Cho con ăn đủ thứ hải sản, thịt bò đắt tiền, con vẫn còi cọc
Ngày nào con cũng được bổ sung sữa bột, ăn các thực phẩm giàu đạm từ tôm, cá hồi, thịt bò nhưng nuôi mãi vẫn không lớn. Bác sĩ cho rằng nguyên nhân chậm lớn do quá nhiều đạm trong bữa ăn.
Con ăn nhiều thịt vẫn còi
Chị Đàm Thu Hà – Cầu Giấy, Hà Nội stress vì cậu con trai của chị đã 4 tuổi nhưng chỉ nặng 14 kg. Nếu bé ăn ít còi đã đành đằng này bé ăn rất tốt nhưng hấp thụ lại kém.
Chị Hà kể mỗi ngày cu cậu có thể ăn được cả đĩa tôm hấp. Trước bữa ăn bao giờ cu cậu cũng ăn cả bát thịt sau đó ăn vài ba miếng cơm là xong bữa. Ngày nào chị Hà cũng chuẩn bị đủ món cho con từ cá hồi, tôm, cua, thịt bò, thịt nạc. Nhìn con ăn rất ngon nhưng cân nặng cứ dậm chân tại chỗ khiến bà mẹ càng sốt ruột.
Chị Hà còn mua thêm đủ các loại sữa dành cho trẻ suy dinh dưỡng bồi bổ cho con. Khi hai vợ chồng cho con đi khám dinh dưỡng khoe đủ “chiến công” chăm con với vô vàn thực phẩm ngon, đắt tiền, chị Hà lại bị bác sĩ kết luận “nuôi con sai cách”.
Ngay từ khi bé còn nhỏ chị cho con ăn kiểu Nhật nên khả năng nhai của con tốt và được bà mẹ bồi bổ quá nhiều đạm. Miếng nào ngon, con nào béo đều dành hết cho con. Ngoài ra, cu cậu còn được mẹ cho uống sữa có hàm lượng đạm quá cao. Đây chính là thủ phạm vì sao càng nuôi con càng còi.
Theo bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nhàn – Khoa Dinh dưỡng và Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, hàng ngày có nhiều trẻ được ba mẹ đưa đến bệnh viện khám dinh dưỡng vì còi xương, kém hấp thu. Theo ba mẹ của trẻ thì trẻ cũng được chăm sóc rất tốt nhưng không hiểu sao vẫn chậm lớn. Khi đó bác sĩ tìm ra nguyên nhân mất cân đối dinh dưỡng và thừa quá nhiều đạm.
Nhiều bà mẹ cố chăm con với đủ các siêu thực phẩm gây thừa đạm. Ảnh minh hoạ
Thừa đạm nguy hiểm thế nào?
Video đang HOT
BS Nhàn cho biết chất đạm có vai trò rất lớn trong việc xây dựng và hình thành cơ thể. Đạm là thành phần cơ bản của tế bào, yếu tố tạo hình chính của các bộ phận trong cơ thể. Đạm rất cần thiết trong sản xuất kháng thể để bảo vệ cơ thể.
Đạm có chức năng xây dựng và tổng hợp khối cấu trúc của cơ bắp xương, da, máu, đạm sẽ thay thế tế bào bị hư hỏng, già cỗi như tế bào da, tế bào tiêu hoá…
Thiếu đạm sẽ khiến trẻ nhỏ có hệ miễn dịch kém có thể dễ bị các bệnh đường hô hấp vì vậy việc bổ sung đạm cho con rất tốt, trẻ cần được bổ sung đạm đầy đủ để phát triển toàn diện.
Nhưng khi thừa đạm cũng gây nhiều nguy hiểm. Trẻ ăn đạm thừa gây no nên trẻ không ăn các thực phẩm khác như rau quả dẫn đên khẩu phần ăn của trẻ bị mất cân đối, thiếu lượng canxi trong khẩu phần.
Thừa đạm gây thêm gánh nặng cho thận. Khi đó, áp lực lọc cầu thận bị tăng cao, gây mất nước, toan chuyển hóa. Lúc này, cơ thể phải huy động canxi từ xương để tạo thành phốt-phát can-xi, nhằm kiềm hóa và duy trì độ pH được duy trì ở mức ổn định. Vì canxi bị lấy từ xương nhiều, có thể dẫn đến xốp xương, loãng xương. Canxi cũng được đào thải qua thận là có thể dẫn tới việc lắng đọng, gây sỏi thận.
Khi bị thừa đạm, bác sĩ Nhàn cho biết trẻ có biểu hiện như trẻ kém hấp thu, đi vệ sinh có mùi tanh, có váng như mỡ, trẻ uể oải kém linh hoạt khám phá xung quanh. Nhiều người quan niệm rằng thừa đạm là phải béo phì, thừa cân nhưng điều này không đúng hoàn toàn.
Trung bình, trẻ từ 1 đến 3 tuổi cần 13 gram đạm, trẻ 4 đến 8 tuổi cần 19 gram đạm. Trong thực phẩm cách tính đạm như sau: 100 gram thịt nạc chứa 18 gram đạm, 100 gram đậu nành chứa 40 – 45 gram đạm, 100 gram đậu xanh chứa 30 gram đạm. Khi ăn cần ăn theo tỷ lệ cân đối đạm động vật và đạm thực vật. Trẻ ăn 70% đạm từ động vật như thịt, cá, trứng, sữa, hải sản…
Đạm thực vật trong rau, trái cây, ngũ cốc, bánh mì, các loại đậu xanh, đen, cove, đậu phộng, hạnh nhân. Mỗi bữa mẹ chỉ cần nấu cho trẻ dưới 3 tuổi 20-30 g thịt, cá, tôm là đáp ứng được 70-80% lượng đạm từ động vật.
