Cơ hội cho bệnh nhân lao kháng thuốc được điều trị khỏi bệnh lao
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc Bệnh viện Phổi Trung ương, Chủ nhiệm Chương trình chống Lao quốc gia cho biết, đây là cơ hội giúp cho những bệnh nhân không may mắc phải vi khuẩn lao siêu kháng, hoặc người đã từng điều trị rất nhiều loại thuốc, điều trị khỏi bệnh lao.
Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Ước tính tại Việt Nam mỗi năm có 170.000 ca mắc mới (báo cáo WHO 2020), khoảng 11.400 ca tử vong.
Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa – nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình. 70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung.
Tỷ lệ điều trị thành công trong lao siêu kháng thuốc chưa được 50%
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung, Giám đốc BV Phổi Trung ương, Chủ nhiệm chương trình chống Lao quốc gia cho rằng, hiện nay, số bệnh nhân kháng thuốc được phát hiện lần đầu chỉ chiếm khoảng 3%, số bệnh nhân lao đa kháng thuốc đã từng được điều trị hiện chỉ chiếm khoảng 17%. Số trường hợp lao kháng thuốc đã giảm so với trước đây do Việt Nam đã triển khai điều trị lao đa kháng thuốc từ năm 2009 và tăng chỉ số bao phủ những trường hợp mới được phát hiện.
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung – Chủ nhiệm chương trình Chống lao Quốc gia phát biểu tại hội thảo
Năm 2020, Việt Nam đã phát hiện và điều trị gần 4000 trường hợp lao kháng thuốc, đa kháng và siêu kháng. Bệnh nhân mắc lao đa kháng thuốc được điều trị theo phác đồ của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến nghị, kéo dài tới 20 tháng. Gần đây nhất, vào tháng 6/2020, WHO đã có cập nhật hướng dẫn về điều trị bệnh lao kháng thuốc.
Bệnh nhân mắc lao siêu kháng thuốc trước đây có rất ít lựa chọn và không có phác đồ điều trị chuẩn. Tỷ lệ thành công trong điều trị lao siêu kháng thuốc thường rất thấp, ở Nam Phi trung bình đạt 14%. PGS. TS Nguyễn Viết Nhung cho biết, tỷ lệ điều trị thành công lao đa kháng thuốc ở Việt Nam là trên 70%, trong 2 năm trở lại đây con số này có lúc lên 80-85% với những phác đồ thuốc mới, ngắn hạn. Ở những trường hợp tiền siêu kháng và siêu kháng tỷ lệ điều trị thành công dưới 50%.
Trước thực trạng đó, Việt Nam đã liên tục cập nhật các khuyến cáo từ WHO, sử dụng các phác đồ mới trong điều trị, kiểm soát lao kháng thuốc, đem lại hiệu quả cao trong điều trị bệnh lao tại Việt Nam. Theo Chủ nhiệm chương trình chống Lao Quốc gia Việt Nam, đến nay, Việt Nam đã tiến thêm một bước nữa, sử dụng phác đồ thuốc mới, điều trị ngắn hạn trong trường hợp tiền siêu kháng và siêu kháng thuốc. “Đây là bước đột phá lớn trong công tác điều trị bệnh lao”, PGS Nhung nhấn mạnh.
Rút ngắn thời gian điều trị tiền siêu kháng và siêu kháng thuốc
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung cho biết, phác đồ mới này sử dụng 3 loại thuốc, bao gồm bedaquiline, Pretomanid và linezolid (BPaL) trong đó có 2 thuốc hoàn toàn toàn mới được sử dụng trong thời gian gần đây. Bệnh nhân sẽ được điều trị phối hợp 3 loại thuốc này trong thời gian 6-9 tháng. Đặc biệt, những loại thuốc này sử dụng hoàn toàn theo đường uống.
PGS.TS Nguyễn Viết Nhung trả lời phỏng vấn báo chí
Video đang HOT
“Đây là cơ hội giúp cho những bệnh nhân không may mắc phải vi khuẩn lao siêu kháng, hoặc người đã từng điều trị rất nhiều loại thuốc, có cơ hội điều trị khỏi bệnh lao”, PGS Nhung nói. Trong các thử nghiệm lâm sàng gần đây của Liên minh phòng chống lao cho thấy, tỷ lệ điều trị phác đồ này cho bệnh nhân lao siêu kháng thành công tới 90%.
PGS Nhung khuyến cáo, khi mắc lao nếu người bệnh điều trị không tốt sẽ dẫn đến tình trạng kháng thuốc, tiếp theo sẽ dẫn tới đa kháng và siêu kháng thuốc. Có trường hợp bệnh nhân là người chưa từng mắc lao nhưng ngay ở lần đầu tiên có thể nhiễm lao kháng thuốc. Như vậy, không chỉ bệnh nhân có hiểu biết về bệnh lao mà người thân và những người xung quanh cũng cần có kiến thức để phòng chống bệnh lao. Có như vậy Việt Nam mới đạt được mục tiêu thanh toán được bệnh lao vào năm 2030.
