bánh thì với bánh tôm, người nấu sẽ để nguyên con tôm và chiên cùng bột bánh. Cụ thể, họ sẽ múc một môi bột, đặt vào giữa lòng bột một vài con tôm và chiên trong dầu nóng đến khi bánh trở vàng. Một số hàng quán còn cho thêm khoai lang thái sợi trộn cùng với bột và tôm chiên giòn cũng rất lạ miệng.
Để đỡ ngán, bánh tôm thường ăn kèm với rau xà lách, rau thơm cùng một chén nước mắm chua ngọt. Có thể nói bánh tôm Hồ Tây tuy không quá đặc sắc về thành phần nguyên liệu nhưng nó lại phảng phất nên nét ẩm thực dân dã lâu đời của người Hà Nội. Còn gì thú vị hơn khi vừa ngắm mặt nước Hồ Tây tĩnh lặng trong không gian mát mẻ của một buổi chiều vừa thưởng thức món ăn thơm ngon này.
Kẹo Cu Đơ Hà Tĩnh, món quà vặt giản dị Nếu nhìn kỹ miếng kẹo Cu Đơ sản xuất tại Hà Tĩnh thì nhà sản xuất bánh kẹo nào cũng có thể "à" lên một tiếng: "Sản xuất như thế ai chả làm được?". Thế nhưng, đằng sau suy nghĩ tưởng chừng đơn giản ấy lại là câu chuyện về việc tạo dựng một thương hiệu bánh kẹo của người Hà Tĩnh. Trong...