Lần đầu tiên phát triển thuốc trị chứng rối loạn gây cảm giác đói không kiểm soát ở trẻ em
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa phê duyệt Vykat XR, loại thuốc đầu tiên điều trị hội chứng Prader-Willi (PWS), một rối loạn di truyền hiếm gặp gây cảm giác đói dữ dội và dai dẳng ở trẻ em.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ
Loại thuốc này có tác dụng điều trị chứng ăn nhiều, triệu chứng đặc trưng của hội chứng Prader-Willi, một rối loạn di truyền do mất toàn bộ hoặc một phần nhiễm sắc thể 15 ảnh hưởng đến quá trình điều hòa biểu hiện gene hoặc cách bật và tắt gene. Tình trạng này đang ảnh hưởng đến khoảng 50.000 người tính riêng ở Hoa Kỳ, đặc biệt trong các khía cạnh hàng ngày của cuộc sống như ăn uống, hành vi và tâm trạng.
Các triệu chứng của hội chứng này có thể xuất hiện ngay khi trẻ vừa chào đời với trương lực cơ thấp và không thể bú mẹ. Khi bệnh nhi lớn lên, trẻ em phát triển chứng ăn quá mức, cảm giác đói không thể thỏa mãn ngay cả sau bữa ăn. Điều này có thể xảy ra sớm nhất là từ bốn tuổi nhưng trung bình, bắt đầu vào khoảng tám tuổi và sau đó kéo dài đến tuổi trưởng thành. Cảm giác thèm ăn tăng lên có thể dẫn đến tăng cân nhanh chóng và nếu không được kiểm soát, các bé sẽ dễ mắc béo phì và các vấn đề liên quan như khó thở và bệnh tim. Công ty ước tính tuổi thọ trung bình của những người mắc bệnh này là từ 21 đến 29 tuổi.
Bắt đầu từ tháng 4 năm 2025, Công ty Soleno có kế hoạch cung cấp loại thuốc này tại Hoa Kỳ cho những bệnh nhân từ bốn tuổi trở lên mắc PWS kèm chứng ăn nhiều. Công ty cho biết loại thuốc này sẽ có chi phí trung bình hàng năm là 466.200 USD và sẽ được định lượng theo cân nặng của bệnh nhân. Các viên thuốc uống 1 lần mỗi ngày này được thiết kế để tác động vào não nhằm giảm tiết một loại peptide có tác dụng điều chỉnh cảm giác thèm ăn.
Anthony Holland, Chủ tịch của Tổ chức Hội chứng Prader-Willi Quốc tế, cho biết sẽ hợp tác chặt chẽ với công ty Soleno cũng như các tổ chức y tế toàn cầu khác để mở rộng khả năng tiếp cận loại thuốc này trên toàn thế giới . “Một trong những nhiệm vụ của tổ chức chúng tôi sẽ là vận động sử dụng rộng rãi hơn”, Holland cho hay.
Nhiều người mất con vì gen bệnh di truyền ẩn
Vốn khỏe mạnh, vợ chồng anh chị N.T.L (Hà Nội) không ngờ chính gen bệnh lý di truyền ẩn từ người mẹ không được phát hiện kịp thời đã khiến họ phải 2 lần gánh nỗi đau mất con.
Video đang HOT
Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 trẻ dị tật bẩm sinh chào đời, đáng chú ý là có tới 80% số trẻ em mắc rối loạn di truyền được sinh ra bởi cha mẹ khỏe mạnh, hoặc không có tiền sử gia đình.
Mang gen di truyền ẩn vẫn có thể sinh con khỏe mạnh
Hai lần mất con không rõ nguyên nhân, vợ chồng chị N.T.L (Hà Nội) khao khát có được mụn con, họ tìm đến bệnh viện với hy vọng tìm ra nguyên nhân và mong thêm cơ hội có con. Chị L cho biết: "Hai lần sinh con trước đó của tôi đều thuận lợi. Các bé sinh ra đều khỏe mạnh, thế nhưng sau đó các con đều bị bệnh, mất đột ngột và không tìm ra nguyên nhân".
Theo lời chị L, đứa con đầu lòng của chị sức khỏe suy giảm bất thường rồi qua đời. Đến bé thứ hai mắc viêm phổi kéo dài, điều trị không thuyên giảm, rồi cũng ra đi.
TS.BS Bùi Thị Phương Hoa, Trưởng phòng Nghiên cứu Khoa học và Đào tạo, chuyên khoa Di truyền tại Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội cho biết: Qua khai thác chi tiết về bệnh sử hai vợ chồng chị L cùng gia đình hai bên và phân tích kỹ lưỡng tiền sử bệnh lý của hai bé đã mất, bác sĩ nhận định nguyên nhân chính có thể xuất phát từ đột biến gen.
Để xác định rõ nguyên nhân, vợ chồng chị L được chỉ định xét nghiệm di truyền. Kết quả giải trình tự gen cho thấy, chị L mang đột biến gây bệnh trên gen CYBB - di truyền lặn liên kết nhiễm sắc thể X, gây bệnh u hạt mạn tính. Bệnh có biểu hiện viêm phổi kéo dài tái diễn từ giai đoạn sơ sinh, đáp ứng kém với điều trị, nguy cơ cao gây tử vong.
Bác sĩ đang tư vấn cho cặp vợ chồng mang gen bệnh di truyền ẩn.
"Mẹ là người lành mang gen không biểu hiện bệnh, con trai mang gen đột biến di truyền từ mẹ sẽ mắc bệnh và tử vong. Kết quả di truyền phù hợp với tiêu chí về lâm sàng và phân loại di truyền", BS Hoa cho hay.
