Có nên giảm cân bằng phương pháp cắt giảm tinh bột?
Không nên nhịn tinh bột hoàn toàn vì đây là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể hoạt động.
Hiện nay có nhiều phương pháp giảm cân, trong đó có phương pháp nhịn ăn tinh bột, đặc biệt là cơm. Vậy phương pháp này có hỗ trợ giảm cân hiệu quả và ảnh hưởng gì đến sức khỏe hay không?
Bạn đọc Hoàng Lan Anh (Quận Thủ Đức, TP.HCM)
BS-CK1 Trần Thị Minh Nguyệt, Phó chủ tịch HĐQT NutiFood, trả lời: Người dư thừa cân nặng là do ăn vào quá nhiều năng lượng so với nhu cầu, bên cạnh đó hoạt động thể lực ít nên không tiêu hao hết năng lượng. Năng lượng dư thừa này được cơ thể chuyển thành mỡ dự trữ, quá trình này kéo dài làm lượng mỡ ngày càng tăng, gây tăng cân nhiều, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Nguyên tắc giảm cân là giảm năng lượng ăn vào và tăng hoạt động thể lực để tiêu hao lượng mỡ thừa nhưng vẫn đảm bảo đủ các nhu cầu dinh dưỡng cho các hoạt động của cơ thể.
Vậy giảm năng lượng ăn vào bằng cách nào?
Bạn cần biết các nhóm chất sinh năng lượng gồm có chất bột đường (tinh bột, cơm, bún, phở, mì, đường… chứa carbohydrate), chất đạm (thịt, cá, trứng, hải sản, đậu … chứa protein), chất béo (lipid) và rượu bia (chứa alcohol).
Trong đó, 1 g carbohydrate cung cấp 4 kcal, 1 g protein cung cấp 4 kcal, 1 g chất béo cung cấp 9 kcal và 1 g alcohol cung cấp 7 kcal. Muốn giảm năng lượng cung cấp chắc chắn phải giảm các thực phẩm cung cấp năng lượng, vậy nên giảm nhóm nào?
Đầu tiên là nên giảm nhóm chất béo, vì đây là nhóm cung cấp năng lượng nhiều nhất. Đơn cử cứ 10 g dầu ăn cung cấp 90 kcal năng lượng, bằng nửa chén cơm. Vậy các món ăn chiên xào năng lượng rất lớn. Không ăn mỡ, nên ăn hấp luộc, hạn chế chiên xào, quay…
Nhóm thứ 2 là nhóm chất bột đường. Dù 1 g carbohydrate chỉ cung cấp 4 kcal, nhưng đây là nhóm chính giúp chúng ta no nên thường sẽ được nạp nhiều. Một chén cơm trắng trung bình cung cấp 200 kcal, bên cạnh đó các thức ăn chứa đường luôn nhiều năng lượng nhưng lại ngon và dễ ăn nên cần cắt giảm nhóm này.
Theo đó người muốn giảm cân cần hạn chế các món chế biến có sử dụng đường ngọt như bánh, kẹo, nước ngọt, chè, kem, trà sữa. Đồng thời giảm lượng tinh bột ăn vào hàng ngày so với hiện tại, đầu tiên giảm một phần tư, sau đó giảm một phần ba và giảm một nửa nếu chưa thấy hiệu quả.
Video đang HOT
Tuy nhiên, không nên nhịn tinh bột hoàn toàn vì đây là nguồn năng lượng quan trọng cho cơ thể hoạt động. Nếu không cung cấp cơ thể sẽ lấy năng lượng từ các nguồn khác như từ cơ, mỡ để sử dụng. Điều này làm đảo lộn chuyển hóa, sản sinh ra các chất có hại cho cơ thể, làm teo cơ, có thể giúp bạn giảm cân nhưng cơ thể sẽ yếu ớt, nguy cơ bệnh tật không kém với việc dư cân.
Riêng nhóm chất đạm, mặc dù sinh năng lượng nhưng lượng ăn hàng ngày nên duy trì vừa phải, đây là nhóm quan trọng không nên giảm trong khẩu phần, nên ăn thịt cá nạc, không ăn mỡ, da, phủ tạng động vật.
