Chọn thực phẩm chức năng cho người mới mắc tiểu đường, tưởng dễ mà khó!
Khi tìm mua thực phẩm chức năng cho người tiểu đường, bạn có thể cảm thấy hoang mang vì có quá nhiều thương hiệu khác nhau với những lời quảng cáo hấp dẫn. Bạn nên chọn theo những tiêu chí nào mới đảm bảo an toàn và hiệu quả đây?
Trong số những tiêu chí quan trọng ảnh hưởng tới quyết định lựa chọn thực phẩm chức năng cho người tiểu đường, bạn không thể bỏ qua công dụng, lợi ích và uy tín của nhà sản xuất. Thế nhưng, làm sao để chọn được thực phẩm chức năng tốt khi mới mắc bệnh thật sự không hề dễ dàng chút nào!
Ảnh minh họa
Không thể “dùng bừa” thực phẩm chức năng cho người tiểu đường
Bà Nguyễn Thị Bích (41 tuổi, Ninh Bình) phát hiện bệnh tiểu đường cách đây 5 tháng. Thời điểm đó bà chưa được cho dùng thuốc, bác sĩ chỉ khuyên thay đổi chế độ ăn uống và tập luyện. Thấy đường huyết cao trên 10 mmol/l, bà lo lắng và cũng muốn tìm hiểu để dùng thêm thực phẩm chức năng cho người tiểu đường.
Lần đầu tiên, bà Bích dĩ nhiên ưu tiên cho những thực phẩm có công dụng hạ đường máu nhanh, được quảng cáo là đường huyết giảm chỉ sau vài ngày. Chưa kịp vui mừng vì đường máu giảm, bà Bích đã thấy có triệu chứng choáng váng, vã mồ hôi, tay chân bủn rủn… đến bệnh viện mới biết là do cơn hạ đường huyết cấp, không cấp cứu kịp có thể còn mất mạng.
Lần thứ 2 cẩn thận hơn, bà Bích mua hẳn những sản phẩm có xuất xứ nước ngoài với hy vọng hiệu quả sẽ tốt hơn. Rồi một lần nữa, hiệu quả mãi chưa thấy đâu, đường huyết vẫn thất thường, người thì mệt mỏi. Cũng như nhiều người bệnh khác, bà Bích trăn trở liệu có tiêu chí chọn thực phẩm chức năng cho người tiểu đường để tránh tiền mất, tật mang?
Theo ý kiến của các chuyên gia, mục tiêu quan trọng nhất của người mới mắc tiểu đường là ổn định đường huyết, đồng thời giảm thiểu quá trình xơ vữa mạch máu. Khi đó thực phẩm chức năng được chọn ngoài tiêu chuẩn về nguồn gốc, nhà sản xuất thì cần mang lại những công dụng bám sát các mục tiêu này.
Thực phẩm chức năng cho người tiểu đường nào đáng tin cậy?
Video đang HOT
Người mới mắc tiểu đường khi chọn đúng thực phẩm chức năng không chỉ giúp trì hoãn được liều thuốc điều trị trong tương lai mà còn giảm thiểu biến chứng của bệnh đến tim, mắt, thận, thần kinh…
Ở người mới mắc tiểu đường, kháng insulin và tổn thương chức năng tụy tạng làm giảm cả chất lượng kèm số lượng insulin khiến cho đường huyết tăng cao hoặc không ổn định. Việc duy trì mức đường huyết như vậy đồng nghĩa với tăng nguy cơ biến chứng. Vì vậy khi chọn thực phẩm chức năng cho người tiểu đường ở giai đoạn đầu, ngoài yếu tố về việc giảm và ổn định đường huyết, sản phẩm cần phải có khả năng ngăn ngừa tổn thương mạch máu.
Như vậy một sản phẩm tốt cho người mới mắc tiểu đường tuýp 2 là cần có tác động toàn diện lên chu trình chuyển hóa đường. Điều này sẽ giúp giảm và ổn định đường huyết lúc đói, đường huyết sau ăn, tiến tới kiểm soát chỉ số HbA1c hiệu quả.
Và cuối cùng cũng chính là tiêu chí quan trọng là thực phẩm đó phải được Bộ Y Tế cho phép lưu hành tại nhà thuốc, nhận được đánh giá cao từ chuyên gia và chính người bệnh tiểu đường khi sử dụng.
Là một trong những sản phẩm hiếm hoi trong thị trường đáp ứng được những tiêu chuẩn của thực phẩm chức năng tốt cho người mới mắc tiểu đường, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex với thành phần lá Xoài, lá Neem, Hoàng bá, Quế chi, Mướp đắng, Alpha lipoic acid ngày càng được nhiều người bệnh tin tưởng tìm đến như một giải pháp hỗ trợ điều trị an toàn và hiệu quả. Sản phẩm cũng là thành quả đánh dấu sự hợp tác của Viện TPCN Việt Nam cùng công ty Tư vấn Y dược Quốc tế (IMC).
Theo các chuyên gia y học cổ truyền, thực phẩm bảo vệ sức khỏe Glutex là điển hình của việc sử dụng công nghệ vào trong sản xuất, đồng thời phối hợp với nhiều thành phần thảo dược đã làm tăng hiệu quả của sản phẩm, vừa an toàn lại dễ sử dụng. Có thể nói, đây chính là một điểm sáng trong thị trường thực phẩm chức năng mang đến hy vọng cho người mới mắc tiểu đường tại Việt Nam!
Muốn chọn đúng thực phẩm chức năng cho người tiểu đường, bạn cần phải trang bị cho mình những hiểu biết cơ bản về tình trạng bệnh cũng như các thành phần trong sản phẩm. Đặc biệt, người mới mắc bệnh tiểu đường lại càng phải cẩn thận do nóng vội muốn nhanh khỏi mà “dùng bừa” dẫn đến tiền mất tật mang!