Theo PGS Nhưng, ngay khi có triệu chứng nghi lao người bệnh cần đi khám sớm để được phát hiện và điều trị đúng thuốc, đủ thời gian. Trong quá trình điều trị, kể cả khi hết triệu chứng, bệnh nhân vẫn phải tuân thủ tuyệt đối phác đồ điều trị, tránh bệnh lao kháng thuốc
Phác đồ điều trị lao kháng thuốc mới BPaL là nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3, sẽ tiến hành trên 567 bệnh nhân trong thời gian 3 năm (2021-2023) tại 3 đơn vị triển khai thí điểm là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ. Kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp bằng chứng cho việc quyết định triển khai mở rộng trong tương lai. Bước đầu, 100 bệnh nhân sẽ được áp dụng phác đồ BPaL trong thời gian 1 tháng, sau đó mở rộng thêm. Nếu nghiên cứu tiến triển thuận lợi, nên triển khai mở rộng càng sớm càng tốt để ngày càng nhiều bệnh nhân có thêm cơ hội được điều trị khỏi bệnh lao.
Theo phác đồ điều trị lao đa kháng thuốc hiện nay, người bệnh phải sử dụng 5-7 loại thuốc trong thời gian 9 -12 tháng. Phác đồ mới người bệnh chỉ cần dùng 3 loại thuốc trong thời gian 6-9 tháng. Như vậy phác đồ mới trong điều trị lao đa kháng có ưu điểm hơn so với phác đồ cũ.
Phác đồ mới điều trị lao kháng thuốc BPaL nằm trong Dự án LIFT-TB (Leveraging Innovation for Faster Treatment of Tuberculosis) do Cơ quan Hợp tác Quốc tế Hàn quốc (KOICA) thông qua tổ chức của TB Alliance hỗ trợ triển khai thí điểm tại 7 quốc gia trong đó có Việt Nam. Trong khuôn khổ dự án Quỹ toàn cầu và dự án LIFT TB, Chương trình Chống lao Quốc gia (CTCLQG) và Hội Chống lao Hoàng gia Hà Lan (KNCV) phối hợp tổ chức Hội thảo triển khai nghiên cứu phác đồ BPaL và tập huấn quản lý lâm sàng nghiên cứu phác đồ BPaL tại Hà Nội từ ngày 7-9/4/2021
Ngày thế giới phòng chống lao 24/3: Việt Nam đưa ra loạt khẩu hiệu vì mục tiêu chấm dứt bệnh lao
Theo Bộ Y tế, ngày 24/3 hằng năm được chọn trở thành Ngày thế giới phòng, chống lao để nhắc nhở cộng đồng về mối nguy hại của bệnh lao.
Ảnh minh họa, nguồn: SKĐS
Hiện nay, Việt Nam vẫn còn trên 20.000 người mắc bệnh lao chưa có thẻ bảo hiểm y tế.
Do đó, từ năm 2018, Quỹ PASTB được thành lập nhằm hỗ trợ chăm sóc, dự phòng, điều trị cho người bệnh lao, người bị ảnh hưởng bởi bệnh lao. Tính hết tháng 12/2020, Quỹ PASTB đã hỗ trợ cho 2.560 lượt người bệnh với tổng số tiền lên tới hơn 5,7 tỷ đồng.
Việt Nam hiện vẫn là nước có gánh nặng bệnh lao cao, là một trong 30 nước có gánh nặng bệnh lao kháng đa thuốc cao nhất thế giới. Ước tính tại Việt Nam mỗi năm có 170.000 ca mắc mới (báo cáo WHO 2020).
Trong đó, 63% bệnh nhân lao thường, 98% bệnh nhân lao kháng thuốc và gia đình đối mặt với những chi phí thảm họa - nghĩa là chi phí cho việc chẩn đoán và điều trị bệnh lao vượt quá 20% thu nhập hàng năm của cả hộ gia đình.
70% người mắc lao ở trong độ tuổi lao động. Vì vậy, lao thực sự là một vấn đề ảnh hưởng đến kinh tế từng gia đình nói riêng và đất nước nói chung. Đầu tư cho chấm dứt bệnh lao là đầu tư cho phát triển bền vững.
Năm 2020, Việt nam cũng không nằm ngoài các nước bị ảnh hưởng bởi Covid 19 mặc dù ảnh hưởng đó là nhỏ hơn rất nhiều so với thế giới, phát hiện bệnh lao cũng giảm đi hơn 3%.
Tuy nhiên, người dân đã có ý thức rất cao về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm qua đường hô hấp, có sự tương đồng giữa lao và Covid.
Đồng thời, hệ thống chính trị cũng đã có đủ thông tin về vai trò của y tế trong phát triển kinh tế - xã hội, các biện pháp giải quyết dịch bệnh đường hô hấp. Đó chính là cơ hội để Việt Nam thực hiện chấm dứt bệnh lao.
