Chuyên gia chỉ 5 thói quen đầu độc gan người Việt thường mắc
Các bệnh lý về gan nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn tới viêm gan mạn, xơ gan, thậm chí ung thư.
PGS.TS.BS Trịnh Thị Ngọc, nguyên Trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Bạch Mai, Phó chủ tịch Hội Gan mật Việt Nam, cho biết trong cơ thể người, gan là cơ quan nội tạng lớn nhất với vai trò thực hiện các nhiệm vụ quan trọng để duy trì sức khỏe.
Đây là bộ phận đảm nhiệm nhiều vai trò như chuyển hóa, thải độc, sản xuất mật, chống nhiễm trùng… Vì vậy, khi gan bị tổn thương sẽ ảnh hưởng đến các cơ quan khác của con người.
Hiện nay, ở Việt Nam xuất hiện nhiều bệnh lý về gan, nguyên nhân đầu tiên là do virus. Viêm gan do virus bao gồm viêm gan A, B, C, D, E nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến viêm gan mạn, xơ gan, thậm chí ung thư gan.
Nguyên nhân thứ 2, người dân, đặc biệt là giới trẻ, uống rượu, bia nhiều, gây ra tổn thương viêm gan cấp. Uống bia, rượu kéo dài còn gây xơ gan, ung thư tế bào gan. Đây là 2 nguyên nhân chính gây ra bệnh lý về gan.
Ngoài ra, chế độ ăn uống chưa khoa học, tình trạng béo phì, thừa cân cũng gây bệnh gan nhiễm mỡ. Bên cạnh đó, tổn thương gan có thể còn do nhiễm độc từ đồ ăn, uống, nhiễm ký sinh trùng…
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất.
Các thói quen gây bệnh lý về gan:
Lạm dụng rượu, bia: Theo PGS.TS.BS Trịnh Thị Ngọc, hiện nay giới trẻ đang tiêu thụ quá nhiều rượu, bia. Thực tế quá trình khám chữa bệnh, PGS.TS Ngọc đã từng tiếp nhận các bệnh nhân nam mới 20-25 tuổi nhưng tiêu thụ rượu bia nhiều, có ngày 500-700 ml rượu nặng.
Video đang HOT
“Bệnh nhân đến viện trong tình trạng men gan rất cao, vàng mắt, thậm chí có trường hợp suy tế bào gan, cần nhập viện điều trị. Một số trường hợp phải vào khoa chống độc cấp cứu”, nữ bác sĩ chia sẻ.
Tình trạng lạm dụng rượu, bia còn được PGS.TS Ngọc đặc biệt cảnh báo trong mùa hè, khi nhiều người cho rằng uống bia để giải khát, làm mát cơ thể trong điều kiện thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, thực tế không có cơ sở khoa học nào chứng minh điều này trong khi uống bia, rượu nhiều lại gây hại cho gan.
Uống ít nước: Mùa nắng nóng, theo bác sĩ, ngoài vấn đề tiêu thụ rượu bia, một vấn đề cần khuyến cáo cơ thể thiếu nước. Uống ít nước không chỉ có hại cho thận, còn làm tổn thương gan vì vậy chúng ta cần chú ý bổ sung kịp thời, bổ sung đủ nước.
Ưa chuộng thức ăn đường phố, đồ ăn nhanh: PGS.TS Ngọc cho biết xu thế hiện đại do bận rộn, nhiều người (đặc biệt là người trẻ) tiêu thụ nhiều đồ ăn nhanh. Bên cạnh đó, không ít gia đình chiều con nên cho trẻ ăn nhiều đồ chiên rán, dầu mỡ, đồ ăn đường phố… dẫn đến thừa cân, béo phì. Chính điều này gây nên tình trạng gan nhiễm mỡ, rối loạn chuyển hóa và khiến gan bị tổn thương.
Do vậy thay vì chọn đồ ăn nhanh, thức ăn đường phố, chúng ta nên chú trọng các thực phẩm tươi, sống. Bữa cơm gia đình cũng cần cân bằng 4 nhóm dinh dưỡng, ưu tiên rau xanh, củ quả nhiều sẽ tốt cho hệ tiêu hóa và cơ thể. Điều này giảm gánh nặng cho gan, tăng cường chức năng bảo vệ tế bào gan.
Sử dụng thực phẩm bị mốc: PGS.TS Trịnh Thị Ngọc chia sẻ một vấn đề nhiều người gặp phải là chưa chú trọng đến an toàn thực phẩm, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến lá gan.
PGS.TS Trịnh Thị Ngọc.
“Tôi vẫn chưa quên được vụ ngộ độc cách đây vài năm, khi một gia đình dân tộc ở vùng cao có tới 4 người tử vong sau khi ăn bột ngô bị mốc (mèn mén). Đáng nói, người lớn trong gia đình đều tử vong, chỉ còn lại 4 đứa trẻ nhỏ tuổi tự nuôi nhau. Đây là sự việc rất đau lòng và tôi hy vong mọi người hãy nâng cao nhận thức trong quá trình sử dụng đồ ăn, để tránh những hệ lụy đau lòng”, PGS.TS Ngọc chia sẻ.
Thực tế, nhiều người thấy gạo, đậu, ngô… bị mốc nhưng tiếc không bỏ đi, đem phơi khô để ăn tiếp, với suy nghĩ phơi qua nắng nấm mốc sẽ bị tiêu diệt và dùng bình thường. Nhưng thực chất độc tố của các loại nấm mốc thường không được phá hủy hoàn toàn dù ở nhiệt độ rất cao. Nếu thực phẩm đã bị nấm, mốc nên bỏ, không tiếp tục dùng.
