“Chỉ đích danh” những món con hay đòi ăn nhưng mẹ nhất định phải nói “không”
Xúc xích, thịt xông khói, mì ăn liền, thức ăn nhiều màu sắc… bố mẹ tuyệt đối không được cho con ăn vì chứa nhiều chất độc hại có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, sự phát triển và hành vi của bé.
Thức ăn nhiều màu sắc
Nhiều loại ngũ cốc, kẹo và đồ uống có màu sắc rực rỡ có thể chứa thuốc nhuộm thực phẩm có hại cho trẻ em. Thuốc nhuộm Red 40, Yellow 5 và một số loại thuốc nhuộm thực phẩm khác có thể kích hoạt hành vi bất lợi như hiếu động ở một số trẻ em.
Ở châu Âu, các thực phẩm có chứa các loại thuốc nhuộm riêng sẽ được dán nhãn hiệu “có thể ảnh hưởng bất lợi đến sự chú ý và hoạt động ở trẻ em”. Ngoài ra thuốc nhuộm còn có thể gây ra dị ứng như phát ban, ngứa và sưng ở những người nhạy cảm. Thậm chí chúng còn có khả năng gây ung thư.
Vì vậy khi chọn đồ ăn cho con, bố mẹ không nên chọn những loại thực phẩm chế biến sẵn có màu sắc quá tươi sáng, rực rỡ.
Xúc xích, thịt xông khói, thịt hộp
Video đang HOT
Thịt đóng gói, đóng hộp, thịt đã qua xử lý chứa hàm lượng nitrat cực kỳ lớn. Bắt đầu một ngày mới bằng các loại thịt này sẽ làm gia tăng nguy cơ bị ung thư ở trẻ. Người mẹ hãy thay thế lượng protein cần nạp cho trẻ buổi sáng bằng những thực phẩm lành mạnh hơn như trứng, sữa và phô mai.
Thực phẩm chiên rán
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm chiên rán có hàm lượng mỡ cao. Sau khi chiên, các chất dinh dưỡng trong thực phẩm bị phá hủy khá nhiều, hơn nữa còn sản sinh ra một số chất có hại cho sức khỏe. Thêm vào đó, thực phẩm qua nhiệt độ cao, ngấm nhiều dầu rất khó tiêu hóa.
Mì ăn liền
Lối sống hiện đại bận rộn khiến nhiều bậc phụ huynh lựa chọn mì ăn liền làm bữa ăn sáng cho con. Tuy món ăn này chế biến nhanh chóng và dễ dàng nhưng nó được chiên đi chiên lại nhiều lần, hàm lượng chất béo khá cao và khi đi vào cơ thể có nguy cơ tồn đọng lại rất lâu. Ăn nhiều mì ăn liền là một trong những nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón do mì ăn liền không cung cấp vitamin và chất xơ cần thiết cho hệ tiêu hóa.
Muối
Muối là một vi chất không thể thiếu cho sự phát triển của mỗi chúng ta. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ cũng cần muối nhưng chỉ cần một lượng rất nhỏ trong chế độ ăn uống.
Nếu vượt quá, sẽ ảnh hưởng đến thận và não bộ của trẻ. Các mẹ không cần cho muối vào đồ dặm, bởi bản thân rau củ, thịt cá đã chứa ăn lượng muỗi cần thiết rồi.
Bỏng ngô và đồ ăn nhanh
Hương vị ngọt ngào, béo ngậy của bóng ngô khiến trẻ em rất thích thú thế nhưng đây là món ăn có chứa rất nhiều hóa chất độc hại. Sau khi chế biến, bỏng ngô sẽ được cho thêm nhiều đường hóa học, bơ và muối.