Một nhóm cũng cung cấp năng lượng rất nhiều mà không phải là chất dinh dưỡng đó là bia rượu. Trong một chai bia 500 ml cung cấp khoảng 150 kcal, gần bằng một chén cơm, nên hạn chế không nên dùng nhiều.
Như vậy, giảm năng lượng ăn vào là giảm dần khẩu phần so với hiện tại, giảm tinh bột, hạn chế đường ngọt, hạn chế chất béo, ăn vừa đủ no, không ăn vặt, không ăn muộn vào buổi tối. Nhưng vẫn phải đảm bảo cân đối khẩu phần đủ các nhóm chất: bột đường, đạm, rau và trái cây ít ngọt, sữa không đường tách béo… giúp cơ thể giảm cân khỏe mạnh. Bên cạnh đó tăng cường vận động ít nhất 60 phút/ngày, ít nhất 5 ngày/tuần.
Không nên nhịn hẳn tinh bột như một số hướng dẫn không có cơ sở khoa học, bạn nên ăn tinh bột ít hơn hiện tại và chọn các loại tinh bột thô, còn vỏ, còn cám như gạo lứt, các sản phẩm chế biến từ gạo lứt, bánh mì đen, các loại đậu nguyên vỏ… sẽ tốt cho cơ thể, kết hợp tập luyện khoa học sẽ giúp bạn giảm cân khỏe mạnh, cơ thể săn chắc.
Cách bạn ăn chuối sẽ khiến bạn tăng hay giảm cân, nếu không muốn tăng cân thì đừng ăn chuối cùng nhóm thực phẩm này
Bên cạnh khả năng tăng cân và giảm cân, ăn chuối còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác.
Trái cây và rau quả luôn là lựa chọn tốt nhất trong việc tăng cường sức khỏe và giữ gìn trọng lượng cơ thể ở mức khỏe mạnh. Tuy nhiên, đối với chuối, có người cho rằng ăn chuối giúp giảm cân trong khi cũng có người lại bảo loại trái cây này góp phần gây tăng cân.
Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyên bạn nên ăn ít nhất một quả chuối mỗi ngày. Trong khi đó, các vận động viên ăn chuối như một bữa ăn trước khi tập luyện để tăng cường năng lượng và tăng khối lượng cơ bắp.
Với hơn 8 năm kinh nghiệm nghiên cứu về dinh dưỡng và chế độ ăn kiêng, chuyên gia Priyanka Sadhukhan đã tìm hiểu mối quan hệ giữa chuối và cân nặng để xem loại trái cây này giúp giảm cân hay là góp phần gây tăng cân. Và cô đã chia sẻ những điều sau trên trang Stylecraze:
Thành phần dinh dưỡng của chuối
Chuối chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Nó là một nguồn cung cấp năng lượng hiệu quả và nhanh chóng. Một quả chuối cỡ trung bình (khoảng 118 g) cung cấp 27g carbohydrate, 3,1g chất xơ và 105 calo năng lượng. Nó cũng cung cấp 422mg kali và 0,43mg vitamin B6.
Một nửa tổng số carbohydrate trong một quả chuối chín là đường (14,4g) cung cấp năng lượng nhanh chóng cho các vận động viên để cải thiện hiệu suất thể dục thể thao.
Chuối xanh chứa chất kháng tinh bột kháng (RS) và vô số chất xơ. Khi lên men trong ruột, RS tạo ra một axit béo chuỗi ngắn gọi là butyrate. Butyrate cải thiện sức khỏe đường ruột của bạn và ngăn ngừa táo bón.
Một nghiên cứu được thực hiện tại Đại học Brigham Young (Hoa Kỳ) cho thấy việc tăng lượng chất xơ giúp giảm cân và giảm lượng calo dư thừa.
Ăn chuối gây tăng cân hay giúp giảm cân
Chuối là một loại trái cây đa năng có thể được dùng trong một số phần hạn chế để giảm hoặc duy trì cân nặng. Có nó như một bữa ăn nhẹ thay vì một bữa ăn đầy đủ.
- Chuối là một nguồn chất xơ phong phú. Ăn một quả chuối cỡ trung bình như một món ăn nhẹ có thể hỗ trợ giảm cân.
