Chữa bệnh bằng hoa
Hương thơm cũng như các chất trong một số loài hoa có tác dụng chữa một số bệnh. Vì vậy, y học cổ truyền sử dụng nhiều loài hoa để chữa bệnh.
Dưới đây, xin giới thiệu công dụng chữa bệnh của một số loài hoa phổ biến để bạn đọc tham khảo.
Cúc vạn thọ trị kiết lỵ
Hoa cúc vạn thọ được thu hái khi vừa mới nở, phơi nắng nhẹ hoặc sấy khô. Nước chiết từ hoa cúc vạn thọ có hoạt tính kháng khuẩn. Hoa cúc vạn thọ giã nát, trộn với ít đường, hấp chín, nghiền nát, chắt nước uống, có tác dụng chữa kiết lỵ. Nếu phối hợp với húng chanh, hoa đu đủ đực, đường phèn, hấp chín, chắt lấy nước uống có tác dụng chữa ho gà và viêm phế quản.
Hoa đào trị táo bón
Hoa đào tính bình, vị đắng, có tác dụng lợi thủy (thông tiểu tiện), hoạt huyết và nhuận tràng. Hoa đào kết hợp với mật ong là bài thuốc dùng chữa trị táo bón. Hoa đào làm thuốc phải là hoa sắp nở, dùng hoa tươi tốt hơn hoa khô. Sắc hoa đào để lấy nước rửa mặt sẽ làm cho da mặt sáng mịn, mờ nếp nhăn và vết tàn nhang.
Lan phi điệp chữa suy nhược
Có một loài phong lan cứ đến khoảng thời gian tháng 3, tháng 5 là nở rộ với những chùm hoa xinh, màu trắng pha hồng, cánh môi cuộn thành hình phễu có đốm màu tím sẫm.
Đó là lan phi điệp, có tác dụng chữa chứng suy nhược cơ thể, thần kinh suy nhược, đau họng và yếu sinh lý ở nam giới. Cây được dùng trong y học cổ truyền với tên thuốc là thạch hộc hay kẹp thảo.
Dược liệu đã chế biến từ hoa lan phi điệp có vị ngọt, hơi mặn, tính lạnh, không độc, có tác dụng bổ dưỡng, thanh nhiệt, sinh tân dịch được dùng để chữa sốt nóng, khô cổ, ho, đau họng, khát nước thuộc chứng âm hư, đau lưng, chân tay nhức mỏi và yếu sinh lý ở nam giới.
Hoa hồng chữa mụn nhọt
Hoa hồng vị ngọt, mùi thơm mát, tính bình, hoa dùng làm thuốc được hái từ sáng sớm. Tinh dầu được chiết xuất từ hoa hồng có tác dụng điều hòa hệ thần kinh đồng thời gia tăng hoạt động của các tuyến nội tiết. Theo kinh nghiệm, hoa hồng có tác dụng chữa mụn nhọt đem chưng với đường phèn và quất chín, nghiền nát, gạn lấy nước cho trẻ uống rất tốt.
Hoa ban trị chứng ho khan
Lấy 15 – 20 g hoa ban phơi khô sắc trong khoảng 500 ml nước đến lúc còn lại khoảng 100 ml nước. Chia uống làm 3 lần sáng, trưa, tối trong ngày (có thể pha thêm chút đường) để trị chứng ho khan hoặc viêm họng rất tốt. Dùng lá và búp non của cây ban cũng dưới dạng sao vàng hạ thổ để chữa bệnh kiết lỵ tương đối hiệu quả.
Hoa ban còn được xem như một món rau rừng đặc sản khi những cánh hoa ban mới nở còn tươi nguyên được hái về đồ lên. Hương vị của hoa thơm ngon, lạ miệng lại có giá trị bồi bổ sức khỏe, tâm thần sảng khoái, cảm hứng ẩm thực dào dạt.
