Chuyên gia: lây nhiễm không triệu chứng – điểm mấu chốt khiến Covid-19 lan ra toàn cầu
Theo 1 giáo sư Trung Quốc tại 1 đại học Mỹ, tình trạng không triệu chứng của bệnh nhân Covid-19 khiến bệnh này lây lan toàn cầu.
Các trường hợp nhiễm vi rút SARS-CoV-2 nhưng không có triệu chứng bệnh có thể là một trong những nguyên nhân khiến Covid-19 trở thành đại dịch toàn cầu. Đây là nhận định của ông Trương Hồng Đào ( Zhang Hongtao), Phó giáo sư Trung Quốc của Đại học Pennsylvania Hoa Kỳ.
Ông Trương Hồng Đào tại một sự kiện ở tỉnh Phúc Kiến. Ảnh: Sohu.
Video đang HOT
Theo ông Trương Hồng Đào, người bệnh sau khi mắc Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) và Hội chứng hô hấp cấp vùng Trung Đông (MERS) thường xuất hiện triệu chứng khá nhanh và tương đối điển đình, nên được kiểm soát và cách ly ngay thời kỳ đầu phát bệnh.
Ông lấy ví dụ, nếu trên một chuyến bay có bệnh nhân nhiễm các chứng bệnh trên, ai đó bị lây thì ngay khi còn trên máy bay hoặc vừa xuống máy bay lập tức bắt đầu sốt, như vậy có thể kiểm soát và cách ly ngay, giúp hạn chế sự lan truyền của virus.
Trong khi đó, với SARS-CoV-2, người bệnh sau khi nhiễm virus chưa kịp có triệu chứng đã trở thành nguồn lây bệnh. Rất hiếm trường hợp nào sau khi nhiễm virus được phát hiện ngay. Loại virus này có tới trên 3 ngày ủ bệnh, do vậy chuyên gia này cho rằng, “một trong những nguyên nhân chính khiến Covid-19 bùng phát toàn cầu có thể là do sự lây nhiễm không triệu chứng của SARS-CoV-2″.
Theo ông, sự di chuyển của con người càng lớn, các loại bệnh truyền nhiễm sẽ bùng phát càng nhanh và có khả năng nhanh chóng lây ra toàn cầu. Ngoài ra, biến đổi khí hậu toàn cầu cũng ảnh hưởng tới phạm vi hoạt động của các loài sinh vật. Sự thay đổi nhiệt độ có thể đã tác động tới môi trường sống của dơi, làm chúng thay đổi nơi cư trú. Đây là điều đáng được nghiên cứu thảo luận.
Chỉ trong vòng chưa tới 17 năm đã có tới 3 loại virus corona gây bệnh xuất hiện, gồm SARS-CoV, MERS-CoV và SARS-CoV-2, trong khi khoảng cách giữa SARS-CoV với MERS-CoV là 10 năm, còn MERS-CoV và SARS-CoV-2 chỉ có 6 năm, thời gian ngày càng rút ngắn, do vậy chuyên gia này cho rằng, việc xuất hiện những loại virus mới, cũng như việc con người phải sống chung với virus và vi khuẩn là điều không thể tránh khỏi./.
Sữa mẹ tạo lá chắn chống virus cho trẻ
Nghiên cứu được công bố trên chuyên san Nature cho thấy sữa mẹ giúp bảo vệ trẻ khỏi nguy cơ nhiễm các virus, vi khuẩn gây hại.
Sữa mẹ có hiệu quả phòng ngừa nhiễm nhiều loại virus - ẢNH MINH HỌA: SHUTTERSTOCK
Các nhà khoa học thuộc Đại học Pennsylvania (Mỹ) nhận thấy rằng ngay sau khi trẻ chào đời, có rất ít hoặc không có bằng chứng về sự tồn tại của virus hoặc vi khuẩn trong cơ thể trẻ, song số lượng của virus và vi khuẩn gia tăng khi trẻ được 1 tháng tuổi.
Đợt nhiễm khuẩn đầu tiên ở trẻ phần lớn là khuẩn có lợi, nhưng lượng khuẩn khiến trẻ bị ốm trở nên nhiều hơn khi trẻ 4 tháng tuổi. Tuy nhiên, sữa mẹ giúp ngăn chặn sự tích tụ của các loại virus và vi khuẩn gây hại tiềm tàng ở trẻ sơ sinh.
Nhóm nghiên cứu cũng thấy rằng sữa mẹ trộn với sữa bột công thức vẫn có tác dụng bảo vệ trẻ chống lại virus có hại hơn là chỉ dùng sữa bột công thức.
"Những phát hiện này có thể giúp chúng ta hiểu rõ hơn lý do tại sao một số trẻ bị đau ốm và mắc các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trong những tháng đầu đời", trưởng nhóm nghiên cứu Frederic Bushman cho biết.
Mai Duyên
Trẻ bú mẹ có ít virus gây bệnh trong đường ruột hơn Các nhà nghiên cứu tại Đại học Pennsylvania (Mỹ) cho biết việc cho trẻ bú sữa mẹ - dù với một lượng nhỏ - cũng ảnh hưởng lớn đến khả năng phòng vệ của bé trước virus gây bệnh. Trong nghiên cứu, nhóm chuyên gia do Tiến sĩ Frederic Bushman dẫn đầu đã lấy mẫu phân của 20 trẻ ở thời điểm vài...