Vì thế cha mẹ cần bổ sung đầy đủ đạm động vật và đạm từ thực vật như rau quả sạch. Ngoài ra không quên bổ sung rau xanh, trái cây và ngũ cốc phù hợp với nhu cầu phát triển của trẻ.
Lở loét khoang miệng nên ăn gì để cải thiện bệnh?
Lở loét khoang miệng không những gây đau đớn trong ăn uống mà còn có thể biến chứng thành nhiều bệnh nguy hiểm. Ăn gì để cải thiện?
Lở loét khoang miệng nên ưu tiên ăn gì để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa hiệu quả?
Thực phẩm giàu protein có lợi
Một trong những nguyên nhân có thể gây lở loét khoang miệng chính là thiếu chất dinh dưỡng. Vì vậy, để giúp quá trình điều trị tích cực cũng như ngăn ngừa bệnh tái phát thì trước tiên bạn cần chú ý chế độ ăn uống hằng ngày.
Ưu tiên bổ sung các thực phẩm giàu protein có lợi để giảm bớt vết loét, không cho lan rộng và vết thương cũng mau hồi phục hơn. Các loại thực phẩm chứa nhiều protein có thể dễ dàng tìm thấy như trứng, sữa bò, thịt bò, hải sản v.v... Tuy nhiên, bất kể dưỡng chất nào cũng cần kết hợp đa dạng mới phát huy tác dụng, tránh cơ thể lại mất cân bằng dinh dưỡng.
Thực phẩm chứa vitamin B
Một số người khi bị lở loét khoang miệng có thể một thời gian sẽ tự khỏi, nhưng một số khác sẽ chậm hơn hoặc khỏi rồi lại dễ tái phát trở lại. Nguyên nhân của tình trạng này có thể liên quan đến việc thiếu vitamin trong cơ thể, đặc biệt là vitamin B2 và Niacin (còn gọi là vitamin B3).
Để khắc phục tình trạng loét miệng, bạn nên bổ sung thực phẩm cung cấp các loại vitamin này như rau xanh, gan heo, trái cây (kiwi, cam v.v...). Đồng thời thay đổi thói quen vo gạo quá kỹ để tránh làm thất thoát nhiều thành phần vitamin trong hạt gạo.
Chè đậu xanh
Ăn uống bất hợp lý gây nội nhiệt trong cơ thể cũng là một nguyên nhân gây ra lở loét khoang miệng. Bạn có thể chế biến món chè đậu xanh để hỗ trợ thanh nhiệt giải độc, lợi tiểu, tiêu viêm, diệt khuẩn, giúp vết loét nhanh hồi phục hơn. Chú ý chè nên nấu cho hạt đậu thật mềm để không gây kích thích niêm mạc miệng khi nhai.
Quả lựu
Theo đông y, lựu có tính ấm vị ngọt, hơi chua và chát, có tác dụng cầm tiêu chảy, sát trùng. Khi bị lở loét khoang miệng, bạn có thể ăn lựu để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể cũng như giúp vết loét nhanh chóng lành lặn, không bị lan rộng. Lựu ăn trực tiếp hoặc chế biến thành món nước ép đều được.
Lở loét khoang miệng nên hạn chế ăn những thực phẩm nào?
Chứng lở loét khoang miệng không nên ăn thức ăn có tính kích thích mạnh như giấm, các món cay nóng. Đa số ăn loại thực phẩm này không những làm miệng đau đớn hơn mà còn khiến vết loét có nguy cơ lan rộng, khó lành.
Một số loại hạt vỏ cứng cũng nên hạn chế ăn vì có thể gây đau khi nhai, đồng thời tăng thêm gánh nặng cho cả hệ tiêu hóa. Ngoài ra, thực phẩm ngọt như kẹo, socola và chất kích thích như bia rượu, thuốc lá cũng nên kiêng cử khi đang loét miệng.
Một số lưu ý khi bị lở loét khoang miệng
Cẩn thận khi đánh răng là điều kiện cần thiết để điều trị hiệu quả lở loét khoang miệng. Bạn nên dùng bàn chải lông mềm, nhẹ nhàng khi chải răng và luôn khò họng sau khi ăn uống để giữ khoang miệng sạch sẽ.
Ưu tiên thức ăn dạng loãng, bán loãng hoặc nấu mềm, nhai kỹ, nuốt chậm để hỗ trợ tiêu hóa. Nếu sau một thời gian cải thiện mà vết loét không giảm, thậm chí còn có biểu hiện nặng hơn thì nên đến bệnh viện để xét nghiệm, kiểm tra.
Bổ sung protein vô tội vạ sau khi tập gym, chàng trai bị viêm thận, 3 nhóm người cần đặc biệt lưu ý Protein là chất rất quan trọng cần bổ sung khi tập gym hoặc vận động nhiều. Tuy nhiên, nếu lạm dụng quá mức, nó sẽ cực kỳ gây hại cho thận. Dù là nam hay nữ, ai cũng đều mong muốn mình có một thân hình đẹp, săn chắc, không mỡ thừa. Thế nhưng hành trình để có một vóc dáng lý tưởng...