Ngoài ra trong bỏng ngô cũng thường có chất diacetyl, một chất hóa học tạo mùi bơ gây nguy hiểm cho phổi. Ngoài ra khi tiếp xúc với nhiệt độ cao, các chất bảo quản trong bao bì bỏng ngô cũng sẽ bị giải phóng ra bên ngoài gây ảnh hưởng đến hành vi, sự phát triển của bé.
Một số nghiên cứu cũng cho thấy rằng hóa chất perfluor được tìm thấy trong bao bì đồ ăn nhanh như bánh burger, sandwich, thức ăn chiên kiểu Pháp, đồ đựng thức ăn Trung Quốc và hộp bánh pizza. Các hóa chất này có thể ăn vào thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Mách bạn cách pha mì tôm cho đúng
Mì tôm là thực phẩm quen thuộc nhưng bạn cần pha cho đúng cách để đảm bảo an toàn.
Mì ăn liền trở thành món ăn phổ biến, quen thuộc đối với sinh viên và cả người đi làm bởi sự nhanh gọn và tiện lợi. Tuy nhiên, có rất nhiều cảnh báo về tác hại mà mì ăn liền gây ra như việc tăng nguy cơ mắc bệnh tim, chuyển hóa, chứa nhiều muối và thậm chí là bột ngọt.
BS CKII Đỗ Thị Ngọc Diệp, Giám đốc Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, cho hay: "Nhìn chung mì gói không độc hại, vì hiểu đơn giản rằng là thực phẩm được cấp phép của Bộ Y tế thì không gây độc hại cho người tiêu dùng, nhưng nếu ăn liên tục kéo dài sẽ không có lợi cho sức khỏe".
Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo: Một số món ăn nhanh hiện khá phổ biến như "mì, bún, phở ăn liền", thành phần dinh dưỡng của loại thức ăn liền này chủ yếu là chất bột, còn chất đạm, chất béo, vitamin đều rất thấp. Những người thường xuyên ăn "mì ăn liền" trong thời gian dài có tới 60% bị mắc các chứng bệnh thiếu dinh dưỡng, trong đó thiếu máu do thiếu sắt là 54%, thiếu vitamin B2 là 23%, thiếu kẽm là 16% và thiếu vitamin A là 29%.
Cách nấu mì đúng
Bước 1: Đun sôi nước cùng mỳ tôm. Chần qua mỳ tôm, để lọc chất xám cũng như lớp dầu chiên mì. Khi các sợi mỳ rời nhau và chín đều thì bạn hãy đổ bỏ nước sôi và trút mì ra bát.
Bước 2: Đun một nồi nước sôi khác, đổ mì vừa gắp ra bát vào lại nồi nước. Nhanh tay tắt bếp để mì không bị nát. Sau đó, bạn cho gói gia vị mì vào. Còn nếu muốn ăn mỳ khô, bạn có thể bỏ nước mì đi và trộn mỳ với các gói gia vị như bình thường.
Bước 3: Nếu muốn ăn thêm trứng gà hoặc thịt, cá, tôm, rau xanh... thì bạn hãy chế biến chúng riêng rồi thêm vào mì. Tốt nhất mỗi vắt mì nên thêm khoảng 150 g rau xanh như cải ngọt, súp lơ, cải xanh, giá đỗ... Việc thêm rau vào bữa ăn sẽ làm cho lượng lớn các chất béo được cuốn theo rau ra ngoài cơ thể. Từ đó sẽ hạn chế được thấp nhất những tác hại chính mà mì ăn liền gây ra.
Nấu mì tôm, đừng cho luôn vào nồi, thêm một bước nữa mì vừa ngon lại đỡ hại sức khỏe Chỉ cần thêm một bước này, chất béo và phụ gia có trong mì tôm được loại bỏ bớt, mì vừa ngon lại ít ảnh hưởng tới sức khỏe hơn. Mì tôm là một trong những loại đồ ăn khô rẻ giá rẻ nhưng vì có nhiều gia vị khác nhau vô cùng thơm ngon nên được nhiều người ưa thích. Mì tôm...