Theo PGS.TS Trịnh Thị Ngọc, ngũ cốc bị mốc (gạo, ngô, đậu…) sản sinh ra chất aflatoxin – đây là chất độc gây hại khắp cơ thể nhưng nhiều nhất là gan. Aflatoxin là một loại độc tố vi nấm được sản sinh một cách tự nhiên do một số loài Aspergillus (một loại nấm mốc). Ngoài việc gây ra tình trạng ngộ độc cấp tính, nấm mốc Aflatoxin còn được xem là nguyên nhân gây xơ gan và ung thư gan.
Chủ quan với virus gây viêm gan, không đi khám sức khỏe định kỳ: Virus viêm gan B, C rất nguy hiểm với lá gan, gây nên tình trạng viêm gan cấp, xơ gan và ung thư tế bào gan. Nhưng không ít người đang chủ quan về vấn đề này, chỉ đi khám khi đã có triệu chứng dẫn đến phát hiện bệnh ở giai đoạn muộn.
Qua đó, PGS.TS Ngọc khuyến cáo người dân nên kiểm tra sức khỏe định kỳ. Ngoài ra, việc tiêm vắc xin phòng virus viêm gan cũng rất quan trọng để phòng bệnh. Bên cạnh đó, cần điều chỉnh lối sống như hạn chế rượu bia, hút thuốc, thực hiện chế độ ăn lành mạnh, thường xuyên tập thể dục.
8 thói quen âm thầm tàn phá gan mà nhiều người mắc phải
Nhiều thói quen hàng ngày gây tác động xấu đến sức khoẻ của gan mà bạn không biết.
Dưới đây là 8 thói quen bạn nên hạn chế hoặc thậm chí nên tránh để bảo vệ lá gan của mình.
Uống nước có ga
Việc sử dụng thường xuyên nước ngọt có ga gây ảnh hưởng xấu cho sức khoẻ, đặc biệt với người men gan cao, dễ gây tổn thương gan. Đồ uống có ga khiến gan phải làm việc vất vả hơn khi đang bị bệnh, tình trạng tăng men gan càng nặng hơn. Đồ uống này cũng chứa nhiều chất kích thích, có thể là etanol gây huỷ hoại các tế bào gan, thường xuyên sử dụng sẽ gây ra béo phì.
Ăn mặn
Thói quen ăn mặn có hại cho gan vì lượng muối quá nhiều sẽ cản trở việc đào thải các chất cặn bã dư thừa ra ngoài, về lâu dài sẽ làm giảm khả năng hoạt động của gan. Ngoài ra, những người có bệnh gan có thể dẫn tới phù nề do bị giữ nước, tim phải làm việc nhiều hơn để bơm máu thông qua hệ thống mạch máu. Do đó, cần hạn chế muối trong chế độ ăn uống hàng ngày để bảo vệ gan của bạn.
Bạn nên hạn chế thói quen xấu để bảo vệ lá gan.
Rượu bia
Rượu bia là nguyên nhân hàng đầu gây tổn thương gan. Uống rượu bia nhiều gây ra bệnh gan nhiễm mỡ, làm suy giảm chức năng gan, dần dần hình thành xơ gan hoặc viêm gan. Khi gan bị tổn thương đến mức không thể phục hồi là lúc cơ thể gặp rất nhiều vấn đề về sức khoẻ, có thể nguy hiểm tới tính mạng.
Ăn nhiều chất béo
Chế độ ăn giàu chất béo có thể làm ảnh hưởng đến lá gan của bạn. Theo chuyên gia, chế độ ăn giàu chất béo tạo ra tình trạng quá tải chất béo dư thừa, sau đó tích lũy dần vào gan gây hại gan của bạn.
Uống không đủ nước
Thói quen quên uống nước khiến cơ thể gặp vấn đề về chuyển hoá, thải độc, lâu dần hại gan và thận. Uống nước thường xuyên làm cho máu loãng hơn, giúp gan dễ lọc và thải bỏ độc tố.
Ngủ không đủ giấc
Nhiều người có thói quen làm việc hoặc vui chơi khuya nên rất dễ gây ra bệnh gan. Việc thường xuyên thức đêm sẽ khiến bạn ngủ không đủ giấc, sức để kháng giảm, làm ảnh hưởng đến quá trình tự phục hồi sức khoẻ ban đêm của gan. Những người mắc bệnh viêm gan mà thường xuyên thức đêm bệnh sẽ càng nặng thêm.
Lạm dụng thuốc bổ
Nhiều người cho rằng các loại vitamin và thuốc bổ có thể dùng thoải mái, đây là quan niệm sai lầm. Việc lạm dụng thuốc kể cả thuốc bổ cũng làm hại và gây tổn thương gan. Bởi một trong những vai trò của gan là phân huỷ các chất mà cơ thể tiêu thụ, kể cả thuốc uống, thuốc bổ và thảo mộc.
Uống nhiều rượu, coi chừng Hội chứng tiêu hoá nguy hiểm Mallory-Weiss (MW) là một hội chứng đặc trưng bởi chảy máu thực quản thứ phát do vết rách niêm mạc vùng chỗ nối giữa thực quản dạ dày, biểu hiện bởi nôn máu từng đợt sau tình trạng nôn, nấc kéo dài đặc biệt hay gặp ở người lạm dụng rượu. 1. Các nguyên nhân và dấu hiệu của Hội chứng tiêu hóa...