Cholesterol trong máu cao hãy làm theo các cách sau
Cholesterol đóng vai trò quan trọng đối với quá trình xây dựng tế bào, sản xuất hormone, vitamin trong cơ thể…
Tuy nhiên, nồng độ cholesterol xấu tăng cao có thể gây hại cho sức khỏe, dẫn đến rất nhiều biến chứng đáng lo ngại như bệnh tim mạch, đột quỵ, tăng huyết áp,…
Cholesterol trong máu cao do đâu?
Tình trạng cholesterol trong máu cao có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:
- Do thói quen ăn uống thiếu lành mạnh: Thường xuyên ăn khuya, ăn không đúng bữa, ăn quá nhiều dầu mỡ (đặc biệt là mỡ động vật), chế độ ăn thiếu chất xơ,…
- Do hút thuốc lá: Nicotine trong thuốc lá sẽ làm giảm lượng HDL tốt và tăng LDL xấu. Điều này gây ảnh hưởng đến quá trình đào thải cholesterol ra khỏi cơ thể, làm tăng triglyceride, dễ dẫn đến xơ vữa động mạch.
- Do lạm dụng rượu bia: Khi lạm dụng loại đồ uống này không chỉ dẫn đến rối loạn sử dụng rượu mà còn gây ảnh hưởng đến chức năng gan, làm giảm tốc độ đào thải chất béo xấu ra khỏi cơ thể, dẫn đến nồng độ cholesterol tăng cao.
- Do lối sống ít vận động: Ít vận động trong thời gian dài có nguy cơ làm cản trở quá trình trao đổi chất và tiêu hóa chất béo trong cơ thể, dẫn đến tăng cholesterol trong máu.
- Do tuổi tác: Lượng cholesterol trong máu có xu hướng tăng lên khi cơ thể già đi.
- Do cân nặng: Người thừa cân, béo phì với có chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 30 trở lên thường có nồng độ cholesterol cao hơn bình thường.
Cần làm gì để giảm cholesterol máu?
Khi bị cholesterol cao cần thực hiện các bước sau để cải thiện:
Video đang HOT
Bỏ thuốc lá. Khi ngừng hút thuốc, cholesterol tốt có thể được cải thiện lên đến 10%.
Giảm cân và duy trì cân nặng phù hợp. Lưu ý khẩu phần thức ăn, tần suất bữa ăn và đồ ăn vặt. Ăn ít nhất 3 bữa mỗi ngày vào các giờ thông thường (bữa sáng, bữa trưa, bữa tối).
Uống rượu/bia vừa phải. Rượu/bia làm tăng sự hấp thụ chất béo trong đường tiêu hóa và giảm khả năng tiêu hóa chất béo làm tăng lượng cholesterol và triglycerides trong máu.
Tập thể dục thường xuyên. Dành thời gian đi bộ hoặc chạy bộ 30 phút/ngày và 5 ngày trong tuần. Việc tập thể dục thương xuyên có thể giúp tăng lượng cholesterol tốt và giảm lượng cholesterol xấu
Ngoài ra, cần có chế độ ăn lành mạnh giúp giảm cholesterol máu. Chế độ ăn đóng vai trò trung tâm trong điều trị. Có tác dụng giảm cholesterol xấu ngăn ngừa xơ vữa động mạch và bệnh mạch vành.
Nguyên tắc chung chế độ ăn trong tăng cholesterol xấu (LDL) là:
Cần giảm tổng năng lượng ăn vào trong ngày để giảm cân
- Giảm lượng chất béo: Giảm lượng cholesterol ăn vào
Loại bỏ các thức ăn chứa nhiều acid béo no như mỡ, bơ, nước luộc thịt và các thực phẩm nhiều cholesterol như óc, lòng, phủ tạng động vật, trứng, đồ hộp béo.
- Tăng lượng đạm (protein) ít béo: Thịt nạc, thịt gà nạc bỏ da, thịt lợn thăn, cá, đậu đỗ. Giảm lượng đạm giàu mỡ như thịt nữa nạc nữa mỡ. Lượng protein nên chiếm khoảng 12 – 20% tổng năng lượng, bao gồm cả đạm động vật, đạm thực vật.
- Chất bột (glucid): 60 – 70% tổng năng lượng. Hạn chế đường mật – tối đa 10-20g/ngày. Sử dụng ngũ cốc, kết hợp khoai củ giàu vitamin, khoáng, vi lượng, chất xơ chủ yếu trong rau quả gạo mì.
- Tăng các loại thức ăn có nhiều chất chống oxy hóa ( rau xanh, trái cây…) như: rau cải, rau dền, dưa chuột, dưa gang, xà lách, mướp, mồng tơi, rau đay, bí xanh, bí đỏ, giá đỗ, măng, carot, su hào, cam, quýt, bưởi, mận, đào …
Các thức ăn hạn chế
- Gạo, khoai, ngũ cốc khác (tối đa ba chén cơm đầy/ngày). Đường ăn, uống dưới 20g/ngày. Trái quả ngọt. Sữa đặc có đường. Các thức ăn muối mặn.
- Các thức ăn không nên sử dụng là thức ăn nội tạng động vật (óc, tim, gan, thận, dạ dày của heo, bò, dồi lợn…); sò, cua, ốc bể; thịt mỡ hay mỡ động vật: mỡ lợn, mỡ bò, mỡ gà; bơ, phômai, sô-cô-la; dầu dừa; sữa bột toàn phần (full cream milk powder).
Tăng cường rau xanh, trái cây để phòng bệnh.