Video đang HOT
Hoa khế trị sởi
Hoa khế được dùng với tác dụng thanh nhiệt sát khuẩn, giảm ho. Để chữa đậu mùa, sởi thì lấy hoa khế và rễ cây canh châu (mỗi thứ 16 g) xắt nhỏ sao vàng, sắc uống 2 lần trong ngày. Để chữa ho khan, ho có đờm, kiết lỵ thì dùng 12 g hoa khế tẩm nước gừng, sao sắc uống. Hoa khế được dùng với tác dụng thanh nhiệt, sát khuẩn, giảm ho.
Hoa đỗ quyên
Theo y học cổ truyền, hoa đỗ quyên có tác dụng hòa huyết, điều kinh, trừ đờm, khử phong thấp, làm hết ngứa, được dùng để làm nguyên liệu trong các bài thuốc chữa các chứng rối loạn kinh nguyệt, bế kinh, chảy máu cam, tổn thương do ngã, phong thấp. Hoa mẫu đơn thì có tác dụng hạ huyết áp và kháng khuẩn, dùng chữa các chứng bệnh sốt về đêm, đau nhức xương, phụ nữ bế kinh, người bị mụn nhọt, sưng đau do sang chấn, vấp ngã.
Theo BĐVN
Mùa hè khỏe mạnh nhờ rau quả
Chế độ ăn nhiều rau quả sẽ mang đến bạn một cơ thể chắc khỏe, giúp giảm hàm lượng cholesterol, phòng ngừa ung thư, các bệnh tim mạch cùng nhiều căn bệnh khác.
1. Cherry
Rất bổ dưỡng, lại cung cấp ít calorie, chứa nhiều chất chống viêm, chống ung thư, kháng khuẩn và virus cao. Hơn nữa, cherry còn chứa một chất giúp giảm lượng acid uric trong máu, phòng bệnh gút.
Loại quả này còn có khả năng giảm thiểu nguy cơ ung thư ruột già, giảm đau. Nếu ăn cherry thường xuyên, bạn sẽ tránh được tình trạng suy tim, đột quỵ.
Do đó, Đông y dùng cherry trong các trường hợp mắc bệnh gút, viêm khớp, phong thấp và chống thiếu máu. Điều đặc biệt, cherry đông lạnh vẫn giữ được 100% giá trị dinh dưỡng.
2. Bồ công anh
Loài cỏ dại nổi tiếng nhờ tính năng chữa bệnh. Đây là một trong những thực phẩm có nhiều vitamin A nhất, chưa kể đến vitamin C, sắt, calcium, ka-li và chất xơ. Hàng trăm năm nay, bồ công anh được dùng để điều trị viêm gan, thận, sỏi thận, vàng da, xơ và viêm gan siêu vi C, thiếu máu, khó tiêu, trầm uất. Là chất lợi tiểu, bồ công anh giúp tống khứ hiệu quả độc tố từ thận. Do có mùi hăng nên loài cỏ này ít được dùng làm thức ăn. Nếu ăn thấy đắng, bạn có thể áp chảo hoặc hấp sơ qua.
3. Đậu
Là thực phẩm thần kỳ, giảm thiểu cholesterol, điều hòa việc sản sinh insulin và đường huyết, cải thiện tiêu hóa, chống ung thư. Đậu có nhiều chất xơ, protein và chất chống oxy hóa. Một nghiên cứu của Đại học Harvard, Mỹ, cho biết phụ nữ ăn đậu mỗi tuần ít nhất hai lần sẽ giảm 24% nguy cơ ung thư vú, tiểu đường loại 2, bệnh tim mạch, huyết áp. Ngoài ra, nó còn giúp điều hòa giấc ngủ, ngon miệng.
Đông y dùng đậu để trị ngộ độc thực phẩm, phù thũng, cao huyết áp, viêm thanh quản, sỏi thận, phong thấp...