Trước mong muốn có con khỏe mạnh, vợ chồng chị L được tư vấn thụ tinh trong ống nghiệm kết hợp xét nghiệm phôi để chọn được phôi không mắc bệnh.
Mang gen bệnh di truyền Thalassemia (bệnh tan máu bẩm sinh) nhưng không biết, lần mang thai đầu tiên của chị P.H.N (Sơn La) thai bị chết lưu do phù thai. Sau đó, chị N sinh được cậu con trai kháu khỉnh, nhưng niềm vui chẳng bao lâu thì phát hiện cháu bé mắc bệnh tan máu bẩm sinh. Ước mơ có được đứa con khỏe mạnh, 3 năm sau, chị sinh bé gái thứ hai. Nhưng được 5 tháng, vợ chồng chị đau đớn khi cháu bé cũng được chẩn đoán mắc căn bệnh giống anh.
Hai đứa con của chị N phải truyền máu, uống thuốc thải sắt và điều trị biến chứng suốt đời, lấy bệnh viện là nhà kể từ khi sinh ra đến nay. Sau này xét nghiệm, vợ chồng chị N mới biết cả hai đều mang gen bệnh di truyền Thalassemia. Sau này, khi đưa con đi Hà Nội chữa bệnh, họ mới hiểu, vẫn có thể sinh được con khỏe mạnh bằng sàng lọc trước sinh. Sau khi cân nhắc, họ đã quyết định sinh con thứ 3.
Ước tính mỗi năm tại nước ta có khoảng 8.000 em bé mới sinh ra bị bệnh tan máu bẩm sinh ở các mức độ khác nhau; hơn 14 triệu người mang gen bệnh (theo nghiên cứu năm 2017) ở cả nam và nữ. Điều đáng nói là hầu hết người mang gen đều không biết mình mang gen cho đến khi đi xét nghiệm hoặc không may sinh ra con bị bệnh.
TS.BS Bạch Quốc Khánh, Chủ tịch Hội Tan máu bẩm sinh Việt Nam cho biết, Thalassemia là một căn bệnh di truyền, nhưng bệnh có thể được dự phòng hiệu quả. Chìa khóa để chấm dứt gánh nặng Thalassemia cho thế hệ tương lai chính là việc sàng lọc, xét nghiệm gen bệnh trước khi kết hôn hoặc trước khi sinh con.
6.000 bệnh lý đơn gen
Thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam có khoảng 40.000 trẻ dị tật bẩm sinh chào đời, đáng chú ý là có tới 80% số trẻ em mắc rối loạn di truyền được sinh ra bởi cha mẹ khỏe mạnh, hoặc không có tiền sử gia đình.
Nguyên nhân có thể do bố mẹ là người lành mang gen bệnh lý di truyền thể lặn, phôi thai phát sinh các đột biến mới trong quá trình phát triển. Đáng nói, đa phần các bệnh lý di truyền thể lặn không biểu hiện ở thế hệ cha mẹ, nhưng lại để lại hậu quả nghiêm trọng cho thế hệ con. Nguy cơ mắc bệnh là ngẫu nhiên và độc lập trong mỗi lần mang thai, sinh con.
Đến nay, các nhà khoa học đã nhận diện được khoảng 6.000 bệnh lý đơn gen như: Thalassemia, Hemophilia, xương thủy tinh, xơ cứng củ, rối loạn chuyển hóa, teo cơ tủy, loạn dưỡng cơ Duchenne, loạn sản sụn xương, phenylketon niệu, u xơ thần kinh, suy giảm miễn dịch nguyên phát... Đây là một trong những nguyên nhân gây tác động nghiêm trọng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Bệnh lý đơn gen là những rối loạn di truyền bắt nguồn từ một đột biến gen gây ra.
Theo BS Phương Hoa, bệnh lý đơn gen là những rối loạn di truyền bắt nguồn từ đột biến ở một gen gây ra. Dựa trên cơ chế di truyền, bệnh được phân thành hai nhóm chính: Nhóm đột biến đơn gen trội - bố hoặc mẹ bị đột biến gây bệnh truyền gen đột biến khiến con cũng mắc bệnh. Nhóm đột biến đơn gen lặn cả bố mẹ đều là người lành mang gen đột biến, con sinh ra nếu nhận cả hai gen đột biến từ bố mẹ sẽ mắc bệnh, thậm chí có nguy cơ tử vong.
Các gia đình có con mắc bệnh lý đơn gen thường phải đối mặt với những thách thức về y tế, tài chính và tinh thần. BS Phương Hoa khuyến cáo, với những gia đình có cả vợ và chồng cùng mang gen lặn liên quan đến các bệnh lý di truyền đơn gen nên được tư vấn di truyền trước khi có kế hoạch mang thai và sinh con.
Điều này không chỉ giúp bố mẹ hiểu rõ nguy cơ sinh con mắc bệnh mà còn hỗ trợ họ trong việc lựa chọn các phương pháp hỗ trợ sinh sản phù hợp. Kỹ thuật xét nghiệm di truyền trước chuyển phôi được khuyến nghị nhằm đảm bảo em bé chào đời khỏe mạnh, tránh những rủi ro khi mang thai tự nhiên.
Người mẹ 2 lần mất con vì mang gene bệnh di truyền mà không hay biết Người phụ nữ 30 tuổi ở Hà Nội 2 lần sinh con song các bé đều lần lượt qua đời không rõ nguyên nhân. Sau khi đi khám, bác sĩ phát hiện chị mang đột biến gene gây viêm phổi kéo dài cho trẻ từ giai đoạn sơ sinh. 80% số trẻ mắc rối loạn di truyền được sinh ra bởi cha mẹ...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Cụ bà sống thọ 92 tuổi có thói quen gây kinh ngạc