Tóm lại: Hầu hết các trường hợp bị cholesterol trong máu cao không có dấu hiệu báo trước quá rõ ràng. Cách tốt nhất để phát hiện là làm xét nghiệm máu và khám sức khỏe định kỳ, đặc biệt là người già, người bị thừa cân, béo phì,…
Tuy nhiên, nếu nhận thấy một số triệu chứng lâm sàng đáng lo ngại như: cơ thể mệt mỏi; huyết áp không ổn định; tê bì tay chân; đau ngực… nên đi khám bác sĩ sớm để được chẩn đoán kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm về sau.
Lối sống lành mạnh là giải pháp đầu tiên giúp ngăn ngừa tình trạng cholesterol cao. Tuy nhiên, đôi khi chế độ ăn và tập thể dục vẫn chưa đủ mà cần phải dùng thêm thuốc giảm cholesterol. Vì vậy, không tự ý điều trị vì có thể dẫn đến nguy hại cho sức khỏe.
Loại quả ăn đều đặn mỗi ngày giúp giảm mỡ máu, ngăn ngừa đột quỵ
Hàm lượng cholesterol (mỡ máu) cao là yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim và đột quỵ. Tuy nhiên, tăng cường ăn táo có thể giúp giảm chỉ số này.
Theo thời gian, cholesterol có thể tích tụ gây tắc nghẽn mạch máu. Vì lý do này, cholesterol cao là yếu tố nguy cơ chính gây ra các tình trạng nguy hiểm như đột quỵ và đau tim.
Có một số nguyên nhân tiềm ẩn gây ra cholesterol cao bao gồm chế độ ăn uống. Cụ thể, hấp thụ quá nhiều chất béo bão hòa có thể làm tăng mức cholesterol. Trong khi đó, một số thực phẩm có thể làm giảm chỉ số này.
Táo là loại quả được bán quanh năm. Ảnh: AI
Tác dụng của táo
Theo GloucestershireLive, nhà dinh dưỡng người Anh Eli Brecher giải thích: "Táo là loại trái cây giàu chất dinh dưỡng, chứa nhiều vitamin C cùng với đồng, vitamin K và vitamin E". Một quả táo cỡ trung bình (200g) cung cấp 104 calo, 28g carb, 5g chất xơ, vitamin C (10% nhu cầu hằng ngày), đồng (6%), kali (5%), vitamin K (4%).
Ăn một quả táo mỗi ngày là thói quen tuyệt vời để có trái tim khỏe mạnh vì pectin trong táo giúp giảm cholesterol, polyphenol có tác dụng hạ huyết áp và giảm nguy cơ đột quỵ. Tuy nhiên, trong các nghiên cứu, uống nước táo - không chứa pectin - không có tác dụng giảm cholesterol tương tự như ăn cả quả.
Quan điểm trên đã được chứng minh trong nghiên cứu công bố trên tạp chí Dinh dưỡng Lâm sàng Mỹ năm 2020. Một nghiên cứu của các nhà khoa học từ Anh và Italy cho thấy ăn 2 quả táo mỗi ngày có thể giảm đáng kể mức cholesterol.
Phân tích dựa trên dữ liệu của 40 tình nguyện viên. Những người tham gia có mạch máu khỏe mạnh hơn sau khi ăn táo hằng ngày, tương tự như tác dụng được thấy ở các thực phẩm khác chứa hợp chất tự nhiên polyphenol như rượu vang đỏ và trà.
Táo chứa procyanidin có đặc tính chống oxy hóa mạnh và có thể làm giảm lipid mật độ thấp (LDL hoặc cholesterol "xấu"), chống lại các bệnh thoái hóa thần kinh như Alzheimer và Parkinson, duy trì hoạt động của não.
Ăn quá nhiều bất kỳ loại thực phẩm nào, bao gồm cả táo, đều có thể gây hại cho sức khỏe. Ảnh: AI
Nguy cơ tiềm ẩn
Theo Times of India, trung bình mỗi người có thể ăn 1-2 quả táo mỗi ngày. Nếu ăn nhiều hơn thế, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ khó chịu.
Chất xơ trong táo cải thiện sức khỏe tiêu hóa của chúng ta nhưng quá nhiều chất xơ có thể gây phản tác dụng, dẫn đến đầy hơi và táo bón. Mọi người cần từ 20 đến 40g chất xơ mỗi ngày, tùy thuộc vào độ tuổi và giới tính. Dù một quả táo chỉ chứa 5g chất xơ nhưng bạn cũng hấp thụ nguồn chất này từ nhiều loại thực phẩm khác.
Ăn táo nhiều hơn ngưỡng cho phép cũng khiến lượng đường trong máu tăng đột biến vì loại quả này giàu carbohydrate. Đối với những người mắc bệnh tiểu đường, quá nhiều đường ngay cả ở dạng trái cây cũng có thể làm trầm trọng thêm độ nhạy insulin và cản trở hoạt động của thuốc.
Táo đứng đầu danh sách các rau quả có dư lượng thuốc trừ sâu cao nhất. Diphenylamine là loại thuốc trừ sâu thường được tìm thấy trong táo.
Theo Pharm Easy, hạt táo chứa một lượng nhỏ xyanua, vì vậy hãy loại bỏ hạt táo để tránh bị ngộ độc.
Thịt lợn hay thịt bò tốt hơn? Nếu cùng là phần nạc, thịt lợn chứa hàm lượng chất béo và cholesterol thấp hơn thịt bò nhưng lại ít khoáng chất và vitamin hơn. Như hầu hết các loại thực phẩm, thịt lợn có thể đưa vào chế độ ăn uống cân bằng. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn ở mức độ vừa phải và nấu chín. Thịt lợn là loại...