4. Kiwi
Chứa nhiều vitamin C hơn cam, nhiều chất xơ hơn táo và nhiều ka-li hơn chuối. Quả kiwi giúp bạn bảo vệ tim, chống ung thư, cải thiện bệnh đường hô hấp. Ngoài ra, kiwi còn giúp cho máu bớt cô đặc, giảm LDL cholesterol, giảm huyết áp, ngăn ngừa tình trạng máu đông, thúc đẩy các tế bào bị tổn thương tự chữa lành.
Đông y dùng kiwi để chữa vết thương và đau nhức. Gặp mùa kiwi, mỗi ngày bạn nên ăn 1 - 2 quả. Khi bị cắt, kiwi rất dễ mềm, nhão. Vì vậy, nếu làm món cocktail trái cây, bạn nên chế biến kiwi vào phút chót.
5. Bắp cải
Có nhiều vitamin C, K, B6, chất xơ, mangan, folate và ít calorie. Loại rau này có nhiều chất chống oxy hóa, ngăn ngừa ung thư phổi, ruột già, vú, buồng trứng và bàng quang. Ngoài ra, bắp cải tăng cường sự chắc khỏe cho xương cốt, giảm triệu chứng dị ứng, chống viêm, giúp tiêu hóa tốt, có lợi cho tim mạch, ngăn chặn tình trạng đông máu.
Đông y dùng bắp cải để trị chứng đầy hơi, cảm mạo thông thường, ho khan, trầm uất, cáu kỉnh và khối u trong bao tử.
Loại cải này còn dùng để đắp vào những chỗ viêm tấy, giãn tĩnh mạch và thấp khớp. Kết quả nghiên cứu tại Ba Lan cho thấy phụ nữ nào dùng bắp cải mỗi tuần ít nhất bốn lần sẽ giảm 72% nguy cơ ung thư vú.
Đặc biệt, lá ngoài của bắp cải nhiều calcium hơn lá trong và bắp cải đỏ tốt hơn các loại khác.
Rất nhiều loại hoa quả tốt cho sức khỏe. (Ảnh minh họa)
6. Bông cải xanh
Chứa rất nhiều vitamin C, K, A, B, folate, chất xơ, sulfur, sắt cùng nhiều chất bổ khác, thậm chí có nhiều đạm hơn thịt bò. Bông cải xanh chống ung thư, đặc biệt ở phổi, thực quản và hệ bao tử - ruột, đồng thời còn giúp phòng ngừa ung thư tuyến tiền liệt, da, vú và tử cung. Đông y dùng loại rau này để điều trị viêm mắt. Ăn bông cải xanh mỗi ngày là tốt, nhưng nếu không thích, bạn vẫn nên dùng một ít. Khi ăn, nên hấp sơ qua để giải phóng tối đa chất chống oxy hóa mang tên sulforaphane.
7. Cà rốt
Các loại bệnh liên quan đến "núi đôi", bàng quang, cổ tử cung, tuyến tiền liệt, ruột kết, thanh quản và thực quản sẽ bị khống chế bởi chất carotenoid có trong cà rốt.
Ăn một củ cà rốt mỗi ngày giúp ta giảm thiểu nguy cơ ung thư phổi, thận và buồng trứng. Ngoài ra, cà rốt còn giúp cải thiện hệ tim mạch, mắt, kích thích hệ miễn dịch.
Đông y dùng cà rốt trị thấp khớp, sỏi thận, khó tiêu, tiêu chảy, quáng gà, viêm tai, đau tai, điếc, tổn thương da, viêm niệu quản, ho và đầy hơi.
Bạn nên dùng cà rốt mỗi ngày và nên hấp sơ qua để tận dụng tất cả các chất bổ. Tránh thái cà rốt quá nhỏ, sẽ mất đi nhiều chất dinh dưỡng.
Mách nhỏ: trước khi cho vào tủ lạnh, bạn nên cắt phần đầu cà rốt để cho củ lâu héo.