Người huyết áp cao cần tránh xa ngay thực phẩm này

Diễn biến mới vụ 7 người nhập viện sau ăn buffet ốc

Bác sĩ không kê đơn, bệnh nhân vẫn khăng khăng đòi uống thuốc

Điều gì xảy ra với sức khỏe khi bạn ăn rau mồng tơi hằng ngày?

Thời điểm ăn tối tốt nhất

5 loại đồ uống tốt cho người gan nhiễm mỡ

Nguồn dự trữ máu khan hiếm, nhiều bệnh nhân mỏi mòn chờ đợi

Lợi ích không ngờ của việc ăn chậm, nhai kỹ

Cho ong đốt chữa ung thư vú, người phụ nữ phải nhập viện

7 loại protein giúp ổn định lượng đường trong máu

8 mẹo chống ngủ ngáy đơn giản nhưng hiệu quả cao
Có thể bạn quan tâm

Quân A.P: "Đàn ông thời đại này phải có trách nhiệm với vợ con"
Nhạc việt
13:47:50 13/06/2025
Hai người đàn ông ở Nghệ An tử vong bất thường
Tin nổi bật
13:47:09 13/06/2025
Nguyên nhân khiến môi thâm và cách khắc phục hiệu quả
Làm đẹp
13:41:30 13/06/2025
Hàng nghìn người mất trắng tài sản sau giấc mơ 'giàu nhanh': Tiền đã về tay ai?
Pháp luật
13:35:55 13/06/2025
BTS đã xuất ngũ còn BLACKPINK 1000 ngày chưa comeback
Nhạc quốc tế
13:35:38 13/06/2025
Phong cách năng động với quần dáng bí ngô
Thời trang
13:30:39 13/06/2025
Căng: 1 Á hậu vừa đăng quang đã bị hội chị em cạch mặt, liên tiếp công kích, đe dọa trên MXH
Sao việt
12:29:57 13/06/2025
Bà mẹ Hà Nội review trường THCS "hot" ở Hà Nội cùng loạt bí kíp chọn trường cực chi tiết: Điều thứ 2 rất quan trọng
Netizen
12:20:39 13/06/2025
Điều gì xảy ra với iPhone nếu logo Apple luôn nhấp nháy
Thế giới số
12:12:47 13/06/2025
Rộn ràng du lịch hè
Du lịch
11:44:47 13/06/2025