Để hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống lao năm 2021, Việt Nam đã đưa ra một số khẩu hiệu và kêu gọi mọi người cùng hành động vì mục tiêu chấm dứt bệnh lao vào năm 2030 như sau:
Việt Nam Chiến thắng COVID - Chấm dứt bệnh lao!
Lan tỏa yêu thương - Kết nối cộng đồng - Chấm dứt bệnh lao!
Nhiệt liệt hưởng ứng Ngày Thế giới phòng chống lao 24/3/2021!
Phải phòng chống lao như phòng chống COVID-19!
Đã đến lúc cùng hành động vì một Việt Nam không còn bệnh lao!
Đã đến lúc đoàn kết toàn dân để chiến thắng bệnh lao!
Hãy hành động vì một Việt Nam không còn bệnh lao vào năm 2030!
Thực hiện Nghị quyết Trung ương Đảng, mọi người hưởng ứng Chương trình hành động Quốc gia chấm dứt bệnh lao vào năm 2030!
Đã đến lúc toàn dân hành động vì sự nghiệp chấm dứt bệnh lao cho mình và cộng đồng!
Thời cơ đã đến, mỗi người hãy chiến thắng bệnh lao ngay bây giờ và mãi mãi!
Không kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm lao!
Không ai đáng phải chết vì bệnh lao, đặc biệt là trẻ em!
Tôi không sợ bệnh lao, tôi sợ sự xa lánh và vô cảm của xã hội!
Chiến thắng bệnh lao, chiến thắng đói nghèo!
Phòng chống lao - Trách nhiệm của các cấp, các ngành và bản thân mỗi người dân, tiến tới thanh toán bệnh lao!
Vì sức khỏe Việt Nam, hãy cùng hành động để chấm dứt bệnh lao vào năm 2030!
Bệnh lao phổi và dấu hiệu nhận biết
Bệnh lao là bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây ra. Bệnh lây lan do vi khuẩn lao phát tán ra ngoài khi người mắc lao phổi ho, nói, hắt hơi, khạc nhổ mà vô tình người tiếp xúc gần đó có thể bị hít vào và gây bệnh tại phổi.
Lao phổi là thể lao phổ biến nhất trong bệnh lao. Bệnh lao phổi cũng dễ bị chẩn đoán nhầm với một số bệnh lý phổi khác.
Bệnh lao phổi gặp ở tất cả mọi lứa tuổi và giới tính, đặc biệt với những người sống trong môi trường tiếp xúc thường xuyên với những người bị lao phổi nếu không có biện pháp phòng tránh sẽ có khả năng nhiễm bệnh cao.
Dấu hiệu và triệu chứng của lao phổi được biểu hiện như sau: Dấu hiệu quan trọng nhất là người bệnh bị ho kéo dài liên tục hơn 2 tuần. Ho kéo dài, ho khan hoặc khạc đờm trắng.
Nhiều trường hợp người bệnh ho khạc đờm lẫn máu hoặc ho khạc nhiều máu. Sốt nhẹ về chiều gặp ở hầu như tất cả các bệnh nhân. Người gầy sút cân. Người bệnh suy kiệt, da xanh, niêm mạc nhợt, sốt dai dẳng về chiều và tối. Triệu chứng cơ năng: Ho ngày càng tăng, có thể ho ra máu. Đau ngực liên tục. Khó thở tăng cả khi nghỉ ngơi.
Triệu chứng thực thể: Khi bệnh nhân đến khám muộn, có thể nhìn thấy lồng ngực bị lép (bên tổn thương) do các khoang liên sườn hẹp lại. Vùng đục của tim bị lệch sang bên tổn thương, nghe có nhiều ran nổ, ran ẩm..., có thể có tiếng thổi hang.
Với bệnh nhân lao phổi, hầu hết các trường hợp khám phổi không phát hiện dấu hiệu gì đặc biệt. Bệnh được chẩn đoán dựa chủ yếu vào việc khai thác các dấu hiệu ho kéo dài, khạc đờm có máu, sốt về chiều... và hình ảnh tổn thương thâm nhiễm trên phim chụp Xquang phổi.
Việc chẩn đoán chính xác mắc lao dựa vào xét nghiệm tìm thấy bằng chứng của vi khuẩn lao trong đờm.
Tỷ lệ điều trị khỏi của bệnh nhân lao mới đạt hơn 97% Thực hiện chương trình phòng, chống lao, năm qua, toàn tỉnh Khánh Hòa thực hiện khám sàng lọc phát hiện bệnh lao cho hơn 79.000 lượt người (đạt 105% kế hoạch), qua đó phát hiện số bệnh nhân lao mới các thể hơn 1.420 người. Tỷ lệ điều trị khỏi của bệnh nhân lao mới đạt hơn 97%. Khám bệnh tại Bệnh viện...