8. Xà lách xoong
Là loại thực phẩm không chứa calorie và cung cấp nhiều calcium hơn cả sữa tươi. Xà lách xoong chứa nhiều vitamin C hơn cam, nhiều sắt hơn rau chân vịt. Chúng là nguồn vitamin A, K, chất chống oxy hóa vô tận, giúp bạn chống ung thư, tăng cường hệ miễn dịch, chắc xương. Loại cải này còn tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn chặn các chất gây ung thư.
Đông y dùng xà lách xoong để giảm sưng, tăng cường khả năng nhìn thấy trong đêm, kích thích sinh mật, trị chứng đầy hơi, vàng da, khó tiểu, đau họng, quai bị và hôi miệng.
9. Rau chân vịt (rau bi-na)
Loại rau này trị đau mắt, cải thiện thị giác và tuần hoàn não. Rau chân vịt còn có khả năng chống ung thư, đặc biệt là ung thư ruột già, tuyến tiền liệt và vú. Các chất trong rau chống suy tim, đột quỵ, tâm thần phân liệt, hạ huyết áp, chống viêm, giúp xương cốt chắc khỏe. Rau chân vịt chứa nhiều vitamin K, A, C, calcium, folate, magnesium và sắt.
Đặc biệt, chất carotenoid trong rau chân vịt ngăn chặn sự tăng trưởng và tiêu diệt tế bào ung thư. Một bát rau chân vịt cung cấp 1,111% lần nhu cầu vitamin K hàng ngày, lutein giúp cải thiện tình trạng tim mạch.
10. Cải xoắn
Chứa nhiều chất chống oxy hóa và chống viêm. Một bát cải luộc cung cấp 1,328% lượng cần thiết mỗi ngày về vitamin K, 192% vitamin A, và 89% vitamin C, chưa kể tới calcium và sắt. vitamin K trong cải xoắn giúp bảo vệ tim mạch, làm xương chắc khỏe, khử các gốc tự do. Cải xoắn có gấp bảy lần beta-carotene so với bông cải xanh, nhiều lutein, zeaxanthin.
Trong Đông y, người ta dùng loại cải này để điều trị chứng nghẽn phổi.
11. Ổi
Loại quả này chứa chất lycopene chống oxy hóa, ung thư, giúp cơ thể bạn khử các gốc tự do, vốn là tác nhân gây nghẽn mạch, thoái hóa khớp cùng với các vấn đề về hệ thần kinh. Ổi giúp ta phòng ngừa các bệnh tim mạch, hạ LDL cholesterol, tăng lượng HDL cholesterol, giảm triglyceride và huyết áp. Bạn nên ăn ổi mỗi ngày. Ổi ruột đỏ tốt hơn ổi ruột trắng.
12. Hành tây
Ngoài việc giảm nguy cơ mắc bệnh vành do khả năng giảm huyết áp và cholesterol, hành tây nổi tiếng chống ung thư rất mạnh, nhất là đối với tuyến tiền liệt, bao tử và thực quản. Chất peptide trong hành tây giúp giảm thất thoát calcium và các khoáng chất có lợi cho xương.
Hành tây chống oxy hóa, kháng histamine, giảm viêm đường hô hấp, cảm cúm. Có nhiều vitamin C, hành tây chống viêm, giảm đau, giảm các chứng sưng đau đi kèm với thấp khớp. Khi nướng thịt ở nhiệt độ cao, bạn nên nướng chung với hành tây vì sẽ giúp hạ thấp nguy cơ gây ung thư.
Theo PNO
Mẹo thư giãn cho đôi chân mỏi mệt Sau một ngày lao động vất vả, bạn đã mỏi rời đôi chân và mong có cách thư giãn cho đôi chân ngọc ngà của mình. Với những công thức ngâm chân sau đây, đôi chân bạn sẽ chẳng còn những chỗ sưng tấy, mỏi mệt hay thô ráp nữa mà trở nên mịn màng và thư giãn hơn bao giờ hết. 1....