(*) Thực phẩm này không phải là thuốc, không thay thế thuốc chữa bệnh.
PV
Theo giadinh.net.vn
Hai người tử vong do uống viên trị tiểu đường chứa chất cấm
Uống viên Tiểu đường hoàn không rõ nguồn gốc, 3 người phải nhập viện cấp cứu trong đó 2 tử vong, người còn lại qua cơn nguy kịch.
Ngày 6/11, bác sĩ Phạm Thế Thạch, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội), cho biết kết quả xét nghiệm thuốc mà 2 trong 3 bệnh nhân này sử dụng phát hiện có thành phần chất Phenphormin. Đây là hoạt chất đã bị các nước trên thế giới và cả Việt Nam cấm lưu hành từ nhiều năm qua.
Cả 3 bệnh nhân đều bị đau bụng, tiêu chảy, suy tim, suy thận... Khi nhập viện, các bệnh nhân phải liên tục lọc máu.
Bệnh nhân đầu tiên nhập viện là người đàn ông 57 tuổi ở Lạng Sơn. Bệnh nhân này bị tiểu đường nhiều năm và thường xuyên sử dụng thuốc đông y. Bệnh ngày càng nặng, ông vào bệnh viện tỉnh cấp cứu sau đó được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai. Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng sốc nặng, có dấu hiệu viêm phổi, suy đa tạng...
Các bác sĩ tìm hiểu tiền sử bệnh nhân đã uống sản phẩm trị tiểu đường tên Tiểu đường hoàn. Sau 4-5 ngày cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân qua đời.
Viên Tiểu đường hoàn có chứa chất cấm. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Ngay sau đó, Khoa Hồi sức tích cực lại tiếp nhận một bệnh nhân nam 66 tuổi ở Hà Nội bị tiểu đường, tăng mỡ máu. Người này có triệu chứng đau bụng, tiêu chảy... tương tự bệnh nhân trên. Ngoài ra, bệnh nhân này còn có tình trạng sốc, huyết áp tụt, suy hô hấp, suy tim, suy thận cấp, xét nghiệm thấy lượng axit lactic trong máu tăng vọt. Bệnh nhân phải lọc máu 3 ngày liên tục, bệnh vẫn không giảm.
Trước đó, bệnh nhân này dùng khá nhiều viên Tiểu đường hoàn. Vài ngày sau sức khỏe bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng, tiên lượng không qua khỏi, gia đình xin đưa về nhà lo hậu sự.
Đầu tháng 11, một người đàn ông 70 tuổi ở Hà Nội cũng được đưa vào viện với các dấu hiệu tương tự. Người này đau bụng, đau ngực, suy đa tạng, axit lactic trong máu tăng, nhồi máu cơ tim cấp, hôn mê và phải thở máy... Sau nhiều lần hội chẩn liên khoa và nỗ lực cấp cứu, lọc máu, may mắn người bệnh đã qua cơn nguy kịch, sức khỏe tiến triển và không phải thở máy.
Theo gia đình, bệnh nhân bị tiểu đường, vẫn đang sử dụng thuốc tây theo toa của bác sĩ nhưng gần đây liên tục sử dụng thêm Tiểu đường hoàn.
Xét nghiệm viên thuốc màu xanh và màu vàng cùng một số thực phẩm chức năng khác do gia đình hai bệnh nhân ở Hà Nội mang đến, các chuyên gia phát hiện trong một loại thuốc Tiểu đường hoàn dương tính với Phenphormin.
Kết quả xét nghiệm sản phẩm Tiểu đường hoàn có chứa chất fenformin. Ảnh: Bệnh viện cung cấp.
Tiến sĩ Nguyễn Quang Bảy, Phụ trách Khoa Nội tiết và Đái tháo đường, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết Phenphormin là hoạt chất thuộc nhóm sử dụng trong điều trị tiểu đường. Tuy nhiên, thuốc có chứa hoạt chất này gây nhiều biến chứng, đặc biệt là nhiễm toan lactic, gây rối loạn chuyển hóa tất cả các cơ của người bệnh nên thế giới đã cấm dùng thuốc có chứa hoạt chất này.
Cũng theo tiến sĩ Bảy, điều trị tiểu đường theo đặc điểm bệnh của từng người bệnh, chứ không phải chữa chung chung, do đó người bệnh không thể dùng chung đơn của người khác. Người bệnh nên dùng thuốc theo đơn và chỉ định của bác sĩ, mua thuốc có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Nếu tự ý dùng thuốc không rõ nguồn gốc, xuất xứ, thành phần mập mờ, đặc biệt có những chất cấm sẽ gây nhiều hệ lụy cho sức khỏe, sau một thời gian sử dụng bệnh nhân có thể bị tổn thương gan, mạch máu, tim, thận...
Cục Y dược học cổ truyền, Bộ y tế cũng đã yêu cầu thu hồi và xử lý về sản phẩm có nhãn ghi là Viên thuốc màu xám (thuốc trị bệnh tiểu đường) dương tính với Phenformin. Mẫu Viên thuốc màu xám được lấy tại Cần Thơ do Nhà thuốc Vạn Tế Sanh bán và không có thông tin về số lô, hạn dùng, số đăng ký.
Lê Nga
Theo VNE
Có phải ăn nhiều đường dẫn đến bệnh tiểu đường? Việc ăn nhiều đường chỉ là một phần dẫn đến tiểu đường. Phần còn lại là do chế độ ăn uống tổng thể, lối sống và di truyền sẽ ảnh hưởng đến nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Mặc dù việc ăn nhiều đường có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, nhưng lượng đường chỉ là một phần dẫn đến...