- Chuối được biết đến với hàm lượng calo cao. Tuy nhiên, một quả chuối cỡ trung bình chứa nhiều carbs và đường dễ tiêu hóa đáp ứng và tốt hơn so với các món ăn nhẹ chế biến có đường khác.
- Kháng tinh bột (Resistant Starch - RS) trong cả chuối xanh và chín làm tăng quá trình oxy hóa chất béo, giảm lưu trữ chất béo trong các tế bào mỡ và có thể thúc đẩy giảm cân.
- Chuối rất giàu vitamin và khoáng chất (vi chất dinh dưỡng). Các vi chất dinh dưỡng này hoạt động như các hợp chất hóa học phi protein giúp tăng tốc hoạt động của enzyme để giải phóng năng lượng, làm chuyển hóa glucose và tiêu hao năng lượng. Điều này giúp giảm nguy cơ béo phì và tiểu đường.
- Cả chuối chín và chuối chưa chín đều có chỉ số đường huyết thấp và chỉ số no cao. Một nghiên cứu được thực hiện ở Tây Ban Nha cho thấy chế độ ăn các thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp có hiệu quả trong việc hỗ trợ giảm cân hơn so với chế độ ăn ít chất béo nhưng chỉ số đường huyết cao.
- Tuy nhiên, chuối chứa nhiều calo và đường. Vì nên, mặc dù ăn chuối giúp tăng năng lượng hiệu quả, cải thiện sức bền tập thể dục cho các vận động viên nhưng nếu ăn chuối cùng với các thực phẩm khác, nhất là các thực phẩm bổ sung protein thì sẽ làm bạn tăng cân.
Cách ăn chuối để giảm cân
Chuối có chỉ số no cao và "nạp" nhiều chất xơ. Ăn chuối như một bữa ăn nhẹ hoặc như một bữa ăn trước tập luyện sẽ giúp cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết, làm cho bạn cảm thấy no và đủ năng lượng mà không lo tăng cân.
Cách ăn chuối để tăng cân
Chuối rất giàu calo, nếu muốn ăn chuối để tăng cân thì cách tốt nhất là kết hợp chuối trong món sinh tố hoặc sữa lắc.
Lợi ích tiềm năng khác của chuối
Bên cạnh khả năng tăng cân và giảm cân, chuối còn mang đến nhiều lợi ích sức khỏe khác như sau:
- Chuối chứa pectin và kháng tinh bột, làm bạn no lâu, cải thiện khả năng dung nạp glucose và giúp điều chỉnh glucose vừa phải. Tuy nhiên, luôn luôn tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng để lên kế hoạch ăn uống cân bằng với lượng chuối cho bệnh tiểu đường.
- Chất kháng tinh bột trong chuối sống được lên men để tạo ra các axit béo chuỗi ngắn. Điều này kích thích lưu lượng máu đại tràng và cải thiện sức khỏe đường ruột.
- Chuối là một nguồn giàu kali mà kali có tác dụng bảo vệ tim và giảm nguy cơ đột quỵ, đặc biệt là ở phụ nữ lớn tuổi.
- Các hợp chất hoạt tính sinh học trong chuối cải thiện sức khỏe tổng thể của bạn. Chúng làm giảm tỷ lệ mắc bệnh thoái hóa và stress.
Có rất ít bằng chứng về việc ăn chuối làm bạn giảm cân hay tăng cân. Tuy nhiên, chuối luôn là một lựa chọn ăn nhẹ lành mạnh để "lấp đầy dạ dày" của bạn. Nếu bạn đang ăn kiêng, có thể ăn thêm chuối mà không lo có hại. Tuy nhiên, điều quan trọng nhất cần chú ý là không nên ăn quá nhiều chuối và không ăn chuối thay cho các bữa ăn chính trong ngày.
Giá trị dinh dưỡng và lợi ích của bí đỏ đối với sức khỏe Bí đỏ cung cấp nguồn vitamin và khoáng chất thiết yếu cần thiết cho cơ thể, ngoài ra giá trị dinh dưỡng của bí đỏ còn mang lại nhiều lợi ích trong việc điều trị một số bệnh rất tốt Bí đỏ giúp giảm cân hiệu quả Bí đỏ có chứa tinh bột và các thành phần protein, carotene, vitamin B, vitamin C,...